Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1439/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THIẾT KẾ MẪU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông;

Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 2303/SGTVT-KH ngày 14/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành thiết kế mẫu mặt đường bê tông xi măng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới sử dụng cho các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Vĩnh

 

THIẾT KẾ MẪU

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Đính kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Phần A

Chương I

THIẾT KẾ MẪU

I.  LỜI NÓI ĐẦU

Đường giao thông nông thôn (GTNT) thuộc loại đường ít xe (lưu lượng xe quy đổi trong một ngày đêm ≤200) nên kết cấu mặt đường có thể lấy theo định hình. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay, các tuyến đường GTNT đã và đang xây dựng chủ yếu sử dụng mặt đường là bê tông xi măng (BTXM). Vì vậy thiết kế mẫu này được biên soạn và khuyến khích áp dụng để tạo sự đồng bộ của hệ thống đường GTNT trên toàn tỉnh.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Thiết kế mẫu này áp dụng cho công trình đường GTNT có đồng thời các điều kiện sau:

1. Là đường GTNT cấp A, B, C, D theo TCVN 10380:2014 (lưu lượng xe thiết kế  ≤200 xe quy đổi/ngày đêm).

2. Có lượng xe tải trọng trục từ 6 tấn/trục đến 10 tấn/trục chiếm không quá 10% tổng lưu lượng xe thiết kế.

III. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

1. TCVN 10380:2014 đường giao thông nông thôn - yêu cầu thiết kế.

2. Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

3. Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông.

4. Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông.

IV. THIẾT KẾ MẪU KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG GTNT BẰNG BÊ TÔNG XI MĂNG (BTXM)

1. Đường cấp A

Mặt đường BTXM cho đường cấp A được thiết kế với tải trọng 6 tấn/trục. Lớp mặt bằng BTXM đá 1x2 M250 hoặc M300 dày 18cm hoặc 20cm. Kết cấu áo đường như Hình A:

Hình A

2. Đường cấp B

Mặt đường BTXM cho đường cấp B được thiết kế với tải trọng 2,5 tấn/trục. Lớp mặt bằng BTXM đá 1x2 M200 hoặc M250 hoặc M300 dày 16cm hoặc 18cm. Kết cấu áo đường như Hình B:

Hình B

3. Đường cấp C

Mặt đường BTXM cho đường cấp C được thiết kế với tải trọng 2,5 tấn/trục. Lớp mặt bằng BTXM đá 1x2 M200 hoặc M250 dày 14cm hoặc 16cm. Kết cấu áo đường như Hình C:

Hình C

4. Đường cấp D

Mặt đường đá 1x2 M200 hoặc M250 dày 10cm hoặc 12cm. Kết cấu áo đường như Hình D:

Hình D

Ghi chú: Đối với cả 04 cấp đường, chỉ bắt buộc phải có lớp giấy dầu khi lớp mặt BTXM đổ trên lớp móng làm bằng đá 4x6 chèn đá dăm hoặc cấp phối đá dăm.

V. THIẾT KẾ LIÊN KẾT GIỮA CÁC TẤM BÊ TÔNG XI MĂNG

1. Các tấm bê tông được liên kết với nhau bằng các khe ngang và khe dọc.

2. Mặt đường BTXM nông thôn có bề rộng ≤3,5m không bố trí khe dọc, chỉ bố trí khe ngang. Khe ngang phải thẳng góc với tim đường, trong trường hợp trong đường cong các khe ngang phải hướng về phía tâm của đường tròn.

3. Khe ngang gồm hai loại là khe co và khe dãn, được bố trí như sau: Chia tấm bê tông thành 3m - 5m/tấm theo chiều dài tim đường, cứ khoảng 10 khe co bố trí một khe dãn (khoảng cách giữa hai khe dãn là 30 - 50m).

Sơ đồ bố trí khe co - khe dãn

Khe co và khe dãn được thiết kế như sau:

Chương II

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THIẾT KẾ MẪU

Để xác định công trình đường GTNT dự kiến đầu tư có thuộc phạm vi công trình được phép áp dụng thiết kế mẫu hay không thì cần:

- Xác định cấp hạng kỹ thuật của đường GTNT.

- Xác định tỷ lệ % lượng xe có tải trọng trục từ 6 tấn/trục đến 10 tấn/trục.

I. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG GTNT

Có thể xác định cấp kỹ thuật của đường GTNT dựa vào lưu lượng xe thiết kế (Nn) hoặc dựa vào chức năng của đường.

1. Xác định cấp kỹ thuật theo lưu lượng xe thiết kế (Nn)

Khi đầu tư xây dựng đường GTNT cần phải dự báo được lưu lượng xe thiết kế (Nn) để lựa chọn cấp kỹ thuật của đường. Trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, lựa chọn cấp đường GTNT theo chỉ dẫn ở Bảng A.1.

Bảng A.1  - Phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo lưu lượng xe thiết kế (Nn)

Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014

Lưu lượng xe thiết kế (Nn), xqđ/nđ

A

100 ÷ 200

B

50 ÷ <100

C

<50

D

Không có xe ô tô chạy qua

Ghi chú: Phương pháp tính toán dự báo lưu lượng xe thiết kế (Nn) xem ở Phụ lục - A.

2. Xác định cấp kỹ thuật theo chức năng của đường

Khi không có điều kiện để thực hiện theo các phương pháp dự báo lưu lượng xe thiết kế (Nn) thì có thể lựa chọn cấp hạng kỹ thuật dựa vào chức năng của đường theo chỉ dẫn ở Bảng A.2.

Bảng A.2  - Phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường

Chức năng của đường

Cấp kỹ thuật của đường theo TCVN 10380:2014

Đường xã: Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của xã.

A

B

Đường thôn: Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của thôn, làng, ấp, bản; kết nối và lưu thông hàng hóa tới các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy, cơ sở sản xuất, chăn nuôi.

B

C

Đường dân sinh: Chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ... Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ.

D

II. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TRỤC XE

Nguyên tắc chung, khi điều tra lưu lượng xe cần kết hợp xác định (cân) tải trọng trục xe. Khi không có điều kiện cân tải trọng trục xe thực tế trên tuyến đường thiết kế có thể xác định tải trọng trục xe dựa vào Bảng 3 (thống kê thông số kỹ thuật của một số loại ô tô tải đang lưu hành tại khu vực nông thôn) dưới đây.

Bảng A.3 - Thông số kỹ thuật một số loại ô tô tải đang lưu hành tại nông thôn

TT

Nhãn hiệu

Trọng lượng bản thân, kg

Tải trọng cho phép chở, kg

Trọng lượng toàn bộ, kg

Tải trọng trục sau, kg

Chiều rộng, m

Vết bánh xe, m

Cầu trước, m

Cầu sau, m

1

CK327 DL-DH

640

630

600

2.000

1.230

1.560

1.345

2

FORLANDA S8

860

670

990

2.630

1.660

1.680

 

3

THANHCONG Y480ZL- SX1/TCN-MP

850

890

920

2.790

1.810

1.700

1.280

4

HYUNDAI H100/TCN-TL

950

720

1.190

3.055

1.910

1.740

1.485

5

KIA K3000S/HB-TĐ

1.350

1.080

980

3.605

2.060

1.720

1.470

6

CUULONG KC3815D-T550

1.215

1.220

1.200

3.765

2.420

1.730

1.355

7

CUULONG DFA1.65T

1.230

1.170

1.600

4.130

2.770

1.940

1.470

8

ISUZU NKR66L- STD/TRANSINCO HB TC1

1.815

1.870

1.200

5.050

3.070

1.990

1.425

9

CK327 TC-KIA

2.182

1.493

1.850

5.720

3.343

2.150

1.480

10

YUJIN NJ1042DAVN

1.500

1.250

2.200

5.145

3.450

2.076

1.625

11

THANHCONG CY4100ZLQ/TCN-KCX

1.700

2.475

1.800

6.170

4.275

2.140

1.580

12

HOAMAI 2,5 tấn

1.356

2.034

2.500

6.040

4.534

2.140

1.690

13

HOABINH MITSU 2002

1.703

1.982

-

6.280

4.550

2.115

1.655

14

GIAIPHONG-T3575.YJ

1.450

1.170

3.500

6.315

4.670

2.120

1.675

15

MITSUBISHI CANTER FE84PE6SLDD1(TC)

1.610

1.085

3.610

6.500

4.695

2.180

1.665

16

GIAIPHONG-T4081 .YJ

1.550

1.380

4.000

7.125

5.380

2.280

1.765

17

VIETHA 3,5B

2.210

2.200

3.500

8.075

5.700

2.240

1.750

18

HOAMAI HD3450A.4x4

5.440

3.450

 

