Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1462/QĐ-BYT

Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2023.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch sử dụng vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế tại một số tỉnh, thành phố giai đoạn 2021 - 2023”.

Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Ông(Bà): Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược; Viện trưởng các Viện: Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Trưởng ban điều hành Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tại Điều 1 và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- TTYTDP/TTKSBT các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG




Đỗ X
uân Tuyên

 

KẾ HOẠCH

SỬ DỤNG VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1462/QĐ-BYT ngày 05 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Đặc điểm của bệnh cúm mùa và các biện pháp dự phòng

- Cúm mùa là bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính do nhiễm vi rút với biểu hiện như sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ như đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Các vi rút gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 - 30% trẻ em và 5 - 10% người lớn mắc bệnh cúm; trung bình các vụ dịch cúm gây bệnh cho khoảng 500 - 800 triệu người/năm, trong đó khoảng 5 triệu trường hợp bị bệnh cúm nặng và 290.000 - 650.000 trường hợp tử vong. Việt Nam là một trong những điểm nóng trong khu vực về bệnh cúm, bao gồm cả cúm mùa. Hàng năm, Việt Nam ghi nhận 1,6-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Một số đại dịch cúm đã từng xảy ra trong lịch sử loài người như đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1919), đại dịch cúm châu Á (1957-1958), đại dịch cúm Hồng Kông (1968-1969). Do đặc tính biến đổi thường xuyên của vi rút cúm cùng với khả năng trao đổi các vật chất di truyền giữa các chủng cúm khác nhau như cúm A(H1N1), cúm A(H5N1) có thể dẫn đến tạo ra chủng cúm mới có độc lực cao và khả năng lây lan mạnh. Không chỉ gây những ảnh hưởng nặng nề về tuổi thọ và sức khỏe của người mắc cúm, bệnh cúm gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế do chi phí chăm sóc y tế, nghỉ việc, nghỉ học và gây xáo trộn xã hội.

- Sử dụng vắc xin cúm mùa là biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc dự phòng tích cực và chủ động các bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm và nhiều lợi ích, hiệu quả đầu tư kinh tế, phát triển và bảo vệ sức khỏe giống nòi... Trong hơn 60 năm qua, nhiều loại vắc xin cúm đã được sử dụng. Các loại vắc xin cúm mùa sử dụng hiện nay là vắc xin tam liên. Vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ của vắc xin là tương đối cao 70-90%. Ở những người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Việc sử dụng vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả làm giảm 89% nguy cơ lây nhiễm cúm ở người khỏe mạnh, 78% số ngày nghỉ việc ở những người có độ tuổi làm việc, giảm 57% nguy cơ nhập viện và 67% nguy cơ tử vong ở tuổi già, giảm 85% nguy cơ bị hội chứng cúm và giảm 41% nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.

- Nhóm nhân viên y tế (NVYT) là một trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất do thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh cúm và cũng là một trong những mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được họ chăm sóc và điều trị. Việc bác sỹ nghỉ làm do bị mắc bệnh gây nên gánh nặng về kinh tế do phải chi phí điều trị, chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh, trong khi đó nếu họ đi làm khi đang mắc bệnh cúm chính là nguồn lây nhiễm vi rút cúm tới các bệnh nhân khác đang được điều trị tại các cơ sở y tế nơi họ làm việc. Tuy nhiên việc tiêm vắc xin cúm mùa ở NVYT vẫn gặp phải những khó khăn do nhận thức rằng bệnh cúm không phải là bệnh nguy hiểm đối với những người lao động trưởng thành, khỏe mạnh cũng như quan niệm sai lầm về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin cúm mùa của chính các NVYT.

2. Việc sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam vắc xin cúm mùa chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng mà được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ, bao gồm các vắc xin nhập khẩu được cấp phép lưu hành tại Việt Nam như Vaxigrip (Sanofi Pasteur), Influvac (Abbott) và GC Flu (Green Cross). Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, khoảng 600.000 liều vắc xin được sử dụng, số vắc xin cúm trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh, với khoảng 2 triệu liều được sử dụng (2019-2020). Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin cúm mùa IVACFLU-S, đây là vắc xin cúm mùa bất hoạt tam liên (phòng 3 chủng cúm: A/H1N1, A/H3N2 và B). Vắc xin này đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019. Theo nhà sản xuất, số lượng vắc xin cúm đã được sử dụng khoảng 130.000 liều/năm.

3. Chương trình hợp tác giới thiệu sử dụng vắc xin cúm

- Chương trình hợp tác giới thiệu sử dụng vắc xin cúm (PIVI) do Trung tâm dự phòng, kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và nhóm hành động vì sức khỏe toàn cầu (TFGH) thiết lập với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh cúm và nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh bằng cách cung cấp vắc xin cúm miễn phí cho các quốc gia đối tác. PIVI bắt đầu hoạt động từ năm 2011 và đã có 15 quốc gia tham gia với gần 4 triệu liều vắc xin cúm mùa được cung ứng.

- Năm 2017, với sự hỗ trợ của Trung tâm dự phòng, kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC), đã hỗ trợ 11.000 liều vắc xin để triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho NVYT tại 29 cơ sở y tế công lập tại 4 tỉnh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Đắk Lắk. Năm 2019, Việt Nam đã tham gia là thành viên của PIVI và PIVI đã hỗ trợ 21.000 liều vắc xin Vaxigrip để triển khai tiêm cho 20.988/26.025 NVYT (hơn 80%) tại 153 cơ sở y tế tại 4 tỉnh Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu và Đắk Lắk. Việc triển khai kế hoạch này được sự hưởng ứng nhiệt tình và tham gia của NVYT với số liều vắc xin sử dụng đạt tỷ lệ cao, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Năm 2020, với sự hỗ trợ 136.000 liều vắc xin của PIVI, Việt Nam tiếp tục triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho NVYT tại 24 tỉnh, thành phố và loại vắc xin sử dụng cho kế hoạch này là IVACFLU-S do Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất. Theo chính sách của PIVI, PIVI cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam để triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cúm mùa cho NVYT trong vòng 05 năm kể từ năm 2019. Năm 2021, PIVI tiếp tục hỗ trợ 136.000 liều vắc xin để triển khai tiêm cho 24 tỉnh, thành phố. Năm 2022 - 2023 số liều vắc xin sẽ giảm dần và phần đối ứng của chính phủ Việt Nam sẽ tăng dần. Số lượng vắc xin và địa bàn triển khai sẽ được trao đổi cụ thể hàng năm.

- Việc tham gia PIVI và triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho đối tượng NVYT tại các cơ sở y tế với sự hỗ trợ của PIVI trong giai đoạn Việt Nam chưa đưa vắc xin cúm mùa sản xuất trong nước vào chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như chuẩn bị trong trường hợp cần ứng phó với đại dịch, đồng thời tranh thủ được nguồn hỗ trợ từ nước ngoài là rất cần thiết.

4. Căn cứ pháp lý

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội.

- Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Thư ngày 22/5/2018 của Tổ chức Nhóm hành động về sức khỏe toàn cầu (TFGH) về việc hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

NVYT làm việc tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế khác tại một số tỉnh, thành phố được tiêm miễn phí vắc xin cúm mùa.

2. Mục tiêu cụ thể

- NVYT tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế khác tại 24 tỉnh, thành phố được tiêm vắc xin cúm mùa năm 2021, đạt tỷ lệ ≥ 90% (danh sách chi tiết tại Phụ lục 1).

- NVYT tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế khác tại 30 tỉnh, thành phố được tiêm vắc xin cúm mùa năm 2022, đạt tỷ lệ ≥ 90%.

- NVYT tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế khác tại 35 tỉnh, thành phố được tiêm vắc xin cúm mùa năm 2023, đạt tỷ lệ ≥ 90%

(Danh sách chi tiết các tỉnh, thành phố của năm 2022 và năm 2023 được xác định sau khi thực hiện xong năm 2021 và thống nhất với PIVI)

III. NỘI DUNG

1. Xác định loại vắc xin

- Thời gian triển khai: Năm 2021-2023.

- Đầu mối thực hiện: Cục Y tế dự phòng.

- Đơn vị phối hợp: USCDC, PIVI.

- Nội dung hoạt động:

+ Năm 2021: PIVI cung cấp vắc xin IVACFLU-S do Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất.

+ Năm 2022-2023: Cục Y tế dự phòng trao đổi tiếp với PIVI về loại vắc xin cung ứng cho Việt Nam.

2. Triển khai tiêm vắc xin cúm tại 24 tỉnh, thành phố năm 2021

2.1. Đối tượng và phạm vi triển khai

- Đối tượng: NVYT bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế khác đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế dự phòng và khám chữa bệnh, trừ NVYT đã tiêm vắc xin cúm mùa trong thời gian 01 tháng trước khi triển khai kế hoạch.

- Tiêu chí lựa chọn và phạm vi triển khai: 24 tỉnh, thành phố đã triển khai năm 2020 bao gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang.

Bảng 1. Phạm vi, số đối tượng tiêm vắc xin cúm năm 2021 (chi tiết tại phụ lục 1)

TT

Khu vực

Số tỉnh triển khai

Tổng số nhân viên y tế

1

Miền Bắc

9

75.893

2

Miền Trung

5

30.980

3

Tây Nguyên

3

16.560

4

Miền Nam

7

44.663

Cộng

24

168.096

2.2. Điều tra, lập danh sách đối tượng

- Thời gian triển khai: Trước khi xây dựng kế hoạch triển khai tiêm chủng tối thiểu 01 tháng

- Đầu mối thực hiện: Các cơ sở tiêm chủng

- Đơn vị phối hợp: TTYT quận/huyện, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (sau đây viết tắt là TTKSBT) 24 tỉnh, thành phố, Cục Y tế dự phòng.

