BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1459/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Thông tư số 09/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc tổ chức phong trào thi đua và bình xét khen thưởng Khối thi đua Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA VÀ BÌNH XÉT KHEN THƯỞNG KHỐI THI ĐUA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1459/QĐ-BTTTT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về việc tổ chức phong trào thi đua và thực hiện bình xét khen thưởng hàng năm Khối thi đua Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các Sở Thông tin và Truyền thông).
1. Tự nguyện, dân chủ, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu thi đua rõ ràng, công khai.
Điều 3. Nguyên tắc khen thưởng
1. Đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và chính xác.
2. Chỉ xem xét khen thưởng cho các Sở Thông tin và Truyền thông có đăng ký tham gia phong trào thi đua.
3. Không xem xét khen thưởng cho các Sở Thông tin và Truyền thông thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
- Không có báo cáo sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong năm.
TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA HÀNG NĂM
Điều 4. Hình thức tổ chức phong trào thi đua
Phong trào thi đua Khối thi đua Sở Thông tin và Truyền thông được chia thành 8 Cụm thi đua, gồm:
1. Cụm thi đua số 1: Gồm 05 Sở Thông tin và Truyền thông thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
2. Cụm thi đua số 2: Gồm 07 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
3. Cụm thi đua số 3: Gồm 09 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh đồng bằng sông Hồng: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.
4. Cụm thi đua số 4: Gồm 07 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Hoà Bình, Bắc Cạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
5. Cụm thi đua số 5: Gồm 06 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
6. Cụm thi đua số 6: Gồm 10 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đăk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
7. Cụm thi đua số 7: Gồm 07 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu.
8. Cụm thi đua số 8: Gồm 12 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh miền Tây Nam Bộ: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau.
Điều 5. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng tại các Cụm thi đua
1. Các Cụm thi đua có Cụm trưởng, Cụm phó và các thành viên trong Cụm. Cụm trưởng, Cụm phó và các thành viên trong Cụm là Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông. Năm 2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao Giám đốc Sở đứng đầu danh sách các Cụm làm Cụm trưởng, Giám đốc Sở thứ hai trong danh sách làm Cụm phó; Các năm tiếp theo Cụm trưởng, Cụm phó do các thành viên trong Cụm bầu luân phiên trong dịp tổng kết phong trào thi đua hàng năm và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ.
2. Bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng của Cụm trưởng, Cụm phó là bộ phận thường trực giúp việc Cụm trưởng, Cụm phó trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động của Cụm.
Điều 6. Trách nhiệm của Cụm trưởng, Cụm phó và các đơn vị thành viên trong Cụm
1. Trách nhiệm của Cụm trưởng:
1.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua ở các đơn vị trong Cụm;
1.2. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị được giao của các đơn vị trong Cụm và phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của Bộ, tổ chức xây dựng các tiêu chí thi đua phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn của từng đơn vị trong Cụm;
1.3. Tổ chức phát động thi đua và ký giao ước thi đua giữa các đơn vị thành viên trong Cụm;
1.4. Tổ chức phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, kinh nghiệm hay của tập thể, cá nhân để các đơn vị trong Cụm nêu gương học tập;
1.5. Tổ chức kiểm tra chéo phong trào thi đua giữa các đơn vị thành viên trong Cụm, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra do Cụm trưởng quyết định sau khi lấy ý kiến thống nhất của các thành viên trong Cụm;
1.6. Tổng hợp, xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết phong trào thi đua của Cụm; tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết; bình chọn suy tôn các đơn vị tiêu biểu của Cụm để đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng;
2. Trách nhiệm của Cụm phó:
2.1. Phối hợp với Cụm trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức điều hành hoạt động của Cụm; thay mặt Cụm trưởng giải quyết công việc của Cụm khi Cụm trưởng ủy quyền;
2.2. Phối hợp với Cụm trưởng chuẩn bị các nội dung, tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào thi đua của Cụm.
3. Trách nhiệm của các đơn vị thành viên trong Cụm:
3.1. Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động thi đua của Cụm;
3.2. Căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao và phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của Bộ, xây dựng nội dung, tiêu chí đăng ký thi đua và gửi đăng ký thi đua cho Cụm trưởng;
3.3. Tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng theo quy định và phù hợp với thực tế của đơn vị;
3.4. Triển khai thực hiện các nội dung, tiêu chí đã ký giao ước thi đua trong Cụm. Tham gia đầy đủ, đúng thành phần các hoạt động của Cụm; định kỳ báo cáo 6 tháng và cả năm kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua đã ký kết cho Cụm trưởng để tổng hợp báo cáo chung.
Điều 7. Nội dung hoạt động của Cụm thi đua
1. Cụm thi đua hoạt động theo chế độ tập thể, các phiên họp của Cụm chỉ tổ chức khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự; các quyết định của Cụm được thông qua tại các phiên họp của Cụm và có trên 50% thành viên tham dự nhất trí. Các quyết định của Cụm là ý kiến chung của các đơn vị thành viên trong Cụm.
2. Tổ chức phát động thi đua và ký giao ước thi đua giữa các đơn vị thành viên trong Cụm.
3. Tổ chức sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm của Cụm (tùy điều kiện của các Cụm có thể tổ chức sơ kết bằng hình thức trực tuyến).