6.170

2.200

 

III. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG THIẾT KẾ MẪU

1. Đối với công trình không cần lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật

Các công trình đường GTNT được áp dụng thiết kế mẫu mà không cần phải lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật khi có các điều kiện sau:

a) Về quy mô:

- Đường GTNT cấp D, hoặc:

- Đường GTNT cấp A, cấp B, cấp C có các yếu tố hình học đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định tại TCVN 10380:2014 (các quy định này xem ở Phụ lục II).

b) Về điều kiện nền đường:

- Nền đường phải bảo đảm ổn định, duy trì được các kích thước hình học, có đủ cường độ để chịu được các tác động của tải trọng xe và của các yếu tố thiên nhiên trong suốt thời gian sử dụng.

- Hệ thống thoát nước của đường cần phải để đảm bảo cho nền đường và mái dốc ổn định và không làm ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu của nông nghiệp (nếu có).

- Trong mọi trường hợp, 30cm lớp trên cùng của nền đường phải có độ chặt yêu cầu K ≥0,93.

2. Đối với công trình lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật

Các công trình đường GTNT xây dựng qua vùng đất yếu, sình lầy, cần xử lý nền đường, hệ thống thoát nước... thường phải lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và có giải pháp thiết kế phù hợp. Khi đó, áp dụng thiết kế mẫu như sau:

- Nếu công trình đường GTNT thuộc các cấp kỹ thuật A, B, C, D trong đó kết cấu mặt đường thiết kế là bê tông xi măng thì áp dụng thiết kế mẫu cho phần mặt đường.

- Khi áp dụng thiết kế mẫu cho phần mặt đường, chi phí thiết kế phần mặt đường phải tính điều chỉnh giảm định mức theo quy định hiện hành về định mức chi phí thiết kế.

Phần B

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG BTXM

I. CÁC CĂN CỨ:

1. Định mức dự toán xây dựng 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007.

2. Định mức vật tư xây dựng 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007.

3. Đơn giá nhân công, máy thi công được xác định theo các hướng dẫn tại Văn bản 10385/UBND-CNN ngày 20 tháng 12 năm 2007.

4. Hướng dẫn 255/HD-SXD ngày 31/01/2013 của Sở Xây dựng về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5. Đơn giá vật liệu được xác định theo giá vật liệu tại từng địa phương theo từng thời điểm.

II. HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG

Hướng dẫn này dùng để lập dự toán chi phí xây dựng mặt đường BTXM cho công trình đường GTNT không yêu cầu lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Dự toán chi phí xây dựng của các hạng mục công tác gồm 03 khoản:

- Chi phí vật liệu (A).

- Chi phí nhân công (B).

- Chi phí máy thi công (C).

Các khoản chi phí được tính theo nguyên tắc sau:

Chi phí vật liệu (A):

Tính theo công thức: A = vl1*gvl1 + vl2*gvl 2 + ... + vln*gvl n

Trong đó:

vl1 , vl2 , ... vln : Tổng khối lượng vật liệu thứ nhất, thứ hai,... thứ n;

gvl1 , gvl2 , gvln : Giá bán đến chân công trình của vật liệu thứ nhất, thứ hai,... thứ n - lấy theo giá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc giá bán thực tế tại địa phương trong trường hợp không có giá công bố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Chi phí nhân công (B):

Tính theo công thức: B = nc1*gnc1*kc + nc2*gnc2*kc + ... + ncn*gncn*kc

Trong đó:

nc1 , nc2 , ... ncn : Tổng số nhân công thứ nhất, thứ hai,... thứ n;

gnc1 , gnc2 ,... gncn: Đơn giá nhân công thứ nhất, thứ hai,... thứ n - tùy theo loại nhân công, lấy theo đơn giá hiện hành được cơ quan Nhà nước thẩm quyền công bố. Xem ở Bảng B.1;

kc : Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công - tùy theo từng khu vực, lấy theo hướng dẫn hiện hành được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Xem ở Bảng B.2;

Chi phí máy thi công (C):

