- 1 Quyết định 3743/QĐ-UBND.NN năm 2015 phê duyệt Rà soát, bổ sung quy hoạch phương án phòng chống lụt bão, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 3 Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 4 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Quyết định 02/QĐ-TWPCTT năm 2020 về Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành
- 7 Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 10 Quyết định 3743/QĐ-UBND.NN năm 2015 phê duyệt Rà soát, bổ sung quy hoạch phương án phòng chống lụt bão, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 12 Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1467/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 25 tháng 5 năm 2023 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai; số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1754/TTr-SNN ngày 18/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Giám đốc các Công ty Thủy lợi, các tổ chức, cá nhân và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ DÂN SỐ
- Tỉnh Nghệ An có lãnh thổ kéo dài từ vĩ độ 18° 33 10” đến 19°4’43 vĩ độ Bắc và từ 103°52’53” đến 105°45’50” kinh độ Đông.
- Diện tích tự nhiên là 1.648.729 ha (16.648km2).
- Dân số: 3.419.000 người (tính đến hết năm 2022).
II. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Đặc điểm chung của khí hậu Nghệ An là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của các hoạt động của bão và biến tính của gió mùa.
- Lốc, sét, mưa đá: Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, lốc, sét, mưa đá thường xảy ra ở các huyện miền núi. Vùng đồng bằng và hải đảo xảy ra ít hơn. Tuy chỉ xảy ra trên phạm vi hẹp, nhưng sức tàn phá rất nặng nề, làm đổ nhà cửa, cây cối, hoa màu...
- Nắng nóng, hạn hán: Thời kỳ nắng nóng, hạn hán từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình 27-29°C; nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng 7: Vinh 34,1°C, Cửa Rào 34,7°C; Tây Hiếu 34,1°C. Lượng mưa trung bình tháng 7: Vinh 116 mm; Cửa Rào 153 mm; Quỳ Hợp 155 mm; mực nước sông Cả tại Nam Đàn thời kỳ thấp nhất - 0.53m; lưu lượng thấp nhất tại Yên Thượng (Thanh Chương) 110m3/s; mực nước các hồ trên địa bàn tỉnh trong thời gian này khoảng 30 - 60% mực nước thiết kế (có một số hồ hết nước).
- Gió mùa và bão:
Gió mùa: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chủ yếu: Đông Bắc thịnh hành vào mùa Đông, Đông Nam vào mùa hè, hàng năm có 5-7 đợt gió Tây Nam (gió Lào) thời gian 30-35 ngày, thường gây khô nóng.
Về bão: Hàng năm thường có 2-3 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An, chiếm 19% tổng số cơn bão đổ bộ vào nước ta. Bão thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 11.
- Chế độ mưa:
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm trên toàn tỉnh từ 1.400mm đến khoảng 2.100mm, có thể phân thành 6 vùng sau:
* Vùng Diễn - Yên - Quỳnh: 1.500mm đến 1.800mm, tâm mưa nhỏ nhất 1.500mm (Tây Diễn Châu, Đông Yên Thành).
* Vùng Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong: 1.700mm đến 1.900mm.
* Vùng Nam - Hưng - Nghi - Vinh: 1.800mm đến 2.000mm.
* Vùng Anh Sơn - Thanh Chương - Đô Lương: 1.800 đến 2.300mm.
* Vùng Con Cuông, Tân Kỳ: 1.400 đến 1.900mm.
* Vùng Tương Dương - Kỳ Sơn: 1.300 đến 1.900mm.
Lượng mưa gây lũ tháng 9, tháng 10 chiếm khoảng 40% lượng mưa năm. (lượng mưa hai tháng này có thể lớn hơn 1.000mm. Đây là đặc điểm gây ra lũ, lụt, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An).
- Nguyên nhân gây mưa lũ: Những hình thái thời tiết chính gây mưa:
Dạng 1: Bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trung bình mỗi năm có hơn 2 cơn bão hoặc ATNĐ đổ bộ vào bờ biển Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Dạng 2: Bão hoặc ATNĐ kết hợp với không khí lạnh. Từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế có 37% cơn bão và ATNĐ kết hợp với không khí lạnh.
Dạng 3: Nhiều cơn bão đổ bộ liên tiếp trong một thời gian ngắn.
Dạng 4: Không khí lạnh kết hợp với hình thế thời tiết khác.
