- 1 Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 2 Quyết định 56/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 13/2009/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1446/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRẠM BƠM ĐIỆN QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 1402/BNN-TL ngày 25 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
1. Phát triển hệ thống các trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch hệ thống thủy lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhằm chủ động trong việc cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống nông, ngư dân, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn mới;
2. Tập trung đầu tư xây dựng các trạm bơm điện tại các vùng đã rõ về quy hoạch phát triển, đã hoàn chỉnh hệ thống bờ bao, vùng có nguồn nước đảm bảo và khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc Khơmer sinh sống và sản xuất. Trong đó, ưu tiên đầu tư sửa chữa , nâng cấp, thay thế các trạm bơm dầu đang hoạt động phục vụ cấp nước cho sản xuất;
3. Tăng cường xã hội hóa về đầu tư và quản lý, sử dụng các trạm bơm nhằm nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo sử dụng hiệu quả và lâu bền các công trình.
Đến năm 2015, thay thế hầu hết trạm bơm dầu hiện có và phát triển hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ theo quy hoạch và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
1. Giai đoạn 2009 – 2010
- Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống các trạm bơm điện phù hợp với quy hoạch thủy lợi, quy hoạch hệ thống lưới điện các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
- Sửa chữa, nâng cấp và hoàn thiện các trạm bơm điện đang hoạt động, đã xuống cấp để phát huy hết công suất thiết kế; thay thế các trạm bơm dầu hiện có và xây dựng mới trạm bơm điện ở những nơi có điều kiện;
- Xây dựng các trạm bơm điện ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đông đồng bào Khơmer sinh sống;
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường xã hội hóa trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý các trạm bơm điện, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển bền vững;
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, vận hành và khai thác các trạm bơm điện hiệu quả, phù hợp với tập quán của nông, ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Giai đoạn 2011 – 2015
- Tiếp tục đầu tư thay thế hầu hết các trạm bơm dầu, xây dựng mới các trạm bơm điện, hình thành hệ thống các trạm bơm điện theo quy hoạch.
- Nhân rộng các mô hình xã hội hóa về đầu tư, quản lý vận hành, khai thác các trạm bơm trong từng địa phương và cả vùng.
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRẠM BƠM ĐIỆN
1. Định hướng phát triển
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng hệ thống các trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như sau (có Phụ lục kèm theo):
- Số trạm bơm dự tính đến năm 2015: 3.120 trạm (được tiếp tục rà soát, điều chỉnh);
- Diện tích phục vụ: 658.000 ha diện tích lúa và khoảng 6.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản;
- Tổng công suất trạm biến áp: 338.000 KVA;
- Điện năng tiêu thụ: 512.250.000 KWh.
2. Lựa chọn loại máy bơm và công suất máy bơm.
Căn cứ điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và diện tích phục vụ sản xuất để lựa chọn loại máy bơm và công suất máy bơm phù hợp, đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật và kinh tế.
1. Về quy hoạch
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp địa phương khẩn trương rà soát, lập quy hoạch xây dựng trạm bơm điện bảo đảm phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch ngành;
- Quy hoạch hệ thống các trạm bơm điện phải phù hợp quy hoạch sản xuất (vùng trồng trọt, vùng nuôi trồng thủy sản), quy hoạch đồng ruộng, hệ thống đê bao, bờ bao, cống bọng, giao thông nội đồng của từng địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất, phòng tránh và giảm nhẹ tác động của thiên tai và sử dụng lâu dài, hiệu quả;
- Quy hoạch các trạm bơm điện phải gắn với xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi từ đầu mối, kênh mương, đê bao, bờ bao, cống bọng và các công trình nội đồng, đồng thời phải trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới cung cấp điện của từng vùng, từng địa phương, nhằm giảm tổn thất về nước và tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ.
2. Về kỹ thuật
- Nghiên cứu, đề xuất các thông số máy bơm, trạm bơm, trạm biến áp phù hợp điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long (khu vực chống lũ triệt để, chống lũ tháng 8, vùng đồng bằng, vùng núi), diện tích phục vụ sản xuất và loại hình sản xuất (lúa, màu, cây ăn trái, thủy sản…) để sản xuất máy bơm đồng bộ với động cơ 3 pha phù hợp điều kiện tự nhiên, điều kiện ngập lụt, địa chất nền móng yếu và đặc thù trạm bơm vùng đồng bằng sông Cửu Long (cột nước bơm không cao, ảnh hưởng của lũ, mặn, triều…);
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng (đê bao, bờ bao, cống bọng…) theo hướng cơ giới hóa nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Xây dựng trạm bơm điện phải phù hợp điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất nông nghiệp từng vùng và theo nhiệm vụ (cấp nước, thoát nước) nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các trạm bơm điện.