Tính theo công thức: C = m1*gm1*km + m2*gm2*km + ... + mn*gmn*km

Trong đó:

m1 , m2 , ... mn : Tổng số ca máy của loại máy thứ nhất, thứ hai,... thứ n;

gm1 , gm2 ,... gmn : Đơn giá ca máy của loại máy thứ nhất, thứ hai,... thứ n - tùy theo loại máy, lấy theo đơn giá hiện hành được cơ quan Nhà nước thẩm quyền công bố. Xem ở Bảng B.1;

km : Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công - tùy theo từng khu vực, lấy theo hướng dẫn hiện hành được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Xem ở Bảng B.2;

Bảng B.1: Đơn giá nhân công - ca máy thường sử dụng trong thi công mặt đường BTXM

(Theo Văn bản số 10385/UBND-CNN ngày 20/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Loại nhân công - máy thi công

ĐVT

Đơn giá

(Đồng)

I

Nhân công

 

gnc

1

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 1)

Công

42.637

2

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 1)

Công

45.944

3

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 1)

Công

49.845

II

Máy thi công

 

gxm

1

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

115.328

2

Máy đầm bê tông, đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

49.765

3

Máy đầm bê tông, dầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

52.595

Bảng B.2

Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công - máy thi công áp dụng cho các địa phương

(Theo Hướng dẫn 255/HD-SXD ngày 31/01/2013 của Sở Xây dựng Đồng Nai)

Khu vực

Địa bàn áp dụng

Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công (kc)

Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công

(km)

1

Thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom.

6,71

1,50

2

Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc.

6,00

1,48

3

Các huyện Tân Phú, Thống Nhất, Cẩm Mỹ.

5,14

1,45

III. DỰ TOÁN MẪU

Khi lập dự toán chi phí xây dựng công trình đường GTNT, tùy theo loại mặt đường BTXM, chọn 01 trong 06 mẫu dự toán chi phí sau đây cho phù hợp.

 

MẪU DT-01:

Dự toán cho 1m2 mặt đường bê tông xi măng, loại dày 10 cm

STT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Định mức

Đơn giá

(Đồng)

Hệ số chi phí nhân công - ca máy

Thành tiền

(Đồng)

A

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

112.546

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Giấy dầu

m2

1,1200

5.152

 

5.770

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Thép tấm, thép hình

Kg

0,3150

21.830

 

6.876

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

28,8025

1.500

 

43.204

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0505

260.000

 

13.130

 

Đá dăm 1x2

m3

0,0913

260.000

 

23.738

 

Nước

m3

0,0190

5.000

 

95

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0014

8.637.268

 

12.092

 

Nhựa đường

Kg

0,3500

21.830

 

7.641

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

33,5175

1.500

 

 

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0487

260.000

 

 

 

Đá dăm 1x2

m3

0,0903

260.000

 

 

 

Nước

m3

0,0190

5.000

 

 

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0014

8.637.268

 

 

 

Nhựa đường

Kg

0,3500

21.830

 

 

B

Chi phí nhân công

 

 

 

 

97.947

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,0118

42.637

6,71

3.376

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,1150

49.845

6,71

38.463

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,1820

45.944

6,71

56.108

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,1820

45.944

6,71

 

C

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

3.009

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0095

115.328

1,50

1.643

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0089

49.765

1,50

664

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0089

52.595

1,50

702

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0095

115.328

1,50

 

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0089

49.765

1,50

 

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0089

52.595

1,50

 

TỔNG CỘNG (A+B+C):

213.502

Cách tính:

* Chi phí vật liệu = Định mức x đơn giá do liên Sở Tài chính - Xây dựng công bố (hoặc giá thực tế tại địa phương nếu không có giá công bố).

* Chi phí nhân công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số kc ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Long Thành, là khu vực 01, lấy hệ số = 6,71).

* Chi phí máy thi công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số km ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Long Thành, là khu vực 01, lấy hệ số = 1,50).

Chú thích:

- Nếu không dùng lớp giấy dầu thì không tính Hạng mục số 1.

- Nếu dùng bê tông M200 thì không tính Hạng mục số 3b, dùng bê tông M250 thì không tính Hạng mục số 3a.