- Nội dung triển khai:

+ TTKSBT 24 tỉnh, thành phố tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện việc rà soát và đăng ký tiêm chủng cho NVYT.

+ Cơ sở tiêm chủng tổng hợp danh sách cán bộ, NVYT đăng kí tiêm chủng vắc xin cúm mùa và thông báo số lượng nhân viên đăng ký tiêm cho TTYT quận, huyện.

+ TTYT quận, huyện tổng hợp danh sách đơn vị tiêm chủng và số lượng NVYT đăng ký tiêm chủng trên địa bàn và thông báo cho TTKSBT.

+ TTKSBT 24 tỉnh, thành phố tổng hợp danh sách đơn vị tiêm chủng và số lượng NVYT đăng ký tiêm chủng tại tỉnh, thành phố, thông báo cho Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR Quốc gia, khu vực để được cung ứng vắc xin.

2.3. Xây dựng kế hoạch tiêm chủng:

- Thời gian triển khai: Quý II/2021.

- Đầu mối thực hiện: TTKSBT 24 tỉnh, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng, các Viện VSDT, Viện Pasteur, Sở Y tế, Dự án TCMR Quốc gia, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế có thực hiện tiêm vắc xin cúm mùa.

- Nội dung triển khai:

TTKSBT tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tiêm chủng cụ thể của tỉnh, thành phố trình Sở Y tế phê duyệt trong Quý II/2021: hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai theo quy định.

2.4. Hướng dẫn triển khai kế hoạch

- Thời gian triển khai: Quý II/2021.

- Đầu mối thực hiện: Cục Y tế dự phòng

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Dự án TCMR Quốc gia, các Viện VSDT, Viện Pasteur, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố.

- Nội dung hoạt động:

+ Cục Y tế dự phòng tổ chức 03 hội thảo cho 4 khu vực để tổng kết kết quả tiêm vắc xin cúm mùa năm 2020 và hướng dẫn việc triển khai kế hoạch cho 24 tỉnh, thành phố năm 2021.

+ TTKSBT 24 tỉnh, thành phố hướng dẫn việc triển khai kế hoạch cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn.

2.5. Truyền thông

- Thời gian triển khai: Quý II/2021

- Đầu mối thực hiện: Cục Y tế dự phòng.

- Đơn vị phối hợp: Các Viện VSDT, Viện Pasteur, Sở Y tế, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố.

- Nội dung hoạt động:

+ TTKSBT 24 tỉnh, thành phố sử dụng các tài liệu truyền thông do Cục Y tế dự phòng cung cấp hoặc phối hợp với Cục Y tế dự phòng xây dựng thêm các tài liệu truyền thông (áp phích, tờ rơi, sổ tay, thông điệp truyền thông) về bệnh cúm và việc sử dụng vắc xin cúm mùa.

+ Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiến hành truyền thông về bệnh cúm và việc sử dụng vắc xin cúm tại các cơ sở y tế đã đăng ký tiêm.

+ Các cơ sở y tế thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của NVYT về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm tại đơn vị trước khi đăng ký và trong suốt quá trình triển khai tiêm chủng.

2.6. Tập huấn

- Thời gian triển khai: Quý II/2021

- Đầu mối thực hiện: TTKSBT 24 tỉnh, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Các Viện VSDT, Viện Pasteur, Sở Y tế.

- Nội dung hoạt động:

TTKSBT 24 tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn về tiêm chủng vắc xin cúm mùa cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là đối với các cơ sở y tế chưa triển khai tiêm chủng năm 2020.

2.7. Cung ứng vắc xin cúm mùa

- Thời gian: Quý III/2021

- Đầu mối thực hiện: Nhà sản xuất/nhà phân phối

- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng, PIVI, các Viện VSDT, Viện Pasteur, Dự án tiêm chủng mở rộng (TCMR) khu vực, Sở Y tế, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố, TTYT quận/huyện, cơ sở tiêm chủng.

- Nội dung hoạt động:

+ Nhà sản xuất/nhà phân phối thông báo kế hoạch cung ứng vắc xin cho Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR khu vực và PIVI.

+ Cục Y tế dự phòng thông báo số lượng vắc xin dự kiến cung ứng cho từng tỉnh, thành phố, Dự án TCMR khu vực và nhà sản xuất/nhà phân phối.

+ Nhà sản xuất/nhà phân phối giao vắc xin đến kho của Dự án TCMR khu vực theo số lượng do Cục Y tế dự phòng thông báo. Dự án TCMR khu vực bảo quản vắc xin tại kho của đơn vị mình và cấp phát vắc xin cho các TTKSBT tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý trước khi triển khai 01 tháng.