3.1. Nội dung: đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua đã ký kết giao ước thi đua trong năm; trao đổi kinh nghiệm, học tập các điển hình tiên tiến và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng cuối năm của Cụm;
3.2. Thời gian hoàn thành vào trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.
4. Tổ chức tổng kết phong trào thi đua hàng năm:
4.1. Nội dung: đánh giá kết quả hoạt động của Cụm và kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua đã ký kết giao ước thi đua của từng đơn vị thành viên trong Cụm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng năm sau; bình chọn, suy tôn các đơn vị tiêu biểu trong Cụm để đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng; ký kết giao ước thi đua; bầu Cụm trưởng, Cụm phó mới.
4.2. Thời gian hoàn thành trước ngày 15 tháng 3 năm liền kề.
5. Thực hiện chế độ thông tin tuyên truyền các hoạt động thi đua của Cụm.
6. Báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông sau 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết của Cụm.
Điều 8. Nội dung tiêu chí thi đua chủ yếu
1. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho chính quyền địa phương để thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông ở địa phương. Thực hiện nhiệm vụ là đầu mối triển khai Chính quyền điện tử tại địa phương.
2. Thường xuyên tham mưu chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tại địa phương thông tin, tuyên truyền toàn diện, đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, xây dựng lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân tại địa phương.
3. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế ngành Thông tin và Truyền thông tại địa phương (được đánh giá theo tốc độ tăng trưởng kinh tế: về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách).
4. Tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (được đánh giá theo kết quả đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố).
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành (được đánh giá theo Chỉ số cải cách hành chính hàng năm do UBND các tỉnh, thành phố công bố).
6. Đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo đem lại hiệu quả cao trên các mặt công tác.
7. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh.
8. Tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua thường xuyên, theo đợt, theo chuyên đề thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
9. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn quy định.
BÌNH XÉT KHEN THƯỞNG VỀ THÀNH TÍCH TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA HÀNG NĂM
Điều 9. Khen thưởng các Sở Thông tin và Truyền thông:
Căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chí đã ký giao ước thi đua của các đơn vị thành viên trong Cụm, Thủ trưởng các đơn vị thành viên đại diện cho đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá hoạt động của Cụm và thành tích đạt được của từng đơn vị thành viên; bình xét bằng hình thức bỏ phiếu suy tôn đơn vị tiêu biểu xuất sắc nhất của Cụm để đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng như sau:
1. Cụm thi đua có từ 09 đơn vị trở xuống: chọn 01 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua để đề nghị xét tặng Cờ Thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông; chọn 02 đơn vị xuất sắc tiếp theo để đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Cụm thi đua có từ 10 đơn vị trở lên: chọn 02 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua để đề nghị xét tặng Cờ Thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông; chọn 02 đơn vị xuất sắc tiếp theo để đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Cụm thi đua số 1, do có tính đặc thù nên được xét chọn 02 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua để đề nghị xét tặng Cờ Thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông; chọn 01 đơn vị xuất sắc tiếp theo để đề nghị xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 10. Khen thưởng cho các đơn vị trực thuộc các Sở Thông tin và Truyền thông:
Mỗi Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn đề nghị khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho không quá 30% tổng số đơn vị trực thuộc đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là đơn vị tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; có sáng kiến, sáng tạo đem lại hiệu quả cao trên các mặt công tác.
3. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức Đảng, đoàn thể đạt trong sạch vững mạnh.
Điều 11. Khen thưởng cho cá nhân thuộc các Sở Thông tin và Truyền thông:
Mỗi Sở Thông tin và Truyền thông lựa chọn đề nghị khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho không quá 15% tổng số cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức của Sở đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Là cá nhân tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2. Có đề tài, sáng kiến hoặc ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác.
3. Gương mẫu đi đầu trong chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị.
Điều 12. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng:
1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho tập thể, cá nhân thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 và Khoản 1, Điều 31, Thông tư số 09/2018/TT-BTTTT ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các Sở Thông tin và Truyền thông do Cụm trưởng các Cụm thi đua trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sau 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức Hội nghị tổng kết của Cụm.
3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trực thuộc các Sở Thông tin và Truyền thông do Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 3 năm liền kề với năm đề nghị khen thưởng.
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông; Cụm trưởng, Cụm phó các Cụm thi đua có trách nhiệm phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này. Hàng năm, các Cụm thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và gửi báo cáo về Bộ (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 3 năm liền kề để tổng hợp báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Quy định này với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm phổ biến, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề chưa phù hợp, các Cụm thi đua phản ảnh về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
- 1 Công văn 2027/BTP-TĐKT năm 2020 hướng dẫn xét khen thưởng thành tích 5 năm thực hiện phong trào thi đua của ngành Tư pháp và công tác pháp chế do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 1435/BYT-TT-KT năm 2020 về phát động Phong trào thi đua Ngành y tế chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3 Hướng dẫn 1689/HD-TLĐ năm 2019 về tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” gắn với Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2028 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư 09/2018/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 6 Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 7 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 8 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 9 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Công văn 2027/BTP-TĐKT năm 2020 hướng dẫn xét khen thưởng thành tích 5 năm thực hiện phong trào thi đua của ngành Tư pháp và công tác pháp chế do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 1435/BYT-TT-KT năm 2020 về phát động Phong trào thi đua Ngành y tế chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3 Hướng dẫn 1689/HD-TLĐ năm 2019 về tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” gắn với Phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2028 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành