THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1413/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2021 |
KIỆN TOÀN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện toàn Ủy ban Quan hệ lao động
Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động (sau đây gọi là Ủy ban) để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
1. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan về phương hướng, cơ chế, chính sách và các biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về quan hệ lao động; các giải pháp xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
2. Nghiên cứu, đề xuất, khuyến nghị, tham gia ý kiến với cơ quan, tổ chức liên quan về giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động; các biện pháp xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong quan hệ lao động.
3. Xây dựng, công bố các báo cáo định kỳ và đột xuất về quan hệ lao động.
4. Hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, thiết lập và vận hành cơ chế ba bên về quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quan hệ lao động theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban
1. Ủy ban có 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) 03 Phó Chủ tịch Ủy ban, gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
c) Các thành viên Ủy ban còn lại, gồm: 01 đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 02 đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 01 đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và 01 đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
2. Ủy ban có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận giúp việc, trong đó:
a) Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giúp Ủy ban chuẩn bị các báo cáo chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Ủy ban. Chủ tịch Ủy ban thành lập Bộ phận kỹ thuật gồm các thành viên là người của các cơ quan, tổ chức tham gia thành viên Ủy ban và cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Bộ phận giúp việc có trách nhiệm thực hiện công tác hành chính của Ủy ban. Ủy ban sử dụng đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Bộ phận giúp việc.
3. Các thành viên Ủy ban, Bộ phận kỹ thuật, Bộ phận giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 4. Chế độ làm việc và kinh phí hoạt động của Ủy ban
1. Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số theo Quy chế làm việc của Ủy ban.
2. Ủy ban có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có trách nhiệm:
a) Cử người tham gia làm thành viên Ủy ban, thành viên Bộ phận kỹ thuật và gửi danh sách để Ủy ban tổng hợp; thông báo bằng văn bản cho Ủy ban khi có thay đổi nhân sự tham gia thành viên Ủy ban, thành viên Bộ phận kỹ thuật;
b) Thông qua thành viên Ủy ban, chủ động đề xuất các nội dung để xây dựng thành các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban; chuẩn bị các nội dung chuyên môn, phục vụ xây dựng các báo cáo.
2. Chủ tịch Ủy ban có trách nhiệm:
a) Quyết định danh sách thành viên Ủy ban, quyết định thành lập Bộ phận kỹ thuật;
b) Ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban;
c) Ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban và chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban theo quy định tại Quyết định này và Quy chế làm việc của Ủy ban.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Công văn 623/BNV-CTTN năm 2021 kiện toàn Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 701/QĐ-TTg năm 2020 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4 Chỉ thị 37-CT/TW năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 1 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 701/QĐ-TTg năm 2020 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 623/BNV-CTTN năm 2021 kiện toàn Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành