- 1 Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2020 thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 3 Nghị quyết 33/2022/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4 Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2020 thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 7 Nghị quyết 33/2022/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1451/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 20 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vũng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 82/TTr-STP ngày 11 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1719/QĐ-TTG NGÀY 14/10/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1451/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại địa phương; nhất là trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý, trợ giúp pháp lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kịp thời tiếp cận, được trợ giúp pháp lý chất lượng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.
2. Yêu cầu
Bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và nội dung số 3 thuộc Tiểu Dự án 1 của Dự án 10 Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các văn bản hướng dẫn thi hành và tình hình thực tiễn tại địa phương.
Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác đảm bảo tính khả thi, kịp thời và hiệu quả.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN, TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La
1.1. Tăng cường thực hiện truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức truyền thông khác phù hợp với từng vùng đồng bào dân tộc; tổ chức điểm truyền thông về trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép việc truyền thông trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số với các Chương trình, Đề án khác về công tác dân tộc thiểu số ở địa phương, tập trung tại các xã, phường, thị trấn có người dân tộc sinh sống; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông.
1.2. Hướng dẫn người dân tộc thiểu số thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có nhu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
2. Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số
2.1. Hàng năm tổ chức hoặc cử người tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chuyên đề, chuyên sâu cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp viên pháp lý....
2.2. Tổ chức tập huấn về kỹ năng phối hợp thông tin điểm về trợ giúp pháp lý tại đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý điểm cho già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để có khả năng thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý cho người dân và giới thiệu người dân người dân thuộc diện trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp khi gặp khó khăn pháp luật, làm cầu nối giữa người dân với Trung tâm Trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
3. Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn
Xây dựng các chương trình, phóng sự về trợ giúp pháp lý để hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên truyền hình, truyền thanh; Trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung tâm truyền thông, văn hóa các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
4. Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ thuộc các cơ quan có liên quan; các đợt tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm cho cán bộ cơ sở, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
5. Biên soạn, cung cấp tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số
Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và miền núi như: Biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp trợ giúp pháp lý, sách bỏ túi trợ giúp pháp lý, cẩm nang pháp luật trợ giúp pháp lý, sổ tay trợ giúp pháp lý và các ấn phẩm tài liệu trợ giúp pháp lý khác cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 - 2025.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện tiểu Dự án 1 của Dự án 10 phụ lục số 10 Nghị quyết số 33/2022/NQ- HĐND ngày 29/6/2022 của HĐND tỉnh và Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh phí đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật (nếu có).
1. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý lập, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; đảm bảo tiết kiệm, đạt hiệu quả và chất lượng.
2. Ban Dân tộc tỉnh: Hàng năm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với Sở Tài chính cân đối và báo cáo cấp có thẩm quyền cấp kinh phí thực hiện tiểu Dự án 1 của Dự án 10 phụ lục số 10 Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 của HĐND tỉnh để thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và miền núi.
3. Sở Tài chính
Hàng năm phối hợp Ban Dân tộc, Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Trợ giúp pháp lý lập dự toán; thẩm định trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
Căn cứ nhiệm vụ được giao phối hợp Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này; tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm Trợ giúp pháp lý thực hiện tốt nhiệm vụ trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh, kiến nghị về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
- 1 Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2022 triển khai Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Kế hoạch 4400/KH-UBND năm 2022 thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý theo Quyết định 1719/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Nam ban hành