Tóm lại, Bão, ATNĐ, không khí lạnh, dù hoạt động đơn độc hay kết hợp đều có thể gây mưa lớn ở các vùng ven biển miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng. Song nếu Bão hay ATNĐ kết hợp với không khí lạnh thì mưa lũ lớn hơn khi bão hoạt động đơn độc.
- Rét đậm, rét hại: Thời kỳ rét đậm, rét hại xảy ra từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau. Nhiệt độ tối thấp trung bình nhiều năm tại Vinh là 14,9°C; tại Cửa Rào (Tương Dương) là 14,4°C; tại Tây Hiếu là 13,5°C; thời gian một đợt rét từ 3 - 12 ngày.
2. Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra
- Những năm gần đây, tình hình thiên tai rất phức tạp bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Xu thế thời tiết, khí hậu không sát với giá trị trung bình nhiều năm. Các hiện tượng thời tiết mang nhiều yếu tố cực đoan, gây nên sự bất ngờ và làm khó khăn cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN).
- Năm 2022 là một năm thiên tai diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, rét hại; đã xảy ra 22 đợt không khí lạnh; 09 đợt nắng nóng; 33 đợt lốc, sét, mưa đá và mưa lớn; 05 đạt mưa lớn diện rộng; Chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão (số 2, 3 và số 4) và ATNĐ (ngày 04 - 08/7). Hậu quả thiên tai năm 2022 làm chết 12 người; bị thương 01 người; 100 nhà bị sập; 990 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 322 nhà phải di dời khẩn cấp. Gây ra nhiều thiệt hại lớn về sản xuất nông lâm nghiệp và công trình hạ tầng; ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 1.265 tỷ đồng.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC PCTT VÀ TKCN CỦA TỈNH
Công tác PCTT-TKCN thường xuyên được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (PCTT-TKCN và PTDS tỉnh) do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị cơ sở như công ty, xí nghiệp, UBND các xã, phường, thị trấn... đều thành lập Ban Chỉ huy PCTT-TKCN do người đứng đầu làm Trưởng ban. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực PCTT-TKCN của tỉnh, Chi Cục Thủy lợi Nghệ An là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, làm nhiệm vụ tham mưu cho Sở về công tác PCTT-TKCN, đồng thời là Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh. Ở các huyện, thành, thị xã phòng Nông nghiệp (hoặc phòng Kinh tế) là cơ quan thường trực PCTT-TKCN của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện.
Hàng năm, UBND tỉnh ban hành các văn bản, chỉ thị về công tác PCTT - TKCN. Giao cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm công tác PCTT-TKCN năm trước và triển khai nhiệm vụ PCTT-TKCN năm tới. Xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện và các nhu yếu phẩm đầy đủ, đáp ứng cho việc xử lý các tình huống xảy ra theo phương châm "4 tại chỗ".
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCTT
- Triển khai tuyên truyền phổ biến Pháp luật về PCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đưa tin chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh và cấp huyện, kịp thời phục vụ nhân dân.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; hàng năm Ban chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện tập huấn kiến thức về PCTT cho các đối tượng chủ chốt của cấp huyện, cấp xã và các công ty, xí nghiệp thuỷ lợi... Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Nghệ An, ngành nông nghiệp, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, quân dân y kết hợp... mở rộng tập huấn cho các đối tượng khác ở cơ sở. Phối hợp các tổ chức khác để nâng cao nhận thức cho nhân dân vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.
4. Công tác triển khai thực hiện
- Các Sở, Ban, ngành, các lực lượng vũ trang và các địa phương, đơn vị cấp tỉnh... tổ chức thực hiện phương án PCTT-TKCN nghiêm túc. Trước mùa mưa bão các công trình PCTT như thuỷ lợi, giao thông, xây dựng,... đều được kiểm tra để tu sửa. UBND tỉnh phê duyệt phương án PCLB các công trình trọng điểm như đê Tả Lam, các hồ đập lớn do các doanh nghiệp thủy lợi quản lý. UBND các huyện phê duyệt phương án PCLB các hồ đập do UBND xã, hợp tác xã quản lý.
- Việc chỉ đạo ứng phó, phòng chống bão, ATNĐ, lũ lụt được triển khai kịp thời, nghiêm túc:
Hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đến Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cơ sở được triển khai nghiêm túc. Việc cập nhật, tổng hợp thông tin về thiên tai, ban hành và thông tin đầy đủ các Công điện, Chỉ thị, Quyết định của UBND tỉnh để ứng phó với các diễn biến của thiên tai tương đối kịp thời.
Chỉ đạo tích cực, khẩn trương công tác phòng, chống bão lụt: Kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn, sơ tán dân ven biển; phòng tránh lũ quét, lũ ống, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, thu hoạch mùa màng.
Công tác ban hành Công điện: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 27/4/2007 về việc ban hành Quy chế ban hành Công điện, báo cáo phương tiện hoạt động trên biển, báo cáo thiệt hại và sử dụng thông tin của Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; trong năm 2022 đã ban hành 18 Công điện.
Công tác trực ban PCTT-TKCN và họp điều hành ứng phó thiên tai của Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh: Đã được UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 1262/QĐ.UBND ngày 06/4/2018.
Đảm bảo trực ban thường xuyên để theo dõi tình hình, để chỉ đạo cụ thể ứng phó phó với bão lụt. Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện tốt các phương án đã xây dựng.
5. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai
- Tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi động viên và hỗ trợ kịp thời gia đình có người bị mất tích, bị nạn. Kiểm tra rà soát các hộ gia đình bị thiệt hại và gặp khó khăn do thiên tai để giúp đỡ, hỗ trợ. Trợ cấp, cứu đói, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhanh chóng ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
- Tu sửa công trình đảm bảo giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện và điện sinh hoạt. Thống kê, đánh giá, báo cáo tình hình thiệt hại và tổ chức khôi phục sản xuất sau thiên tai.
CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG ÁN
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020.
- Nghị định sổ 66/2021/NĐ-CP ngày 06/07/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 4135/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ vê công tác PCTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với thiên tai tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai.
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất của cả nước; địa hình, khí hậu, thuỷ văn phức tạp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa đá, nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất,... gây không ít thiệt hại đến đời sống, sản xuất, cơ sở hạ tầng của nhân dân, nhà nước.
Để chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, UBND tỉnh ban hành “Phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023” nhằm giúp cho các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh chủ động hơn trong công tác ứng phó, hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản, tài sản,cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất của nhân dân, nhà nước và các hoạt động khắc phục hậu quả sau thiên tai.
PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI
A. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN
- Hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, đến nơi ở an toàn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em.
- Nâng cao hơn nữa tính chủ động của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp và nhận thức của cán bộ, người dân trong công tác phòng chống thiên tai.
- Thống nhất và chủ động trong chỉ đạo điều hành, phối hợp Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đến Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các ngành và các huyện, thành phố, thị xã.
- Trang bị phương án ứng phó thiên tai tổng quát để các địa phương, các ngành thực hiện. Đồng thời xây dựng phương án cho địa phương, đơn vị mình.
- Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm.
- Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất.
- Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc.
- Phổi họp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai.
- Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
- Biện pháp ứng phó và khắc phục với các loại thiên tai.
- Công tác tìm kiếm cứu nạn.
B. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI
I. BẢO VỆ CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM
Công trình đê điều bao gồm đê, kè, cống qua đê và các công trình phụ trợ trên đê, có nhiệm vụ ngăn lũ từ các con sông, ngăn mặn từ biển vào, chống nước biển dâng do bão, thủy triều, đồng thời có nhiệm vụ tiêu thoát lũ từ nội đồng ra sông, ra biển.
Phương án bảo vệ:
a) Đối với tuyến đê Tả Lam: Đê cấp II dài 44,22 km; đê cấp III dài 11,920 km; đê cấp IV dài 11,378 km;
- Là tuyến đê trọng điểm của tỉnh, ngăn lũ sông Cả, bảo vệ khu vực Đông Nam tỉnh Nghệ An (bao gồm các huyện từ Đô Lương đến thành phố Vinh, trong đó có nhiều khu kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội quan trọng).
- Tuyến đê do UBND tỉnh trực tiếp quản lý. Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng và phương án hộ đê và xin ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và PTNT trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
b) Đối với các tuyến đê sông, đê biển cấp IV, cấp V, đê cửa sông còn lại.
UBND cấp huyện trực tiếp quản lý các tuyến đê đi qua địa bàn. Hàng năm, trước mùa mưa lũ, UBND cấp huyện xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ đê cho từng tuyến đê theo phương châm 4 tại chỗ.
a) Cống Bến Thủy: Tại K91 đê Tả Lam, cống có nhiệm vụ chống lũ sông Cả, ngăn mặn giữ ngọt và tiêu úng cho các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh.
b) Cống Nghi Quang: Có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng cho hệ thống thuỷ lợi Nam Nghệ An.
c) Cống Diễn Thành: Có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng cho vùng Diễn Châu - Yên Thành.
d) Cống Diễn Thuỷ: Có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng cho vùng Diễn Châu - Yên Thành.