 

MẪU DT-02:

Dự toán cho 1m2 mặt đường bê tông xi măng, loại dày 12 cm

STT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Định mức

Đơn giá

(Đồng)

Hệ số chi phí nhân công - ca máy

Thành tiền

(Đồng)

A

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

132.709

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Giấy dầu

m2

1,1200

5.152

 

5.770

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Thép tấm, thép hình

Kg

0,3150

21.830

 

6.876

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

34,5630

1.500

 

51.845

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0606

260.000

 

15.756

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1096

260.000

 

28.496

 

Nước

m3

0,0228

5.000

 

114

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0017

8.637.268

 

14.683

 

Nhựa đường

Kg

0,4200

21.830

 

9.169

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

40,2210

1.500

 

 

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0584

260.000

 

 

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1084

260.000

 

 

 

Nước

m3

0,0228

5.000

 

 

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0017

8.637.268

 

 

 

Nhựa đường

Kg

0,4200

21.830

 

 

B

Chi phí nhân công

 

 

 

 

109.168

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,0118

42.637

6,71

3.376

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,1150

49.845

6,71

38.463

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,2184

45.944

6,71

67.329

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,2184

45.944

6,71

 

C

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

3.615

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0114

115.328

1,50

1.972

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0107

49.765

1,50

799

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0107

52.595

1,50

844

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0114

115.328

1,50

 

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0107

49.765

1,50

 

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0107

52.595

1,50

 

TỔNG CỘNG (A+B+C):

245.492

Cách tính:

* Chi phí vật liệu = Định mức x đơn giá do liên Sở Tài chính - Xây dựng công bố (hoặc giá thực tế tại địa phương nếu không có giá công bố).

* Chi phí nhân công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số kc ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Long Thành, là khu vực 01, lấy hệ số = 6,71).

* Chi phí máy thi công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số km ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Long Thành, là khu vực 01, lấy hệ số = 1,50).

Chú thích:

- Nếu không dùng lớp giấy dầu thì không tính Hạng mục số 1.

- Nếu dùng bê tông M200 thì không tính Hạng mục số 3b, dùng bê tông M250 thì không tính Hạng mục số 3a.

 

MẪU DT-03:

Dự toán cho 1m2 mặt đường bê tông xi măng, loại dày 14 cm

STT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Định mức

Đơn giá

(Đồng)

Hệ số chi phí nhân công - ca máy

Thành tiền

(Đồng)

A

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

151.425

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Giấy dầu

m2

1,1200

5.500

 

6.160

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Thép tấm, thép hình

Kg

0,3150

16.000

 

5.040

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

40,3235

1.500

 

60.485

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0707

260.000

 

18.382

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1279

260.000

 

33.254

 

Nước

m3

0,0265

5.000

 

133

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0020

8.637.268

 

17.275

 

Nhựa đường

Kg

0,4900

21.830

 

10.697

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

46,9245

1.500

 

 

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0682

260.000

 

 

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1264

260.000

 

 

 

Nước

m3

0,0265

5.000

 

 

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0020

8.637.268

 

 

 

Nhựa đường

Kg

0,4900

21.830

 

 

B

Chi phí nhân công

 

 

 

 

107.651

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,0118

42.637

6,00

3.019

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,1150

49.845

6,00

34.393

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,2548

45.944

6,00

70.239

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,2548

45.944

6,00

 

C

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

4.164

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0133

115.328

1,48

2.270

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0125

49.765

1,48

921

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0125

52.595

1,48

973

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0133

115.328

1,48

 

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0125

49.765

1,48

 

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0125

52.595

1,48

 

TỔNG CỘNG (A+B+C):

263.240

Cách tính:

* Chi phí vật liệu = Định mức x đơn giá do liên Sở Tài chính - Xây dựng công bố (hoặc giá thực tế tại địa phương nếu không có giá công bố).

* Chi phí nhân công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số kc ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, là khu vực 02, lấy hệ số = 6,00).

* Chi phí máy thi công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số km ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, là khu vực 02, lấy hệ số = 1,48).

Chú thích:

- Nếu không dùng lớp giấy dầu thì không tính Hạng mục số 1.

- Nếu dùng bê tông M200 thì không tính Hạng mục số 3b, dùng bê tông M250 thì không tính Hạng mục số 3a.

 

MẪU DT-04:

Dự toán cho 1m2 mặt đường bê tông xi măng, loại dày 16 cm

STT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Định mức

Đơn giá

(Đồng)

Hệ số chi phí

nhân công - ca máy

Thành tiền

(Đồng)

A

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

170.698

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Giấy dầu

m2

1,1200

5.500

 

6.160

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Thép tấm, thép hình

Kg

0,3150

16.000

 

5.040

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

46,0840

1.500

 

69.126

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0808

260.000

 

21.008

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1461

260.000

 

37.986

 

Nước

m3

0,0303

5.000

 

152

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0022

8.637.268

 

19.002

 

Nhựa đường

Kg

0,5600

21.830

 

12.225

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

53,6280

1.500

 

 

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0779

260.000

 

 

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1445

260.000

 

 

 

Nước

m3

0,0303

5.000

 

 

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0022

8.637.268

 

 

 

Nhựa đường

Kg

0,5600

21.830

 

 

B

Chi phí nhân công

 

 

 

 

117.685

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,0118

42.637

6,00

3.019

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,1150

49.845

6,00

34.393

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,2912

45.944

6,00

80.273

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,2912

45.944

6,00

 

C

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

4.745

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M200

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0152

115.328

1,48

2.594

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0142

49.765

1,48

1.046

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0142

52.595

1,48

1.105

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0152

115.328

1,48

 

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0142

49.765

1,48

 

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0142

52.595

1,48

 

TỔNG CỘNG (A+B+C):

293.128

Cách tính:

* Chi phí vật liệu = Định mức x đơn giá do liên Sở Tài chính - Xây dựng công bố (hoặc giá thực tế tại địa phương nếu không có giá công bố).

* Chi phí nhân công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số kc ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, là khu vực 02, lấy hệ số = 6,00).

* Chi phí máy thi công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số km ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, là khu vực 02, lấy hệ số = 1,48).

Chú thích:

- Nếu không dùng lớp giấy dầu thì không tính Hạng mục số 1.

- Nếu dùng bê tông M200 thì không tính Hạng mục số 3b, dùng bê tông M250 thì không tính Hạng mục số 3a.

 

MẪU DT-05:

Dự toán cho 1m2 mặt đường bê tông xi măng, loại dày 18 cm

STT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Định mức

Đơn giá

(Đồng)

Hệ số chi phí nhân công - ca máy

Thành tiền

(Đồng)

A

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

200.197

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Giấy dầu

m2

1,1200

5.100

 

5.712

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Thép tấm, thép hình

Kg

0,3150

16.500

 

5.198

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

60,3315

1.500

 

90.497

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0876

240.000

 

21.024

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1625

260.000

 

42.250

 

Nước

m3

0,0341

5.000

 

171

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0025

8.637.268

 

21.593

 

Nhựa đường

Kg

0,6300

21.830

 

13.753

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M300

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

69,0030

1.500

 

 

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0843

240.000

 

 

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1609

260.000

 

 

 

Nước

m3

0,0341

5.000

 

 

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0025

8.637.268

 

 

 

Nhựa đường

Kg

0,6300

21.830

 

 

B

Chi phí nhân công

 

 

 

 

109.412

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,0118

42.637

5,14

2.586

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,1150

49.845

5,14

29.463

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,3276

45.944

5,14

77.363

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M300

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,3276

45.944

5,14

 

C

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

5.235

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0171

115.328

1,45

2.860

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0160

49.765

1,45

1.155

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0160

52.595

1,45

1.220

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M300

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0171

115.328

1,45

 

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0160

49.765

1,45

 

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0160

52.595

1,45

 

TỔNG CỘNG (A+B+C):

314.844

Cách tính:

* Chi phí vật liệu = Định mức x đơn giá do liên Sở Tài chính - Xây dựng công bố (hoặc giá thực tế tại địa phương nếu không có giá công bố).

* Chi phí nhân công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số kc ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Tân Phú, là khu vực 03, lấy hệ số = 5,14).

* Chi phí máy thi công = Định mức x Đơn giá x Hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số km ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Tân Phú, là khu vực 03, lấy hệ số = 1,45).

Chú thích:

- Nếu không dùng lớp giấy dầu thì không tính Hạng mục số 1.

- Nếu dùng bê tông M250 thì không tính Hạng mục số 3b, dùng bê tông M300 thì không tính Hạng mục số 3a.