+ TTKSBT tỉnh, thành phố tiếp nhận và bảo quản vắc xin cúm mùa tại kho tỉnh, thực hiện việc cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế quận/huyện và các đơn vị tổ chức tiêm chủng trước khi triển khai tiêm chủng 1 tuần.

* Việc giao nhận vắc xin tiến hành theo quy định và có biên bản giao nhận theo mẫu tại Phụ lục 2.

2.8. Tổ chức tiêm chủng

a) Hình thức tiêm chủng

Tổ chức theo từng đợt, triển khai cuốn chiếu tại các cơ sở thực hiện tiêm chủng, sử dụng hệ thống tiêm chủng sẵn có và trong thời gian ngắn nhất.

b) Cơ sở thực hiện tiêm chủng

Đối với các đơn vị được cấp giấy chứng nhận/tự công bố cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện tiêm chủng TTKSBT tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo quy định. Đối với các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng, TTKSBT tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động theo quy định.

c) Tổ chức thực hiện:

- Thời gian triển khai: Quý III, IV/2021.

- Đầu mối thực hiện: Cơ sở tiêm chủng.

- Đơn vị phối hợp: Cục Y tế dự phòng, Dự án TCMR Quốc gia, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố, TTYT quận, huyện, các cơ sở y tế thực hiện tiêm vắc xin cúm mùa.

- Nội dung triển khai:

+ Các đơn vị tổ chức tiêm chủng vắc xin đảm bảo an toàn, hiệu quả theo quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018, Thông tư số 34/2018/TT-BYT và các hướng dẫn của Bộ Y tế. TTKSBT tỉnh, thành phố hỗ trợ các đơn vị tổ chức tiêm chủng vắc xin đảm bảo an toàn, hiệu quả.

+ Trong trường hợp chưa sử dụng hết số vắc xin được cung cấp, Sở Y tế chỉ đạo TTKSBT tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch bổ sung tiêm vắc xin cho NVYT tại các cơ sở y tế khác để sử dụng hiệu quả vắc xin. Việc tiêm chủng cần hoàn thành trước tháng 12 năm 2021.

+ Trong trường hợp số lượng vắc xin được cung ứng thấp hơn nhu cầu thực tế. TTKSBT tỉnh, thành phố báo cáo Dự án TCMR khu vực để điều phối trong khu vực hoặc Cục Y tế dự phòng để được điều phối vắc xin giữa các khu vực.

2.9. Kiểm tra, giám sát và báo cáo

2.9.1. Kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng

- Thời gian triển khai: Quý II, III, IV/2021 (trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch)

- Đầu mối thực hiện: Cục Y tế dự phòng, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế.

- Nội dung triển khai:

Cục Y tế dự phòng, TTKSBT các tỉnh, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát các tuyến trước, trong và sau khi triển khai kế hoạch để kiểm tra và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

2.9.2. Báo cáo kết quả tiêm chủng

- Thời gian triển khai: Quý IV/2021.

- Đầu mối thực hiện: Cơ sở tiêm chủng

- Đơn vị phối hợp: Dự án TCMR khu vực, Sở Y tế, TTKSBT 24 tỉnh/thành phố.

- Nội dung triển khai:

+ Báo cáo ngày, các cơ sở tiêm chủng báo cáo bao gồm kết quả tiêm chủng, số lượng tiêm chủng, phản ứng thông thường sau tiêm chủng và sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo mẫu tại Phụ lục 3 gửi cho TTYT quận/huyện để tổng hợp và báo cáo TTKSBT tỉnh, thành phố trước 17h00. TTKSBT tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu và cập nhật vào đường link báo cáo cho Dự án TCMR khu vực và Cục Y tế dự phòng: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1j6U-N7V7GiRNyOfv0JauTd-r2vHNXB6Rk2ZNG-NvWpk/edit?usp=sharing trước 9h ngày hôm sau.

+ Báo cáo tổng kết đợt tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi cho TTYT quận/huyện để tổng hợp và báo cáo TTKSBT tỉnh sau khi kết thúc đợt tiêm chủng 07 ngày. TTKSBT tỉnh, thành phố tổng hợp theo mẫu tại Phụ lục 5, báo cáo Sở Y tế, Dự án TCMR khu vực và Cục Y tế dự phòng trong tháng 11/2021 để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ trong tháng 12/2021.

*TTKSBT tỉnh, thành phố lập danh sách tất cả NVYT được tiêm vắc xin cúm mùa theo từng đơn vị và gửi danh sách có chữ ký và đóng dấu của TTKSBT về Cục Y tế dự phòng sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin tại tỉnh, thành phố.

2.10. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin cúm mùa năm 2020

- Thời gian triển khai: Quý II, III/2021

- Đầu mối thực hiện: Cục Y tế dự phòng

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, TTKSBT 24 tỉnh, thành phố.