3. Về cơ chế, chính sách
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015;
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành điện (thông qua hỗ trợ tín dụng cho các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long) để tập trung đầu tư xây dựng đường dây trung thế và trạm biến áp, làm cơ sở để phát triển các trạm bơm điện;
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và quản lý, vận hành trạm bơm điện nhằm thu hút vốn và sự tham gia quản lý của cộng đồng, đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý lâu bền;
- Ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm điện đã có; xây dựng các trạm bơm điện thay thế trạm bơm dầu phục vụ, đã rõ về quy hoạch, có lưới điện và nguồn nước đảm bảo, các vùng đã hoàn thiện hệ thống bờ bao, đê bao, các hướng bơm tưới, bơm tiêu đã rõ ràng; các vùng có nhu cầu cao về tiêu rút nước.
4. Về quản lý vận hành
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và phân cấp Ủy ban nhân dân cấp dưới tổ chức việc giao, đấu thầu cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư để quản lý, vận hành các trạm bơm điện; các đơn vị chức năng có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật;
- Củng cố, kiện toàn và thành lập mới các tổ chức hợp tác dùng nước (theo quy định của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác) đảm bảo đủ năng lực quản lý, vận hành các trạm bơm quy mô phục vụ trong xã;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hoặc nhận thầu để quản lý, vận hành các trạm bơm, theo quy định cụ thể của từng địa phương;
- Xây dựng quy trình vận hành hệ thống các trạm bơm điện phù hợp lịch thời vụ sản xuất, lịch cung ứng điện và vận hành tránh giờ cao điểm nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trạm bơm.
5. Về vốn đầu tư
Vốn thực hiện đề án được huy động từ nhiều nguồn: hỗ trợ của ngân sách nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, vốn vay và lồng ghép nguồn vốn các chương trình đề án đã và đang thực hiện trên cùng địa bàn.
- Sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015.
- Huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cư thông qua công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng, củng cố hệ thống bờ bao, cống bọng, nạo vét kênh mương và cải tạo đồng ruộng; đóng góp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành các trạm bơm.
6. Kinh phí đầu tư của đề án
Dự kiến tổng kinh phí đầu tư (chưa tính vốn đầu tư hệ thống lưới điện và trạm biến áp): 1.839 tỷ đồng
Trong đó:
Nguồn vốn địa phương: 1.267 tỷ đồng
Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tư nhân: 570 tỷ đồng.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch; hướng dẫn về kỹ thuật; tổng hợp kết quả thực hiện sau mỗi giai đoạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long xây dựng kế hoạch đầu tư để thực hiện đề án.
- Phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam có kế hoạch đầu tư xây dựng mạng lưới điện, trạm biến áp, bảo đảm cung cấp điện phục vụ các trạm bơm điện theo quy hoạch.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long:
- Cập nhật, rà soát quy hoạch và phát triển hệ thống các trạm bơm điện và quy hoạch hệ thống điện làm cơ sở để đầu tư xây dựng;
- Quy định cụ thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trạm bơm điện;
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức quản lý, vận hành các trạm bơm đảm bảo phục vụ sản xuất hiệu quả và lâu bền.
- Bố trí nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng các trạm bơm điện theo quy hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
SỐ LƯỢNG CÁC TRẠM BƠM ĐIỆN QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ CẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Tỉnh | Số trạm cần đầu tư, xây dựng (trạm) | Tổng kinh phí (tỷ đồng) | Dự kiến xây dựng giai đoạn 2009 – 2010 | Dự kiến xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 | ||
Số trạm | Kinh phí (tỷ đồng) | Số trạm | Kinh phí (tỷ đồng) | ||||
| Tổng | 3120 | 2331 | 1125 | 843 | 1995 | 1488 |
1 | An Giang | 792 | 580 | 300 | 220 | 492 | 360 |
2 | Long An | 600 | 539 | 220 | 198 | 380 | 341 |
3 | Kiên Giang | 544 | 391 | 200 | 144 | 344 | 247 |
4 | Đồng Tháp | 467 | 171 | 150 | 55 | 317 | 116 |
5 | Hậu Giang | 202 | 145 | 70 | 50 | 132 | 95 |
6 | Tiền Giang | 175 | 101 | 97 | 56 | 78 | 45 |
7 | Cần Thơ | 108 | 181 | 17 | 28 | 91 | 153 |
8 | Vĩnh Long | 97 | 59 | 25 | 15 | 72 | 44 |
9 | Trà Vinh | 55 | 58 | 13 | 14 | 42 | 44 |
10 | Sóc Trăng | 40 | 9 | 17 | 4 | 23 | 5 |
11 | Bạc Liêu | 35 | 51 | 13 | 19 | 22 | 32 |
12 | Cà Mau | 3 | 9 | 1 | 3 | 2 | 6 |
13 | Bến Tre | Sửa chữa nâng cấp 2 trạm bơm đã có | 37 | 2 | 37 |
|
|
- 1 Quyết định 56/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 13/2009/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 2001