 

MẪU DT-06:

Dự toán cho 1m2 mặt đường bê tông xi măng, loại dày 20 cm

STT

Hạng mục chi phí

Đơn vị

Định mức

Đơn giá

(Đồng)

Hệ số chi phí nhân công - ca máy

Thành tiền

(Đồng)

A

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

221.449

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Giấy dầu

m2

1,1200

5.100

 

5.712

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Thép tấm, thép hình

Kg

0,3150

16.500

 

5.198

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

67,0350

1.500

 

100.553

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0974

240.000

 

23.376

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1806

260.000

 

46.956

 

Nước

m3

0,0379

5.000

 

190

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0028

8.637.268

 

24.184

 

Nhựa đường

Kg

0,7000

21.830

 

15.281

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M300

m3

 

 

 

 

 

Xi măng PC40

Kg

76,6700

1.500

 

 

 

Cát đổ bê tông

m3

0,0937

240.000

 

 

 

Đá dăm 1x2

m3

0,1788

260.000

 

 

 

Nước

m3

0,0379

5.000

 

 

 

Gỗ làm khe co giãn

m3

0,0028

8.637.268

 

 

 

Nhựa đường

Kg

0,7000

21.830

 

 

B

Chi phí nhân công

 

 

 

 

118.008

1

Rải giấy dầu lớp ngăn cách

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 3, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,0118

42.637

5,14

2.586

2

Ván khuôn thép mặt đường BTXM

m2

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4, 5/7 (nhóm 01)

Công

0,1150

49.845

5,14

29.463

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,3640

45.944

5,14

85.959

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M300

m3

 

 

 

 

 

Nhân công bậc 4/7 (nhóm 01)

Công

0,3640

45.944

5,14

 

C

Chi phí máy thi công

 

 

 

 

5.818

3a

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M250

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0190

115.328

1,45

3.177

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0178

49.765

1,45

1.284

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0178

52.595

1,45

1.357

3b

Bê tông mặt đường, đá 1x2 M300

m3

 

 

 

 

 

Máy trộn bê tông, dung tích 500 lít

Ca

0,0190

115.328

1,45

 

 

Máy đầm bàn, công suất 1,0 KW

Ca

0,0178

49.765

1,45

 

 

Máy đầm dùi, công suất 1,5 KW

Ca

0,0178

52.595

1,45

 

TỔNG CỘNG (A+B+C):

345.275

Cách tính:

* Chi phí vật liệu = Định mức x đơn giá do liên Sở Tài chính - Xây dựng công bố (hoặc giá thực tế tại địa phương nếu không có giá công bố).

* Chi phí nhân công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số kc ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Tân Phú, là khu vực 03, lấy hệ số = 5,14).

* Chi phí máy thi công = Định mức x đơn giá x hệ số điều chỉnh theo khu vực (chọn 01 trong 03 hệ số km ở Bảng B.2. Ở đây lấy ví dụ công trình thuộc địa bàn huyện Tân Phú, là khu vực 03, lấy hệ số = 1,45).

Chú thích:

- Nếu không dùng lớp giấy dầu thì không tính Hạng mục số 1.

- Nếu dùng bê tông M250 thì không tính Hạng mục số 3b, dùng bê tông M300 thì không tính Hạng mục số 3a.

 

PHỤ LỤC I

HƯÓNG DẪN XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG XE THIẾT KẾ (Nn)

1. Lưu lượng xe thiết kế:

Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm, tính cho năm tương lai, ký hiệu là Nn. Năm tương lai (n) là năm thứ 10 sau khi đưa đường vào sử dụng (đường cấp A) và năm thứ 5 sau khi đưa đường vào sử dụng (đường cấp B và C).

Hệ số quy đổi từ xe các loại về xe con, ký hiệu là K, lấy theo Bảng 2.

Bảng 2 - Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con

Loại xe

Hệ số quy đổi,  K

Chú thích

Xe đạp

0,2

Xe đạp 02 bánh

Xe máy

0,3

Các loại xe đạp điện, mô tô, xe máy

Xe con

1,0

Xe dưới 19 chỗ và tải trọng dưới 2.000 kg

Xe trung

1,5

Xe 19 chỗ trở lên và tải trọng 2.000 kg ÷ 7.000 kg

Xe cỡ lớn

2,0

Xe tải trọng trên 7.000 kg ÷ 14.000 kg

2. Điều tra và dự báo lưu lượng xe

Khi đầu tư xây dựng đường GTNT cần phải dự báo được lưu lượng xe thiết kế để lựa chọn cấp hạng kỹ thuật của đường. Phương pháp điều tra và dự báo lưu lượng xe thiết kế như sau:

Dựa vào số liệu đếm xe tại thời điểm điều tra kết hợp với hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân mỗi năm tiếp theo (Kttr - viết dưới dạng thập phân) để dự báo lưu lượng xe thiết kế ở năm tương lai. Trường hợp không có được hệ số tăng trưởng lưu lượng xe của những năm tiếp theo chính xác, có thể tham khảo hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân của những năm trước đó liền kề hoặc lấy bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm tiếp theo của địa phương.