- Nội dung triển khai:

Cục Y tế dự phòng phối hợp với USCDC để hoàn thiện bộ câu hỏi và hướng dẫn triển khai đánh giá hiệu quả việc thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế. Cục Y tế dự phòng sẽ tiến hành lựa chọn một số tỉnh, thành phố để tổ chức thảo luận nhóm, phỏng vấn cán bộ y tế theo bộ câu hỏi có sẵn.

3. Triển khai tiêm vắc xin cúm mùa cho NVYT năm 2022, 2023

- Thời gian triển khai: Quý I hàng năm.

- Địa điểm triển khai:

+ Năm 2022: 30 tỉnh, thành phố được chọn.

+ Năm 2023: 35 tỉnh, thành phố được chọn.

- Tiêu chí lựa chọn đơn vị: Các tỉnh, thành phố đã tiến hành triển khai các năm trước; các tỉnh, thành phố có trọng điểm du lịch; các tỉnh, thành phố có sân bay quốc tế, cửa khẩu quốc tế, có khu kinh tế; các khu vực đông dân cư; xung quanh các thành phố lớn, nguy cơ dịch bệnh lây lan lớn.

- Đối tượng triển khai: Toàn bộ NVYT tại các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế khác thuộc các tỉnh, thành phố được chọn.

- Đầu mối thực hiện: TTKSBT các tỉnh, thành phố được lựa chọn.

- Đơn vị phối hợp: Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, SYT, Cục y tế dự phòng.

- Nội dung triển khai:

+ Cục Y tế dự phòng xây dựng kế hoạch chung theo từng năm bao gồm các nội dung: Điều tra, lập danh sách đối tượng; tổ chức tập huấn, truyền thông; tổ chức tiêm chủng; theo dõi, giám sát và báo cáo.

+ TTKSBT tỉnh, thành phố được lựa chọn xây dựng kế hoạch tiêm chủng cụ thể của tỉnh, thành phố theo từng năm trình Sở Y tế phê duyệt.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí mua vắc xin

Số vắc xin dự kiến: Tổng số khoảng 617.200 liều vắc xin cúm, trong đó:

- Năm 2021 sử dụng khoảng 136.000 liều do PIVI hỗ trợ.

- Năm 2022 sử dụng khoảng 215.900 liều, năm 2023 khoảng 265.300 liều, một phần do PIVI hỗ trợ, một phần do Việt Nam chi trả. Số lượng cụ thể theo thỏa thuận với PIVI theo từng năm.

2. Kinh phí cho các hoạt động triển khai tiêm

2.1. Kinh phí do PIVI hỗ trợ

Thực hiện các hoạt động truyền thông, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch, các hoạt động quản lý... Kinh phí và các hoạt động cụ thể theo thỏa thuận với PIVI theo từng năm.

2.2. Kinh phí từ ngân sách trung ương

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng, có thể lồng ghép trong các đợt kiểm tra, giám sát định kỳ của các đơn vị về sử dụng vắc xin, tiêm chủng.

- Bố trí kinh phí mua đối ứng vắc xin cúm mùa để triển khai tiêm cho NVYT năm 2022, năm 2023.

2.3. Kinh phí từ ngân sách địa phương

- Việc tiếp nhận, cung ứng, bảo quản vắc xin cúm mùa tại các Trung tâm Y tế cấp huyện và cơ sở thực hiện tiêm chủng sẽ sử dụng hệ thống cung ứng và dây chuyền lạnh sẵn có của các đơn vị tại từng địa phương.

- Cơ sở y tế triển khai bố trí kinh phí cho các hoạt động lập danh sách đối tượng, tập huấn, truyền thông, vận chuyển và bảo quản vắc xin, công tiêm...

- Kinh phí triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát tại các địa phương bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, có thể lồng ghép trong các đợt kiểm tra, giám sát định kỳ của các đơn vị về sử dụng vắc xin, tiêm chủng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc giám sát, theo dõi và báo cáo thường xuyên kết quả thực hiện. Xây dựng các tài liệu tập huấn và hướng dẫn hoạt động truyền thông và triển khai kế hoạch tại các địa phương, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế.

2. Vụ Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm làm đầu mối tham mưu Lãnh đạo Bộ về việc bố trí kinh phí mua vắc xin cúm mùa năm 2022, 2023

3. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur phối hợp với địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch, đảm bảo cung ứng đủ vắc xin cúm mùa theo đề xuất của các đơn vị. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

4. Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có trách nhiệm kiểm định chất lượng vắc xin đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chất lượng vắc xin tại các tuyến.

5. Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia:

- Phối hợp với Cục Y tế dự phòng xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai, truyền thông.

- Phối hợp với TTKSBT các tỉnh, thành phố cấp phát các tài liệu truyền thông đến các đơn vị, tập huấn cho các cán bộ thực hiện tiêm chủng.