đ) Các kênh tiêu lớn: Vách Bắc, Sông Bùng, Kênh Thấp, Kênh Gai.
e) Các trạm bơm tiêu úng: Hưng Châu, Hưng Đạo, Tây Nam, Vinh Tân và Cầu Đen.
Để vận hành tốt hệ thống tiêu úng trên, hàng năm các Công ty TNHH MTV: Thủy lợi Nam, Thủy lợi Bắc đều lập và phê duyệt phương án bảo vệ, phòng, chống thiên tai. Theo phương châm “4 tại chỗ”, trước mùa lụt bão các chủ quản lý hệ thống tiêu úng, các cơ quan chức năng kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực và các điều kiện khác phục vụ cho công tác ứng cứu đảm bảo nhanh và hiệu quả.
Phương án bảo vệ: Tập trung xử lý sự cố ngay từ giờ đầu: Xử lý rò, sủi, thấm, ngăn không cho các sự cố gia tăng. Triển khai các phương án để mở cửa van khi bị kẹt.
- Để bảo vệ công trình hồ đập, các chủ công trình tuân thủ theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về việc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Hàng năm, trước khi bước vào mùa mưa lũ, chủ đập phải lập hoặc cập nhật, bổ sung phương án bảo vệ đập, hồ chứa, Phương án ứng phó với thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với công trình đang thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, hạ du đập, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước.
- Phương án phải đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” và khả thi. Trước mùa mưa lũ các chủ hồ, các cơ quan chức năng kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực và các điều kiện khác phục vụ cho công tác ứng cứu đảm bảo nhanh, kịp thời và hiệu quả.
- Các sự cố: Rò, sủi, thấm qua đập, sạt lở mái đập gây vỡ đập; mưa lớn vượt thiết kế, tràn xả lũ không đảm bảo xả dẫn tới nước tràn qua đỉnh đập gây sạt lở và vỡ đập; sự cố cửa van tràn. Phương án kỹ thuật: Tập trung xử lý sự cố ngay từ giờ đâu không cho các sự cố gia tăng gây vỡ đập. Triển khai các phương án để mở cửa van khi bị kẹt. Mở tràn phụ, mở rộng tràn, đào sâu tràn là các biện pháp để chống vỡ đập khi mưa vượt thiết kế (Các hồ đập chủ hồ xây dựng phương án chi tiết cụ thể từng hồ riêng).
Các vị trí neo đậu tàu thuyền phải được kiểm tra trước mùa bão lụt:
- Kiểm tra luồng lạch ra, vào đảm bảo thông suốt.
- Kiểm tra các trụ neo đậu, khu vực neo đậu đảm bảo đủ cho số tàu thuyền về neo đậu an toàn.
- Rà soát, kiểm tra số lượng tàu thuyền của ngư dân trong vùng và các tàu thuyền của ngư dân nơi khác thường đến neo đậu, để bố trí đủ vị trí neo đậu.
- Hướng dẫn neo đậu đảm bảo an toàn tại bến neo đậu (cả bến neo đậu tự nhiên).
Các khu neo đậu do chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An và Chi cục Thủy sản để rà soát kiểm tra trước mùa bão lụt, quản lý chặt chẽ tàu thuyền, lập kế hoạch neo đậu, hướng dẫn neo đậu an toàn. Đảm bảo thông tin liên lạc với các tàu thuyền thường xuyên để chủ động thông tin tình hình thời tiết, Bão, ATNĐ và kêu gọi tìm nơi trú ẩn an toàn khi thời tiết xấu.
II. SƠ TÁN, BẢO VỆ NGƯỜI, TÀI SẢN, BẢO VỆ SẢN XUẤT
1. Sơ tán dân vùng ven biển phòng tránh nước dâng do bão
Để thực hiện sơ tán dân phù hợp với cường độ của từng cơn bão và theo Bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão gây ra đối với khu vực tỉnh Nghệ An của Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp ngày 06/4/2015, chia thành 5 kịch bản như sau:
- Kịch bản I: Bão cấp 16 kết hợp với triều cường.
