Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 01 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

UỶ BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 15/BYT/TT ngày 17 tháng 5 năm 1977 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức phòng khám bệnh đa khoa khu vực theo Nghị quyết 15/CP của Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động Thương binh- Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại công văn số: 390/SYT-KHTH ngày 20/4/2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1: Phê duyệt Đề án xây dựng Phòng khám đa khoa khu công nghiệp và cụm công nghiệp đến năm 2010 của tỉnh Bình Dương, với những nội dung sau đây:

1. Mục tiêu đầu tư:

Xây dựng các Phòng khám đa khoa khu công nghiệp và cụm công nghiệp (sau đây gọi là Phòng khám đa khoa) nhằm chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khoẻ người lao động và dân cư khu vực tại các khu, cụm công nghiệp góp phần xây dựng phát triển bền vững kinh tế của tỉnh.

2. Quan điểm đầu tư:

Đầu tư theo các hình thức sau đây:

a) Vận động cá nhân, tổ chức tư nhân xây dựng Phòng khám đa khoa, những nơi nào đã có Phòng khám đa khoa do tư nhân đầu tư đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người lao động thì nhà nước không đầu tư mà sẽ xây dựng Phòng khám đa khoa ở những nơi còn thiếu theo nhu cầu hoặc chưa được đầu tư.

b) Tuỳ theo thực tế nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người lao động tại các khu, cụm công nghiệp và nhân dân khu vực mà ưu tiên xây dựng mới hoặc nâng cấp các trạm y tế thành Phòng khám đa khoa theo từng năm cho phù hợp.

3. Vị trí đầu tư:

Đầu tư xây dựng các Phòng khám đa khoa gần các khu, cụm công nghiệp, cụm dân cư trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh, cụ thể như sau:

STT

Địa điểm xây phòng khám đa khoa

Phương án xây dựng

Tổng số Phòng khám đa khoa

Xây dựng mới

Nâng cấp trạm y tế

Tên trạm

Số lượng

1

Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

1

 

 

1

2

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp Tân Định

 

Trạm Tân Định (Bến Cát)

1

1

3

Khu công nghiệp Bình Chuẩn

 

Trạm Bình Chuẩn (Thuận An)

1

1

4

Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp, An Phú

 

Trạm An Phú (Thuận An)

1

1

5

Khu công nghiệp Rạch Bắp (Việt Hương 2, Mai Trung, An Điền, An Tây)

 

Trạm An Tây, An Điền (Bến Cát)

2

2

6

Cụm công nghiệp Bình Thắng

1

 

 

1

7

Khu công nghiệp Bình Đường

 

Trạm Y tế An Bình (Dĩ An)

1

1

8

Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, 2, 3 (Bến Cát)

3

 

 

3

9

Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị (Hoà Lợi, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Phú Mỹ, Định Hoà)

2

Trạm y tế Hoà Lợi (Bến Cát), Phú Chánh (Tân Uyên), Phú Mỹ (thị xã Thủ Dầu Một)

3

5

10

Khu cụm CN Thái Hoà

 

Trạm Thái Hoà (Tân Uyên)

1

1

11

Khu CN phía Nam Tân Uyên

 

Trạm Khánh Bình (Tân Uyên)

1

1

Tổng cộng

7

 

11

18

Việc nâng cấp trạm y tế thành Phòng khám đa khoa được tổ chức thực hiện như sau:

a) Về cơ sở vật chất của trạm:

- Những trạm y tế mới xây dựng hoặc cơ sở vật chất của trạm còn đảm bảo chất lượng thì được cải tạo xây dựng thêm phòng, các công trình phụ trợ khác theo mẫu thiết kế quy định cho Phòng khám đa khoa.

- Đối với các trạm y tế đã được sửa chữa, cải tạo nhiều lần, tuỳ theo đánh giá cụ thể hiện trạng mà có thể xây dựng mới Phòng khám đa khoa hoặc tận dụng một phần cơ sở vật chất trạm Y tế để xây dựng Phòng khám đa khoa.

b) Trang thiết bị : Bổ sung theo quy định của Bộ Y tế.

c) Nhân lực y tế: Dựa vào nhân lực hiện có của trạm y tế và bổ sung thêm (nếu thiếu) theo quy định của Bộ Y tế.

4. Phương thức đầu tư:

a) Quy mô đầu tư:

- Dự kiến xây dựng 18 Phòng khám đa khoa giai đoạn 2006-2010, trong đó có 7 phòng khám xây mới và nâng cấp 11 trạm y tế thành Phòng khám đa khoa.