- Tiếp nhận, cung ứng vắc xin và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tiêm chủng của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế về kết quả tiêm chủng theo quy định.

6. Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai thực hiện và bố trí kinh phí cho việc mua vật tư tiêm chủng, kiểm tra giám sát và triển khai công tác tiêm vắc xin cúm trên địa bàn tỉnh.

7. TTKSBT tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

8. Các cơ sở y tế xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và bố trí kinh phí tiêm vắc xin cúm cho NVYT của đơn vị.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH 24 TỈNH, THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN CÚM MÙA NĂM 2021

STT

TỈNH, THÀNH PHỐ

TỔNG SỐ NVYT

DỰ KIẾN SỐ NVYT ĐĂNG KÝ

SỐ VẮC XIN DỰ KIẾN

1

Hải Phòng

7.879

6.775

6.200

2

Quảng Ninh

8.869

7.630

6.580

3

Lạng Sơn

4.177

3.590

3.300

4

Lào Cai

4.200

3.615

3.500

5

Bắc Ninh

6.555

5.640

4.100

6

Bắc Giang

11.130

9.570

8.400

7

Thanh Hóa

14.643

12.595

12.000

8

Nghệ An

13.000

11.180

10.300

9

Vĩnh Phúc

5.440

4.680

4.800

10

Đà Nẵng

10.633

9.145

9.100

11

Khánh Hòa

5.400

4.645

4.500

12

Thừa Thiên Huế

7.376

6.345

6.200

13

Quảng Bình

4.170

3.585

3.500

14

Quảng Trị

3.401

2.925

3.100

15

Kon Tum

3.165

2.722

2.600

16

Gia Lai

5.455

4.690

5.000

17

Đắk Lắk

7.940

6.828

6.500

18

Cần Thơ

8.755

7.529

7.000

19

Bà Rịa Vũng Tàu

4.426

3.806

3.700

20

Kiên Giang

7.123

6.126

6.000

21

Long An

5.423

4.664

4.240

22

Tây Ninh

3.778

3.249

2.900

23

Đồng Tháp

7.372

6.340

6.100

24

An Giang

7.786

6.696

6.380

Tổng cộng

168.096

144.570

136.000

Chú thích: Công thức tính số lượng vắc xin

Số vắc xin cúm (liều) = Số NVYT đăng kí * Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (90%) * Hệ số sử dụng (1,05)

 

PHỤ LỤC 2:

MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO VẮC XIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

..1….. ngày … tháng…. năm 2021

BIÊN BẢN GIAO, NHẬN VẮC XIN

TT

Loại vắc xin

Tên vắc xin

Tên nhà sản xuất, nước sản xuất

Hàm lượng, quy cách đóng gói

Số đăng kí lưu hành

Số lô

Hạn sử dụng

Số liều

Tình trạng bảo quản (nhiệt độ, VVM, chỉ thị đông băng (nếu có)2

Tình trạng vắc xin (bao bì, nhãn mác, màu sắc..)

Ghi chú

1

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại diện đơn vị giao
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên và đóng dấu)

Đại diện đơn vị nhận
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên và đóng dấu)

___________

1 Địa danh

2 Nhiệt độ: ghi nhiệt độ lúc nhận; VVM: ghi giai đoạn (I,II,III,IV), chỉ thị đông băng: ghi tình trạng (V/X)

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO HÀNG NGÀY KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

(Dành cho cơ sở thực hiện tiêm chủng báo cáo)

Tỉnh, thành phố ………………………Quận/huyện  …………………………………

Cơ sở tiêm chủng …………………………

Tổng số đối tượng đăng kí tiêm chủng: ………………..,

Tổng số NVYT tại đơn vị: ……………………….

Ngày ………/………../…………

KẾT QUẢ TIÊM CHỦNG

Tổng số mũi tiêm

Số liều vắc xin hủy

Số TH chống chỉ định1

Số TH phản ứng thông thường2

Số TH phản ứng nặng3

Đã đăng kí

Chưa đăng kí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Nếu 1 cơ sở tổ chức tiêm cho nhiều đơn vị thì sử dụng bảng dưới đây:

Tên cơ sở y tế

Tổng số mũi tiêm

Số liều vắc xin hủy

Số TH chống chỉ định1

Số TH phản ứng thông thường2

Số TH phản ứng nặng3

Đã đăng ký

Chưa đăng ký

Cơ sở đăng ký tiêm 1

 

 

 

 

 

 

Cơ sở đăng ký tiêm 2

 

 

 

 

 

 

1 Báo cáo trường hợp chống chỉ định

Số trường hợp chống chỉ định:  _______________

Lý do chính: …………………………………

2 Báo cáo cụ thể các trường hợp phản ứng thông thường

Phản ứng thông thường

Đơn vị

Sốt ≤39 °C

Sưng, đau tại chỗ tiêm

Triệu chứng khác

Đơn vị đăng kí tiêm 1

 

 

 

Đơn vị đăng kí tiêm 2

 

 

 

3 Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng:

Liệt kê các trường hợp mô tả ngắn gọn từng trường hợp:

STT

Đơn vị

Họ và tên

Ngày sinh

Mô tả (triệu chứng, diễn biến, cách xử trí, kết quả …)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từng trường hợp được báo cáo chi tiết theo phiếu điều tra sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018.