Vùng ven bờ biển có gió mạnh từ cấp 16 đến trên cấp 17 (tức là từ 184 km/h đến trên 220km/h), nước biển có thể dâng đến 7,7m. Khu vực có nguy cơ tràn ngập, vỡ đê do bão làm nước biển dâng cao gồm 5 huyện, thị. Trong đó: Thị xã Hoàng Mai có 6 phường, xã; huyện Quỳnh Lưu có 11 xã; huyện Diễn Châu có 11 xã, thị trấn; huyện Nghi Lộc có 9 xã và toàn bộ thị xã Cửa Lò.
TT | Huyện, thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
1 | Thị xã Hoàng Mai | 13.764 | 1.600 | 15.364 |
2 | Huyện Quỳnh Lưu | 13.795 | 3.200 | 16.995 |
3 | Huyện Diễn Châu | 11.500 | 46.670 | 58.170 |
4 | Huyện Nghi Lộc | 8.100 | 0 | 8.100 |
5 | Thị xã Cửa Lò | 9.600 | 38.455 | 48.055 |
| Tổng | 56.759 | 89.925 | 146.684 |
- Kịch bản II: Bão cấp 15 kết hợp với triều cường
Vùng ven bờ biển có gió mạnh cấp 15 tức là từ 183km/h, nước biển có thể dâng đến 6,4m. Khu vực có nguy cơ ngập gồm 5 huyện, thị. Trong đó: thị xã Hoàng Mai có 6 phường, xã; huyện Quỳnh Lưu có 11 xã; huyện Diễn Châu có 9 xã, thị trấn; huyện Nghi Lộc có 9 xã và toàn bộ thị xã Cửa Lò.
TT | Huyện, thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
1 | Thị xã Hoàng Mai | 8.592 | 0 | 8.592 |
2 | Huyện Quỳnh Lưu | 9.600 | 0 | 9.600 |
3 | Huyện Diễn Châu | 12.700 | 28.052 | 40.752 |
4 | Huyện Nghi Lộc | 7.400 | 0 | 7.400 |
5 | Thị xã Cửa Lò | 15.000 | 21.862 | 36.862 |
| Tổng | 53.292 | 49.914 | 103.206 |
- Kịch bản III: Bão cấp 14 Kết hợp với triều cường
Vùng ven bờ biển có gió mạnh cấp 14 tức là từ 166km/h, nước biển có thể dâng đến 5,3m. Khu vực có nguy cơ ngập gồm 5 huyện, thị. Trong đó: thị xã Hoàng Mai có 3 phường, xã; huyện Quỳnh Lưu có 8 xã; huyện Diễn Châu có 9 xã, thị trấn; huyện Nghi Lộc có 7 xã và toàn bộ thị xã Cửa Lò.
TT | Huyện, thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
1 | Thị xã Hoàng Mai | 2.700 | 0 | 2.700 |
2 | Huyện Quỳnh Lưu | 4.500 | 0 | 4.500 |
3 | Huyện Diễn Châu | 17.500 | 11.000 | 28.500 |
4 | Huyện Nghi Lộc | 4.900 | 0 | 4.900 |
5 | Thị xã Cửa Lò | 18.000 | 5.500 | 23.500 |
| Tổng | 47.600 | 16.500 | 64.100 |
- Kịch bản IV: Bão cấp 13 kết hợp với triều cường
Vùng ven bờ biển có gió mạnh cấp 13 tức là từ 149 km/h, nước biển có thể dâng đến 4,4m. Khu vực có nguy cơ ngập gồm 5 huyện, thị xã. Trong đó: thị xã Hoàng Mai có 1 xã; huyện Quỳnh Lưu có 4 xã; huyện Diễn Châu có 9 xã, thị trấn; huyện Nghi Lộc có 4 xã và thị xã Cửa Lò có 3 phường.
TT | Huyện, thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
1 | Thị xã Hoàng Mai | 1.000 | 0 | 1.000 |
2 | Huyện Quỳnh Lưu | 1.100 | 0 | 1.100 |
3 | Huyện Diễn Châu | 15.500 | 3.000 | 18.500 |
4 | Huyện Nghi Lộc | 1.200 | 0 | 1.200 |
5 | Thị xã Cửa Lò | 4.500 | 0 | 4.500 |
| Tổng | 23.300 | 3.000 | 26.300 |
- Kịch bản V: Bão cấp 13 kết hợp với triều trung bình
Vùng ven bờ biển có gió mạnh cấp 13 tức là từ 149km/h, nước biển có thể dâng đến 4,2m. Khu vực có nguy cơ ngập gồm 5 huyện, thị xã: Thị xã Hoàng Mai có 1 xã; huyện Quỳnh Lưu có 2 xã; huyện Diễn Châu có 9 xã; huyện Nghi Lộc có 4 xã và thị xã Cửa Lò có 2 phường.