- Tổng diện tích đất cho một Phòng khám đa khoa: khoảng 2.000 m2 đến 2.400 m2.

- Mô hình thiết kế xây dựng phòng khám: Dựa theo mô hình thiết kế chuẩn Bộ Y tế quy định năm 2002 áp dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Bình Dương.

- Giường bệnh: 01 Phòng khám đa khoa có 5 - 6 giường lưu.

b) Phương thức quản lý:

- Giao huyện làm chủ đầu tư: xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế.

- Phòng Y tế huyện, thị quản lý toàn diện hoạt động Phòng khám đa khoa trên địa bàn.

- Nhân lực: số lượng 8 - 10 cán bộ y tế cho 1 phòng khám, với các chức danh sau đây: Bác sĩ: 02 – 03; y sĩ: 02- 03; kế toán: 01; dược trung học: 01; lái xe: 01; nhân viên khác: 01.

c) Phân chia giai đoạn đầu tư 2006 – 2010:

Dựa vào số lượng lao động tại các khu và cụm công nghiệp đang hoạt động, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người lao động và quy hoạch phát triển các khu và cụm công nghiệp từ nay đến năm 2010, dự kiến thời gian đầu tư xây dựng như sau:

+ Năm 2006: Xây dựng 4 Phòng khám đa khoa, trong đó:

- Xây dựng mới 1 Phòng khám đa khoa: Mỹ Phước (1).

- Nâng cấp 3 trạm y tế thành 3 Phòng khám đa khoa: An Phú, Thái Hoà, An Bình.

+ Năm 2007: Xây dựng 5 Phòng khám đa khoa, trong đó:

- Xây dựng mới 1 Phòng khám đa khoa: Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore.

- Nâng cấp 4 trạm y tế thành 4 Phòng khám đa khoa: Tân Định, Bình Chuẩn, Khánh Bình, An Tây.

+ Năm 2008: Xây dựng 4 Phòng khám đa khoa, trong đó:

- Xây dựng mới 2 Phòng khám đa khoa: Mỹ Phước (2), Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị (1).

- Nâng cấp 2 trạm y tế thành 2 Phòng khám đa khoa: An Điền, Phú Chánh.

+ Năm 2009: Xây dựng 4 Phòng khám đa khoa, trong đó:

- Xây dựng mới 2 Phòng khám đa khoa: Mỹ Phước (3), Bình Thắng.

- Nâng cấp 2 trạm y tế thành 2 Phòng khám đa khoa: Hoà Lợi, Phú Mỹ.

+ Năm 2010: Xây dựng mới 1 Phòng khám đa khoa: Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị (2).

Tuỳ theo thực tế đầu tư của doanh nghiệp, tốc độ lấp đầy vào các khu, cụm công nghiệp, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người lao động mà có những điều chỉnh ưu tiên xây dựng các Phòng khám đa khoa phù hợp.

d) Trang thiết bị cho Phòng khám đa khoa:

- Đối với Phòng khám đa khoa được xây dựng mới:

Thực hiện theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản.

Dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị cho 1 Phòng khám đa khoa được xây dựng mới khoảng 2.000 triệu đồng.

Tổng dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị cho 7 Phòng khám đa khoa được xây dựng mới khoảng 14.000 triệu đồng.

- Đối với Phòng khám đa khoa được nâng cấp từ trạm y tế:

Trang thiết bị bổ sung nâng cấp 11 trạm y tế thành 11 Phòng khám đa khoa, với tổng dự toán kinh phí 20.735 triệu đồng.

Tổng dự toán kinh phí mua sắm trang thiết bị cho 18 Phòng khám đa khoa là 34.735 triệu đồng.

5. Dự toán kinh phí đầu tư giai đoạn 2006 - 2010:

Bằng ngân sách nhà nước (tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thị) và từ các nhà đầu tư (nếu tư nhân tham gia đầu tư xây dựng Phòng khám đa khoa).

Tổng dự toán kinh phí đầu tư giai đoạn 2006 - 2010: 59.118 triệu đồng.

Trong đó:

- Xây dựng mới: 28.000 triệu đồng (phần trang thiết bị 14.000 triệu đồng).