 


Người tổng hợp
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …..tháng …..năm 2021
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

(Dành cho cơ sở thực hiện tiêm chủng)

Tỉnh, thành phố ……………………

Cơ sở thực hiện tiêm chủng ……………………

Từ ngày ……/...…/…….. đến ngày ……./…../…….

I. KẾT QUẢ

n cơ sở y tế

Tổng số cán bộ y tế

Số cán bộ y tế đã đăng kí

Tổng số cán bộ y tế đã được tiêm chủng trong đợt này

Số TH chống chỉ định1

Số TH phản ứng thông thường2

Số TH phản ứng nặng3

Đã đăng ký

Chưa đăng kí

Trạm y tế

 

 

 

 

 

 

 

TTYTDP

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

* Cơ sở tiêm chủng nào không phân chia theo khoa, phòng thì chỉ điền tổng số lượng.

Cơ sở tiêm chủng nào tổ chức tiêm chủng cho nhiều đơn vị khác thì điền tổng số lượng theo từng đơn vị.

Tỷ lệ tiêm chủng

Số NVYT đã tiêm chủng/ số lượng đăng kí: ………………………..Tỷ lệ: ....%

Số NVYT đã tiêm chủng/ tổng số nhân viên: ………………………..Tỷ lệ: ….%

1 Chống chỉ định:

Số trường hợp chống chỉ định trong đợt tiêm chủng: ………………………..

Lý do chống chỉ định:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

2 Báo cáo trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng

Phản ứng thông thường

n cơ sở y tế

Sốt ≤39 °C

Sưng, đau tại chỗ tiêm

Triệu chứng khác

 

 

 

 

3 Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng:

Số trường hợp tai biến xảy ra trong suốt đợt tiêm chủng: ………………………

Liệt kê tất cả các trường hợp và mô tả chi tiết tình trạng:

STT

Họ và tên

Cơ sở y tế

Ngày sinh

Mô tả (triệu chứng, diễn biến, cách xử trí, kết quả...)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

Từng trường hợp được báo cáo chi tiết theo phiếu điều tra sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Số lượng các điểm tiêm chủng: …………………………….

2. Số lượng tủ lạnh đã sử dụng: …………………………………………

3. Số lượng phích vắc xin đã sử dụng: ……………………………………

4. Vật tư và vắc xin

Tỉnh/ CSYT

Vật tư và vắc xin

Liều vắc xin*

Hộp an toàn

Kim tiêm

Cồn

Bông băng

Găng tay

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ghi rõ số vắc xin

 

3 Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng:

Số trường hợp tai biến xảy ra trong suốt đợt tiêm chủng: ……………………

Liệt kê tất cả các trường hợp và mô tả chi tiết tình trạng:

STT

Họ và tên

Cơ sở y tế

Ngày sinh

Mô tả (triệu chứng, diễn biến, cách xử trí, kết quả...)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

Từng trường hợp được báo cáo chi tiết theo phiếu điều tra sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Số lượng các điểm tiêm chủng: ……………………………

2. Số lượng tủ lạnh đã sử dụng: ………………………………………

3. Số lượng phích vắc xin đã sử dụng: ……………………………………….

4. Vật tư và vắc xin

Tỉnh/ CSYT

Vật tư và vắc xin

Liều vắc xin*

Hộp an toàn

Kim tiêm

Cồn

Bông băng

Găng tay

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ghi rõ số lô vắc xin

5. Kinh phí (Vui lòng điền toàn bộ số tiền chi cho việc triển khai kế hoạch)

 

CSYT 1

CSYT2

Nguồn kinh phí

Tuyến tỉnh

Tuyến huyện

Tại đơn vị

Nguồn khác

Tuyến tỉnh

Tuyến huyện

Tại đơn vị

Nguồn khác

Chi phí quản lý, lập kế hoạch, giám sát

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí triển khai

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí công tiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí vật tư tiêu hao

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí giám sát sau tiêm chủng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi phí tập huấn cho các cán bộ triển khai tiêm chủng

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nguồn chi khác (ghi cụ thể)

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Nhân lực (Thông tin về số người trực tiếp tham gia triển khai hoạt động tiêm chủng tại đơn vị, theo từng mục công việc)

 

CSYT 1

CSYT 2

Hạng mục hoạt động

Số người của cơ sở

Số người từ cơ quan/đơn vị khác

Số người của cơ sở

Số người từ cơ quan/đơn vị khác

Số cán bộ lập kế hoạch, giám sát, báo cáo

 

 

 

 

Số cán bộ được tập huấn

 

 

 

 

Số cán bộ khám sàng lọc

 

 

 

 

Số cán bộ thực hiện tiêm chủng

 

 

 

 

Số cán bộ theo dõi sau tiêm chủng

 

 

 

 

…………….

