- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 6 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
- 8 Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 09/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11 Quyết định 17/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 09/2019/QĐ-UBND
- 12 Nghị định 107/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 13 Quyết định 1325/QĐ-CT năm 2022 công bố thủ tục hành chính trong Lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận một cửa cấp huyện do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1442/QĐ-CT | Vĩnh Phúc, ngày 03 tháng 8 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 13/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số 1325/QĐ-CT ngày 14/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND huyện,thành phố tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận một cửa cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số: 135/TTr-SYT ngày 25 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 01 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện (có quy trình kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Căn cứ quyết định này, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và đơn vị xây dựng phần mềm xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để áp dụng thống nhất; UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, thủ trưởng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1442/QĐ-CT ngày 03/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Trình tự thực hiện | Nội dung công việc | Người/cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Kết quả | Ghi chú |
Bước 1 | - Tiếp nhận hồ sơ (giấy, trực tuyến); - Thu phí, lệ phí: - Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở) - Kiểm tra; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển bộ phận chuyên môn xử lý (hồ sơ giấy, điện tử, hồ sơ nộp trực tuyến). - Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu không đủ điều kiện tiếp nhận). | Công chức được phân công tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện | 0,5 ngày | - In giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, hoặc phiếu điện tử, gửi công dân/tổ chức; - Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ); - Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (nếu không thuộc trường hợp giải quyết). | Thu phí theo quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05/8/2021 |
Bước 2 | Phân công xử lý hồ sơ | Chủ tịch/Phó chủ tịch UBND huyện | 0,5 ngày | Đã chuyển, phân công cán bộ xử lý |
|
Bước 3 | Thẩm định hồ sơ | Đoàn thẩm định cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của UBND huyện/thành phố, Cán bộ được phân công | 5 ngày | Kết quả thẩm định hồ sơ: - Đủ điều kiện giải quyết: Xếp lịch thẩm định tại thực địa. - Không đủ điều kiện giải quyết:Yêu cầu cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 30 ngày. Nếu trong vòng 30 ngày cơ sở không có phản hồi, bổ sung thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị và phải nộp mới nếu có nhu cầu. |
|
Bước 4 | Thẩm định thực địa tại cơ sở | Đoàn thẩm định cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của UBND huyện/thành phố | 7 ngày | Kết quả thẩm định thực tế: - Đối với trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở đạt yêu cầu: cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định. - Đối với trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, Đoàn thẩm định ghi rõ nội dung khắc phục vào Biên bản thẩm định và yêu cầu cơ sở khắc phục với thời gian khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 6 Chương III thuộc Khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định không đạt yêu cầu bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cơ sở đăng ký kinh doanh và nơi cơ sở cung cấp suất ăn thực hiện giám sát và không được hoạt động cho đến khi được cấp giấy chứng nhận. - Đối với trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cơ sở đăng ký kinh doanh và nơi cơ sở cung cấp suất ăn giám sát và không được hoạt động cho đến khi được cấp giấy chứng nhận. |
|
Bước 5 | Nhập phần mềm, in giấy chứng nhận (đối với cơ sở đủ điều kiện cấp giấy) hoặc công văn (đối với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy) | Cán bộ được phân công | 0,5 ngày | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở đủ điều kiện cấp giấy) hoặc công văn (đối với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy) |
|
Bước 6 | Duyệt hồ sơ, trình ký UBND huyện/thành phố | Lãnh đạo phòng chuyên môn được phân công | 0,5 ngày | Kết quả duyệt hồ sơ: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở đủ điều kiện cấp giấy) hoặc công văn (đối với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy) |
|
Bước 7 | Ký duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính, chuyển văn thư/cán bộ được phân công | Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND huyện/thành phố được phân công | 1 ngày | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở đủ điều kiện cấp giấy) hoặc công văn (đối với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy) đã được ký duyệt. |
|
Bước 8 | Lấy số, đóng dấu, lưu; chuyển giao kết quả cho cán bộ trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Riêng hồ sơ không đạt: gửi Công văn cho UBND cấp xã; cơ sở đề nghị cấp giấy và bộ phận một cửa cấp huyện. | Văn thư/Cán bộ được phân công | 0,5 ngày | Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở đủ điều kiện cấp giấy) hoặc công văn (đối với cơ sở không đủ điều kiện cấp giấy) đã lấy số, đóng dấu; giao công chức được phân công tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. |
|
Bước 9 | Nhận, trả kết quả cho tổ chức/công dân, lưu hồ sơ | Công chức được phân công tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện | 0,5 ngày | - Thông báo cho công dân/tổ chức; - Trả kết quả cho công dân/tổ chức. |
|
| Tổng thời hạn giải quyết |
| 16 ngày |
|
|