- Nâng cấp trạm y tế thành Phòng khám đa khoa: 31.118 triệu đồng (phần trang thiết bị 20.735 triệu đồng).

a) Xây dựng mới:

- Kinh phí xây dựng mới 1 Phòng khám đa khoa: 4.000 triệu đồng

Trong đó:

Xây dựng:                       2.000 triệu đồng

Trang thiết bị:                  2.000 triệu đồng

- Kinh phí xây dựng mới 07 Phòng khám đa khoa: 28.000 triệu đồng

Trong đó :

Xây dựng:                       14.000 triệu đồng

Trang thiết bị:                  14.000 triệu đồng

b) Nâng cấp trạm Y tế thành Phòng khám đa khoa:

Dự toán kinh phí nâng cấp 11 trạm Y tế thành 11 Phòng khám đa khoa: 31.118 triệu đồng (kèm theo phụ lục 1 và phụ lục 2). Trong đó:

- Xây dựng cơ sở vật chất trạm y tế thành Phòng khám đa khoa: 10.383 triệu đồng .

- Thiết bị mua bổ sung thêm theo quy định của Bộ Y tế: 20.735 triệu đồng

Đây là dự toán, khi đầu tư xây dựng có khảo sát đánh giá cụ thể từng trạm y tế được nâng cấp để có kế hoạch kinh phí đầy đủ và phù hợp.

c) Kinh phí xây dựng theo từng năm trong giai đoạn 2006-2010:

- Năm 2006: 11.506 triệu đồng

- Năm 2007: 16.403 triệu đồng

- Năm 2008: 13.155 triệu đồng

- Năm 2009: 14.054 triệu đồng

- Năm 2010: 4.000 triệu đồng

Điều 2. Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hiệp

 

PHỤ LỤC 1

DỰ TOÁN KINH PHÍ NÂNG CẤP TRẠM Y TẾ THÀNH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 142/2006/QĐ-UBND ngày 01/06/2006, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

STT

Trạm y tế nâng cấp

Diện tích đất

(m2)

Năm

Diện tích xây dựng hiện có của Trạm y tế

(m2)

Diện tích Trạm y tế cần xây dựng thêm thành Phòng khám đa khoa

(m2)

Kinh phí nâng cấp Trạm y tế thành Phòng khám đa khoa

(ngàn đồng)

Xây mới

Nâng cấp

1

Trạm Bình Chuẩn

2.008

2005

 

196

445

1.112.500

2

Trạm An Phú

5.551

 

2004

1.000

Cải tạo cho phù hợp hoạt động

500.000

3

Trạm y tế An Tây

1.713

2001

 

159

482

1.205.000

4

Trạm y tế An Điền

1.707

2000

 

174

467

1.167.500

5

Trạm y tế Tân Định

1.115

2001

 

159

482

1.205.000

6

Trạm y tế Hòa Lợi

1.647

 

 

159

482

1.205.000

7

Trạm y tế Thái Hòa

5.288

 

2003

300

341

852.500

8

Trạm y tế Phú Chánh

1.560

 

1999

520

121

302.500

9

Trạm y tế Khánh Bình

2.000

 

2000

160

481

1.202.500

10

Trạm y tế Phú Mỹ

1.854

2005

 

194

447

1.117.500

11

Trạm y tế An Bình

950

 

2005

421

205

513.000

Cộng

4.074

10.383.000

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ MUA SẮM BỔ SUNG TRANG THIẾT BỊ NÂNG CẤP TRẠM Y TẾ THÀNH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 142/2006/QĐ-UBND ngày 01/06/ 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

STT

Trạm y tế nâng cấp

Giá trang thiết bị Trạm y tế theo quy định của Bộ Y tế

(ngàn đồng)

Trang thiết bị hiện có đang sử dụng

(ngàn đồng)

Dự kiến kinh phí mua trang thiết bị nâng cấp Trạm y tế thành Phòng khám đa khoa theo quy định

(ngàn đồng)

1

Trạm Bình Chuẩn

2.000.000

82.481

1.917.519

2

Trạm An Phú

2.000.000

80.381

1.919.619

3

Trạm y tế An Tây

2.000.000

81.415

1.918.585

4

Trạm y tế An Điền

2.000.000

236.580

1.763.420

5

Trạm y tế Tân Định

2.000.000

83.822

1.916.178

6

Trạm y tế Hòa Lợi

2.000.000

100.531

1.899.469

7

Trạm y tế Thái Hòa

2.000.000

72.216

1.927.784

8

Trạm y tế Phú Chánh

2.000.000

78.943

1.921.057

9

Trạm y tế Khánh Bình

2.000.000

74.549

1.925.451

10

Trạm y tế Phú Mỹ

2.000.000

168.000

1.832.000

11

Trạm y tế An Bình

2.000.000

206.549

1.793.451

Cộng

22.000.000

1.265.467

20.734.533 ≈ 20.735.000