ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1464/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 08 tháng 9 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ, TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH DƯỚI 600 KG/NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 309/TTr-TNMT-BVMT ngày 30 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Tổng biên tập Báo Đắk Nông; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Thủ trưởng các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ, TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI PHÁT SINH TỪ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH DƯỚI 600 KG/NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1464/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Thực hiện Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, UBND tỉnh Đắk Nông xây dựng Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Tổng quan tình hình phát sinh chất thải nguy hại
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 3000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ. Trong đó, có hơn 400 doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là CTNH) với khối lượng dưới 600 kg/năm cần phải thu gom trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nguồn phát sinh CTNH theo các nhóm ngành nghề của các cơ sở sản xuất bao gồm thủy điện, truyền tải điện, cơ sở chế biến gỗ, sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy; cơ sở cơ khí, gia công tạo hình kim loại, cơ sở chế biến nông sản, các cơ sở khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; Gara sửa chữa, đại lý xe; kinh doanh xăng dầu; các cơ sở quảng cáo, dịch vụ in ấn, photo, dịch vụ văn phòng... Các loại chất thải nguy hại phát sinh bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang thải; Hộp mực in thải; Dầu nhớt thải; Giẻ lau dính dầu; Bao bì mềm thải có dính thành phần nguy hại; Bao bì cứng thải bằng nhựa; Bao bì cứng bằng vật liệu khác; Các loại hóa chất có hoặc chứa thành phần nguy hại; Tro xỉ lò đốt có chứa thành phần nguy hại; Chất thải nguy hại khác. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở này ước khoảng 33.700 kg trong một năm.
Trong khi đó, tỉnh Đắk Nông hiện nay chưa có chủ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép vận chuyển, xử lý CTNH. Vì vậy các cơ sở có chất thải nguy hại lượng nhỏ khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn vị có đủ chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển CTNH với mức phí hợp lý. Điều này dẫn đến chỉ có một số ít cơ sở thực hiện ký kết với các đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Các đơn vị còn lại tự xử lý bằng cách đốt bỏ hoặc chôn lấp, một số cơ sở khác để CTNH chung với chất thải sinh hoạt và để đơn vị môi trường đô thị thu gom và xử lý cùng với rác thải sinh hoạt, không đảm bảo theo quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
2.1. Mục đích
Nâng cao tỷ lệ thu gom xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có lượng chất thải nguy hại nhỏ nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của chất thải nguy hại đến môi trường và đảm bảo sức khỏe của con người.
Việc xử lý các chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp.
Các phương tiện lưu giữ, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .
Các chủ xử lý chất thải nguy hại khi hợp đồng xử lý với các chủ nguồn thải CTNH có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH thì có thể liên kết với chủ phương tiện vận chuyển ở tỉnh Đắk Nông để tiến hành thu gom, vận chuyển, trung chuyển sau đó chuyển giao trách nhiệm xử lý cho đơn vị mình với điều kiện chủ các phương tiện vận chuyển tại tỉnh Đắk Nông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quản lý theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và được UBND tỉnh phê duyệt đối với việc quản lý và vận chuyển CTNH.
Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình và yêu cầu kỹ thuật cho hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .
3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Định kỳ trước ngày 30/01 hàng năm, cập nhật, rà soát tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, phê duyệt bổ sung danh sách cơ sở vận tải đảm bảo điều kiện vận chuyển CTNH đến chủ xử lý trong năm để hỗ trợ với các chủ xử lý thực hiện thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phục vụ các nội dung kế hoạch.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại được UBND tỉnh phê duyệt.
Tổ chức tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trong ngành công thương trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại hại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh (<600 kg). Cung cấp thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện công tác quản lý về chất thải nguy hại theo đúng quy định.
Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn việc thực hiện thu gom, phân loại và lưu giữ CTNH theo đúng quy định trước khi bàn giao cho đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại đưa đi xử lý.
3.5. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm
Các chủ cơ sở này có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .
Bổ sung các loại hồ sơ giấy tờ chứng minh về phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu tại mục 4, phụ lục 2, Thông tư số 36/2015/BTNMT.
3.6. Trách nhiệm của chủ phương tiện thu gom vận chuyển ở tỉnh Đắk Nông có liên kết với chủ xử lý chất thải nguy hại
Cung cấp thông tin để phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các điều kiện đảm bảo để liên kết với chủ xử lý CTNH đã có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định, chỉ được tham gia vận chuyển khi có tên trong danh sách đơn vị đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh đảm bảo các điều kiện yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển theo quy định tại khoản 1,2; Điều 8, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT khi thực hiện liên kết với chủ xử lý CTNH.
Chỉ tiến hành hợp đồng liên kết với chủ phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để vận chuyển, trung chuyển chất thải nguy hại theo nội dung kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Phối hợp với chủ phương tiện vận tải thực hiện thu gom, vận chuyển và trung chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và xử lý chất thải nguy hại theo các quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh những khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025
- 2 Quyết định 6279/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 1049/QĐ-UBND.HC năm 2016 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế tại bãi rác Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- 4 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 7 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 1 Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025
- 2 Quyết định 6279/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 1049/QĐ-UBND.HC năm 2016 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế tại bãi rác Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp