BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1451/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 ban hành Quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng và số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ văn bản số 2396/VPCP-KTN ngày 15/04/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung các tuyến đường nối vào Dự án đường Nam Sông Hậu và Dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
Căn cứ văn bản số 3219/BGTVT-KHĐT ngày 20/05/2009 của Bộ GTVT về việc bổ sung tuyến nối Thị trấn Long Phú với đường Nam Sông Hậu và tuyến nối Thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu vào dự án đường Nam Sông Hậu;
Căn cứ văn bản số 4515/BGTVT-KHĐT ngày 03/07/2009 của Bộ GTVT về việc giao tư vấn lập dự án tuyến nối Thị trấn Long Phú với đường Nam Sông Hậu và tuyến nối Thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu;
Căn cứ Quyết định số 2739/QĐ-BGTVT ngày 21/09/2009 của Bộ GTVT về việc duyệt nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đoạn tuyến nối từ Thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu thuộc Dự án thành phần của dự án đường Nam Sông Hậu;
Căn cứ Quyết định số 3444/QĐ-BGTVT ngày 18/11/2009 của Bộ GTVT về việc duyệt kết quả đấu thầu Gói 3: Tư vấn khảo sát, lập dự án (đoạn tuyến nối từ Thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu) thuộc dự án thành phần của dự án đường Nam Sông Hậu;
Căn cứ Quyết định số 443/QĐ-BGTVT ngày 12/2/2010 của Bộ Giao thông vận tải, phê duyệt danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án thành phần thuộc dự án đường Nam Sông Hậu;
Xét Tờ trình số 5092/PMUMT-KTKT ngày 22/12/2009 và văn bản số 1127/PMUMT-KTKT ngày 29/03/2010 của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận về việc trình duyệt Dự án thành phần thuộc dự án đường Nam Sông Hậu, bao gồm: Tiểu dự án 1 – Tuyến nối thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu và Tiểu dự án 2 – Tuyến nối thị trấn Long Phú với đường Nam Sông Hậu; kèm theo hồ sơ dự án đầu tư do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình 625 (Tiểu dự án 1) và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông 8 (Tiểu dự án 2) lập tháng 03/2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư kèm theo Báo cáo thẩm định số 405/KHĐT ngày 27/05/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án thành phần thuộc Dự án đường Nam Sông Hậu, bao gồm: Tiểu dự án 1 – Tuyến nối thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu và Tiểu dự án 2 – Tuyến nối thị trấn Long Phú với đường Nam Sông Hậu. Địa điểm xây dựng: tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Dự án thành phần thuộc Dự án đường Nam Sông Hậu, bao gồm: Tiểu dự án 1 – Tuyến nối thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu và Tiểu dự án 2 – Tuyến nối thị trấn Long Phú với đường Nam Sông Hậu.
2. Chủ đầu tư: Bộ GTVT
- Tiểu dự án 1: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình 625;
- Tiểu dự án 2: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông 8.
- Tiểu dự án 1: Nguyễn Tấn Đạt;
- Tiểu dự án 2: Đinh Quang Hợp.
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Dự án thành phần thuộc dự án đường Nam Sông Hậu được xây dựng nhằm tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các trục đường chính đang được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu vận tải và phát huy hiệu quả của các dự án đang được đầu tư, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực
6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
6.1. Tiểu dự án 1: Tuyến nối thị xã Ngã Bảy với đường Nam Sông Hậu
6.1.1. Phạm vi dự án:
- Điểm đầu tuyến: Tại Km2100+564 trên QL1A;
- Điểm cuối tuyến: Tại Km16+1022,7 đường Nam Sông Hậu;
- Chiều dài đoạn tuyến khoảng L=15,45km.
6.1.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
Phần đường: Theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu (tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007) và đường cấp IV đồng bằng (tiêu chuẩn TCVN 4054-05);
- Tốc độ thiết kế: Vtk = 60 Km/h;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: Rmin = 125m;
- Tần suất thiết kế: Tuyến, cống, cầu nhỏ P = 4%; cầu trung, cầu lớn P = 1%;
- Quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng nền đường Bnền = 9m; bề rộng phần xe cơ giới Bcg = 2x3,5m; bề rộng lề gia cố Blgc = 2 x 0,5m; bề rộng lề đất Blđ = 2 x 0,5m. Riêng đoạn Km0+000 – Km1+700 bề rộng nền đường Bnền = 20m; bề rộng phần xe cơ giới Bcg = 4x3,5m; bề rộng vỉa hè Bvh = 2x3m, có bố trí hệ thống thoát nước dọc.