Lưu lượng xe thiết kế được tính theo biểu thức sau:

Nn = N0 [1 + Kttr]n

Trong đó:

- Nn: Lưu lượng xe thiết kế ứng với năm tương lai (n), xe con quy đổi/ngày đêm;

- N0: Lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm tại thời điểm điều tra (năm hiện tại);

- Kttr: Hệ số tăng trưởng lưu lượng xe bình quân mỗi năm tiếp theo, viết dưới dạng thập phân;

- n: Năm tương lai.

Ví dụ tính toán:

Tính lưu lượng xe thiết kế (N5) ở năm tương lai thứ 5, đường GTNT tại địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6% năm. Thành phần xe điều tra được như sau:

Loại xe

Kết quả đếm xe (xe/ngày đêm)

Xe đạp

20

Xe máy

50

Xe con

05

Xe trung

10

Xe cỡ lớn

01

Trình tự tính toán:

IV. Tính N0: Lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một ngày đêm tại thời điểm điều tra (năm hiện tại):

Loại xe

Kết quả đếm xe

(xe/ngày đêm)

Hệ số quy đổi, 
K

Lưu lượng quy đổi

(xe/ngày đêm)

Xe đạp

20

0,2

4

Xe máy

120

0,3

36

Xe con

14

1

14

Xe trung

10

1,5

15

Xe cỡ lớn

1

2

2

Tổng lưu lượng xe quy đổi N0

71

V. Tính lưu lượng xe thiết kế: N5 = N0(1 + Kttr)5 = 71(1+0,06)5

N5 = 95 xe con quy đổi/ngày đêm.

Kết luận:

Lưu lượng xe thiết kế: N5=95 xqđ/nđ.

 

PHỤ LỤC II

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

1. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D

a) Đường cấp A

- Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;

- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5m;

- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25)m;

- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0)m;

- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30)m;

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200)m;

- Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;

- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300m;

- Tĩnh không thông xe: 4,5m.

b) Đường cấp B

- Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;

- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0)m;

- Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5)m;

- Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0)m;

- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15)m;

- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;

- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300m;

- Tĩnh không thông xe: 3,5m.

c)  Đường cấp C

- Tốc độ tính toán: 15 (10) km/h;

- Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,0 (2,0)m;

- Chiều rộng nền đường tối thiểu: 4,0 (3,0)m;

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 15m;

- Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (15)%;

- Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300m;

- Tĩnh không thông xe không nhỏ hơn 3,0m.

d)  Đường cấp D

- Bề rộng mặt đường tối thiểu: 1,5m;

- Bề rộng nền đường tối thiểu: 2,0m;

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 5,0m;

Chú thích: Các giá trị trong ngoặc đơn áp dụng đối với địa hình miền núi, địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng.

Đối với các tuyến đường đô thị hoặc đường có xe đạp và xe súc vật kéo thường xuyên đi qua, độ dốc dọc lớn nhất của đường không nên lớn hơn 5%.

Đối với đường cấp C (ngay cả đường cấp B khi thấy cần thiết) phải lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí chỗ xe tránh nhau ngược chiều. Khoảng cách giữa các vị trí xe tránh nhau tùy thuộc vào lưu lượng và địa hình thực tế nhưng không nhỏ hơn 500m đối với đường cấp B, 300m đối với đường cấp C. Chiều rộng nền đường mở thêm từ 2÷3m, chiều dài đoạn tránh xe 10 ÷ 15m kể cả đoạn vuốt nối.

2. Mở rộng phần xe chạy trong đường cong:

Đối với đường tất cả các cấp (không kể đường cấp D), khi bán kính đường cong nằm bằng hoặc nhỏ hơn 60m, cần mở rộng phía bụng đường cong, giá trị mở rộng đối với đường một làn xe quy định dưới đây:

Giá trị mở rộng phần xe chạy trong đường cong

Bán kính đường cong, m

<50~40

<40~30

<30~25

<25~20

<20~15

Giá trị mở rộng, m

0.3

0.4

0.5

0.7

0.8

Chú thích: Nếu đường có 02 làn xe thì giá trị mở rộng được tăng gấp đôi giá trị trong bảng này.