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. GIÁM SÁT, THEO DÕI CỦA TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ

Số lượt giám sát:    Số cán bộ giám sát:

Số điểm được giám sát:

Những vấn đề ảnh hưởng tới việc triển khai kế hoạch:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Những vấn đề khác cần ghi nhận:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Nhận xét của Đơn vị triển khai tiêm chủng:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

IV. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG VẮC XIN CÚM MÙA

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

 


Người tổng hợp
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…….. tháng….. năm 2021
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 5

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN CÚM MÙA CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

(Dành cho tỉnh, thành phố và Viện VSDT, Viện Pasteur)

Tỉnh, thành phố/ Viện ………………….

Từ ngày …./…. /…….. đến ngày ……/….. /……..

I. KẾT QUẢ

Tên tỉnh/cơ sở y tế*

Tổng số cán bộ y tế

Số cán bộ y tế đã đăng kí

Tổng số cán bộ y tế đã được tiêm chủng trong cả đợt

Số TH chống chỉ định1

Số TH phản ứng thông thường2

Số TH phản ứng nặng3

Đã đăng kí

Chưa đăng kí

Tỉnh/CSYT 1

 

 

 

 

 

 

 

Tỉnh/CSYT 2

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

* Trường hợp báo cáo của TTYTDP/TTKSBT tỉnh, thành phố thì ghi theo cơ sở y tế của tỉnh, thành phố mình. Trường hợp là báo cáo của Viện VSDT/Viện Pasteur thì ghi theo tỉnh, thành phố phụ trách.

Tỷ lệ tiêm chủng

Số NVYT đã tiêm chủng/ số lượng đăng kí: ………………………….. Tỷ lệ: ....%

Số NVYT đã tiêm chủng/ tổng số nhân viên: ………………………… Tỷ lệ: …..%

1 Chống chỉ định:

Số trường hợp chống chỉ định trong đợt tiêm chủng: __________________

Lý do chống chỉ định:

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

2 Báo cáo trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng

Phản ứng thông thường

Tên tỉnh/ cơ sở y tế

Sốt ≤39 °C

Sưng, đau tại chỗ tiêm

Triệu chứng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

3 Báo cáo trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm chủng:

Số trường hợp tai biến xảy ra trong suốt đợt tiêm chủng: ______________

Liệt kê tất cả các trường hợp và mô tả chi tiết tình trạng:

STT

Họ và tên

Cơ sở y tế

Ngày sinh

Mô tả (triệu chứng, diễn biến, cách xử trí, kết quả...)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

……

 

 

 

 

Từng trường hợp được báo cáo chi tiết theo phiếu điều tra sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Số lượng các điểm tiêm chủng: ………………………

2. Số lượng tủ lạnh đã sử dụng: ………………………..

3. Số lượng phích vắc xin đã sử dụng: ………………………..

4. Vật tư và vắc xin

Tỉnh/ CSYT

Vật tư và vắc xin

Liều vắc xin*

Hộp an toàn

Kim tiêm

Cồn

Bông băng

Găng tay

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

Đã sử dụng

Còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ghi rõ số lô vắc xin

III. GIÁM SÁT, THEO DÕI CỦA TUYẾN TỈNH, THÀNH PHỐ

Số lượt giám sát:           Số cán bộ giám sát:

Số điểm được giám sát:

Những vấn đề ảnh hưởng tới việc triển khai kế hoạch:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Những vấn đề khác cần ghi nhận:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Nhận xét của Đơn vị triển khai tiêm chủng:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

IV. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG VẮC XIN CÚM MÙA

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

 

 
Người tổng hợp
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ...tháng ….. năm 2021
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

DANH SÁCH:

CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2021
(kèm Quyết định số: 1462/QĐ-BYT ngày 05/03/2021 của Bộ Y tế)

1. Hải Phòng

2. Quảng Ninh

3. Lạng Sơn

4. Lào Cai

5. Bắc Ninh

6. Bắc Giang

7. Thanh Hóa

8. Nghệ An

9. Vĩnh Phúc

10. Đà Nẵng

11. Khánh Hòa

12. Thừa Thiên Huế

13. Quảng Bình

14. Quảng Trị

15. Kon Tum

6. Gia Lai

17. Đắk Lắk

18. Cần Thơ

19. Bà Rịa - Vũng Tàu

20. Kiên Giang

21. Long An

22. Tây Ninh

23. Đồng Tháp

24. An Giang