Phần cầu:
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05;
- Quy mô: Cầu vĩnh cửu bằng BTCT, BTCTDƯL;
- Khổ cầu: Phù hợp với khổ nền đường;
- Tải trọng thiết kế cầu: HL93; Người đi bộ: 3x10-3Mpa;
- Cấp động đất: Cấp 6 thang MSK-64.
6.1.3. Giải pháp thiết kế:
a. Bình đồ tuyến: Bình diện tuyến đảm bảo các yếu tố đường cong bằng đúng theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị thứ yếu và đường cấp IV đồng bằng với bán kính Rmin = 125m. Tuyến đi mới hoàn toàn qua hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, các yếu tố hình học phù hợp với địa hình, đảm bảo tiêu chuẩn cấp đường và hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng.
b. Trắc dọc tuyến: Trắc dọc được thiết kế trên cơ sở đảm bảo tần suất thủy văn tính toán, các điểm khống chế trên tuyến (vuốt nối về đầu tuyến với QL1A; với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp và về cuối tuyến với đường Nam Sông Hậu) và phù hợp với địa hình.
c. Kết cấu nền, mặt đường:
- Nền đường:
+ Nền đường đắp bằng cát đầm chặt K ≥ 0,95. Riêng đối với lớp cát dày 50cm sát dưới đáy kết cấu áo đường được đầm chặt K ≥ 0,98; Mái ta luy đắp bằng đất.
+ Xử lý nền đất yếu:
Xây dựng các giải pháp sàn giảm tải, cọc cát, bấc thấm, vải địa kỹ thuật đắp trực tiếp phù hợp với điều kiện địa chất và chiều cao đắp.
Phạm vi và giải pháp sẽ được tính toán cụ thể sau khi cập nhật số liệu địa chất trong bước thiết kế kỹ thuật.
- Mặt đường:
+ Đoạn Km0+000 – Km1+700: Láng nhựa trên móng cấp phối đá dăm đảm bảo cường độ yêu cầu.
+ Đoạn Km1+700 – cuối tuyến: Láng nhựa trên móng cấp phối đá dăm đảm bảo cường độ yêu cầu.
d. Kết cấu vỉa hè, lề gia cố:
- Kết cấu vỉa hè đoạn Km0+000 – Km1+700: Bê tông đá 1x2 M200 dày 10cm.
- Kết cấu lề gia cố: Có kết cấu tương tự như phần mặt đường.
e. Các cầu trên tuyến: Xây dựng mới 13 cầu với sơ đồ nhịp và kết cấu mố trụ như sau:
Stt | Tên cầu | Lý trình | Bề rộng cầu | Sơ đồ nhịp | Kết cấu mố, trụ cầu | Kết cấu móng cầu |
1 | Kênh Đào | Km0+973 | 18m | 3x24,54m | BTCT | Cọc đóng |
2 | Kênh Ba Ngàn | Km1+857 | 9m | 7x33m | BTCT | Cọc đóng |
3 | Kênh Mái Dầm | Km2+393 | 9m | 5x40m | BTCT | Cọc khoan nhồi |
4 | Rạch Cà ớt | Km4+031 | 9m | 3x33m | BTCT | Cọc đóng |
5 | Kênh Đứng | Km4+733,5 | 9m | 7x40m | BTCT | Cọc khoan nhồi |
6 | Kênh Nhà Lắm | Km5+927 | 9m | 3x24,54m | BTCT | Cọc đóng |
7 | Rạch Ngay Trên | Km6+546,5 | 9m | 5x33m | BTCT | Cọc đóng |
8 | Kênh Cây Sắn | Km7+367,13 | 9m | 3x24,54m | BTCT | Cọc đóng |
9 | Rạch Cây Dương | Km8+779 | 9m | 7x40m | BTCT | Cọc khoan nhồi |
10 | Rạch Ngã Tư | Km11+442 | 9m | 5x33m | BTCT | Cọc đóng |
11 | Rạch Mật Cật | Km13+988,2 | 9m | 3x24,54m | BTCT | Cọc đóng |
12 | Rạch Ngã Lá | Km14+667 | 9m | 3x33m | BTCT | Cọc đóng |
13 | Rạch Ngã Cái | Km14+896,5 | 9m | 3x33m | BTCT | Cọc đóng |
f. Nút giao thông:
- Xây dựng các nút giao cùng mức, tổ chức giao thông bằng vạch sơn, đảo giao thông, bố trí đầy đủ biển báo hướng dẫn giao thông.
- Đường giao dân sinh được thiết kế vuốt nối đảm bảo êm thuận và an toàn trong khai thác.
g. Các công trình khác trên tuyến:
- Hệ thống thoát nước ngang: xây dựng mới các cống tròn có đường kính Ø100cm, 2Ø100cm và cống hộp 3x3m.
- Hệ thống thoát nước dọc: Thiết kế hệ thống thoát nước dọc đoạn Km0+000 – Km1+700 với khẩu độ phù hợp lưu lượng (sẽ được xác định chính xác trong bước sau).
- Hệ thống an toàn giao thông: Thiết kế theo điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
6.2. Tiểu dự án 2: Tuyến nối thị trấn Long Phú với đường Nam Sông Hậu:
6.2.1. Phạm vi dự án:
- Điểm đầu tuyến: Mố B cầu Khoang Tang;
- Điểm cuối tuyến: Tại Km63+437,5 đường Nam Sông Hậu;
- Chiều dài đoạn tuyến khoảng L = 2,50km.
6.2.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
Phần đường: Theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị chủ yếu (tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007).
- Tốc độ thiết kế: Vtk = 60 Km/h;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: Rmin = 125m;
- Tần suất thiết kế: Tuyến, cống: P = 4%; cầu: P = 1%;
- Quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng nền đường Bnền = 27m; bề rộng phần xe cơ giới Bcg = 4x3,75m; bề rộng giải phân cách Bdpc = 2m; bề rộng vỉa hè Bvh = 2x10m, có bố trí hệ thống thoát nước dọc.
Phần cầu:
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05;
- Quy mô: Cầu vĩnh cửu bằng BTCT, BTCTDƯL;
- Khổ cầu: Phù hợp với khổ nền đường;
- Tải trọng thiết kế cầu: HL93; Người đi bộ: 3x10-3Mpa;
- Cấp động đất: Cấp 6 thang MSK-64.
6.2.3. Giải pháp thiết kế:
a. Bình đồ tuyến: Bình diện tuyến đảm bảo các yếu tố đường cong bằng đúng theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị chủ yếu với bán kính Rmin = 125m, tuyến đi đường hiện hữu và mới hoàn toàn qua tỉnh Sóc Trăng, các yếu tố hình học phù hợp với địa hình, đảm bảo tiêu chuẩn cấp đường và hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng.
b. Trắc dọc tuyến: Trắc dọc được thiết kế trên cơ sở đảm bảo tần suất thủy văn tính toán, các điểm khống chế trên tuyến (vuốt nối về mố B cầu Khoang Tang; ngã ba Chín Đô và về cuối tuyến với đường Nam Sông Hậu) và phù hợp với địa hình.
c. Kết cấu nền, mặt đường:
- Nền đường:
+ Nền đường đắp bằng cát đầm chặt K ≥ 0,95. Riêng đối với lớp 50cm sát dưới đáy kết cấu áo đường được đầm chặt K ≥ 0,98; Mái ta luy đắp bao bằng đất.
+ Xử lý nền đất yếu:
Xây dựng các giải pháp cọc cát, bấc thấm, vải địa kỹ thuật đắp trực tiếp phù hợp với điều kiện địa chất và chiều cao đắp.
Phạm vi và giải pháp sẽ được tính toán cụ thể sau khi cập nhật số liệu địa chất trong bước thiết kế kỹ thuật.
- Mặt đường: Láng nhựa trên móng cấp phối đá dăm đảm bảo cường độ yêu cầu.
d. Các cầu trên tuyến: Xây dựng mới cầu Long Phú 2 Km1+415: Bề rộng cầu B = 27m, sơ đồ nhịp 3x33m, kết cấu nhịp dầm giản đơn BTCT DƯL; mố, trụ cầu bằng BTCT, móng cọc BTCT.
f. Nút giao thông:
- Xây dựng nút giao cùng mức, tổ chức giao thông bằng vạch sơn, đảo giao thông, bố trí đầy đủ biển báo hướng dẫn giao thông.
- Đường giao dân sinh được thiết kế vuốt nối đảm bảo êm thuận và an toàn trong khai thác.
g. Các công trình khác trên tuyến:
- Hệ thống thoát nước ngang: xây dựng mới các cống tròn có khẩu độ phù hợp lưu lượng thiết kế.
- Hệ thống thoát nước dọc: Thiết kế hệ thống thoát nước dọc đoạn Km1+212 – Km2+521 với khẩu độ phù hợp lưu lượng (sẽ được xác định chính xác trong bước sau).
- Hệ thống an toàn giao thông: Thiết kế theo điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
7. Địa điểm xây dựng: Thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang; huyện Kế Sách và thị trấn Long Phú tỉnh Sóc Trăng.
8. Diện tích sử dụng đất: Khoảng 54,48ha.
9. Phương án xây dựng: Sẽ được nghiên cứu chi tiết trong bước tiếp theo.
10. Loại, cấp công trình: Công trình giao thông, cấp II.
11. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư:
- Phạm vi GPMB:
+ Tiểu dự án 1: Đoạn Km0+000 – Km1+700 (đoạn đi trùng với Đường số 4 theo quy hoạch của thị xã Ngã Bảy) phạm vi GPMB từ tim tuyến ra mỗi bên trung bình khoảng 21m. Đoạn còn lại phạm vi GPMB từ tim tuyến ra mỗi bên trung bình khoảng 18m. Đối với phần cầu phạm vi GPMB được giới hạn trong hành lang bảo vệ cầu 7m tính từ mép ngoài của lan can cầu.
+ Tiểu dự án 2: Đoạn từ Km0+00-Km1+125 (đoạn từ cầu Khoang Tang đến ngã ba Chín Đô) địa phương đã đền bù trong phạm vi 26m, phần còn lại khoảng 1m cập nhật thêm vào dự án. Đoạn còn lại phạm vi GPMB tính từ chân taluy đường đắp cộng thêm khoảng 3m. Đối với phần cầu phạm vi GPMB được giới hạn trong hành lang bảo vệ cầu 7m tính từ mép ngoài của lan can cầu;
- Tổng mức đầu tư tiểu dự án GPMB và tái định cư: 123.658.515.302 đồng.
Trong đó:
+ Đoạn đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang: Tiểu dự án 1 là 71.182.951.032 đồng
+ Đoạn đi qua địa phận tỉnh Sóc Trăng là 52.475.564.270 đồng (Trong đó, Tiểu dự án 1: 29.555.920.970 đồng; Tiểu dự án 2: 22.919.643.300 đồng)
- Tổ chức thực hiện: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT tại văn bản số 2740/BGTVT-QLXD ngày 29/4/2010, tách công tác GPMB thành tiểu dự án độc lập và giao cho UBND tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng tổ chức thực hiện.
12. Tổng mức đầu tư: 1.019.478 triệu đồng (Một ngàn không trăm mười chín tỷ, bốn trăm bảy mươi tám triệu đồng). Trong đó:
Hạng mục | Tiểu dự án 1 | Tiểu dự án 2 | Tổng cộng |
+ Chi phí xây dựng: | 590.495 | 115.463 | 705.958 triệu đồng |
+ Chi phí GPMB: | 100.739 | 22.920 | 123.659 triệu đồng |
+ Chi phí QLDA: | - | - | 6.726 triệu đồng |
+ Tư vấn ĐTXD: | - | - | 19.473 triệu đồng |
+ Chi phí khác: | - | - | 14.359 triệu đồng |
+ Dự phòng phí: | - | - | 149.303 triệu đồng |
13. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ (Theo nguồn vốn của Dự án đường Nam Sông Hậu).
14. Thời gian thực hiện dự án: Dự kiến khởi công Quý IV/2010 và hoàn thành Quý IV/2012.
1. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;
2. Tổ chức quản lý thực hiện dự án: Ban quản lý dự án Mỹ Thuận;
3. Công tác thiết kế: Thiết kế 2 bước;
4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công: Theo quy định hiện hành;
5. Phương thức lựa chọn nhà thầu: Lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành.
Điều 3. Các Ông: Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ trưởng Vụ tài chính, Cục trưởng Cục QLXD& CL CTGT, Tổng Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 5105/VPCP-CN năm 2020 về tổ chức thực hiện Dự án đường nối Quốc lộ 32C với đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 4954/VPCP-CN năm 2020 về triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 4 Công văn 8221/VPCP-KTN bổ sung đường nối từ đường Nam Sông Hậu đến thị trấn Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vào dự án đường Nam Sông Hậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6 Quyết định 1327/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 8 Thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 9 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 10 Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 11 Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 12 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 13 Luật xây dựng 2003
- 1 Công văn 8221/VPCP-KTN bổ sung đường nối từ đường Nam Sông Hậu đến thị trấn Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vào dự án đường Nam Sông Hậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 4954/VPCP-CN năm 2020 về triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 5105/VPCP-CN năm 2020 về tổ chức thực hiện Dự án đường nối Quốc lộ 32C với đường Âu Cơ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao do Văn phòng Chính phủ ban hành