TT | Huyện, thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
1 | Thị xã Hoàng Mai | 500 | 0 | 500 |
2 | Huyện Quỳnh Lưu | 400 | 0 | 400 |
3 | Huyện Diễn Châu | 12.500 | 2.000 | 14.500 |
4 | Huyện Nghi Lộc | 1.200 |
| 1.200 |
5 | Thị xã Cửa Lò | 1.600 | 0 | 1.600 |
| Tổng | 16.200 | 2.000 | 18.200 |
Để thực hiện sơ tán dân vùng ngập lụt, ngày 25/8/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3743/QĐ-UBND.NN về việc phê duyệt rà soát bổ sung quy hoạch phương án phòng chống lụt bão, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó có kịch bản:
Kịch bản số VI: Khi lũ trên sông Cả tại Nam Đàn đạt mức báo động III và báo động khẩn cấp
- Phạm vi sơ tán nhân dân: Sẽ ảnh hưởng đến 9 huyện, thành, thị. Cụ thể: huyện Con Cuông (2 xã, thị trấn), huyện Anh Sơn (9 xã, thị trấn), huyện Thanh Chương (21 xã, thị trấn), huyện Đô Lương (13 xã), Thành phố Vinh (3 phường, xã), huyện Hưng Nguyên (9 xã), huyện Nam Đàn (7 xã, thị trấn), huyện Tân Kỳ (10 xã), huyện Nghĩa Đàn (8 xã).
- Số người di dân, sơ tán:
Báo động khẩn cấp: Dự kiến số người cần di dời, sơ tán 94.360 người trên địa bàn 8 huyện và thành phố Vinh, trong đó di dời tại chỗ là 80.192 người, sơ tán đến chỗ ở khác 14.168 người.
Báo động III: Dự kiến sơ tán 64.786 người dân trên địa bàn 8 huyện và thành phố Vinh, trong đó sơ tán tại chỗ 56.906 người dân, sơ tán sang địa phương khác 7.880 người dân.
Bảng 3-10: Dự kiến số người dân sơ tán theo Kịch bản VI - Lũ trên sông cả (đạt mức báo động III và khẩn cấp)
TT | Huyện, thành, thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
I | Báo động III | 56.906 | 7.880 | 64.786 |
1 | Huyện Con Cuông | 2.100 | 0 | 21.000 |
2 | Huyện Anh Sơn | 3.373 | 0 | 3.373 |
3 | Huyện Thanh Chương | 8.457 | 0 | 8.457 |
4 | Huyện Đô Lương | 8.540 | 0 | 8.540 |
5 | Thành phố Vinh | 10.950 | 3.806 | 14.756 |
6 | Huyện Hưng Nguyên | 2.943 | 2.074 | 5.017 |
7 | Huyện Nam Đàn | 17.367 | 2.000 | 19.367 |
8 | Huyện Tân Kỳ | 1.356 | 0 | 1.356 |
9 | Huyện Nghĩa Đàn | 1.820 | 0 | 1.820 |
II | Báo động khẩn cấp | 80.192 | 14.168 | 94.360 |
1 | Huyện Con Cuông | 3.060 | 0 | 3.060 |
2 | Huyện Anh Sơn | 7.416 | 0 | 7.416 |
3 | Huyện Thanh Chương | 11.960 | 0 | 11.960 |
4 | Huyện Đô Lương | 10.680 | 0 | 10.680 |
5 | Thành phố Vinh | 10.950 | 3.806 | 14.756 |
6 | Huyện Hưng Nguyên | 5.253 | 6.362 | 11.615 |
7 | Huyện Nam Đàn | 23.766 | 4.000 | 27.766 |
8 | Huyện Tân Kỳ | 3.192 | 0 | 3.192 |
9 | Huyện Nghĩa Đàn | 3.915 | 0 | 3.915 |
3. Sơ tán dân vùng sạt lở, lũ quét và sau các hồ đập...
- Phát lệnh sơ tán: Chủ tịch UBND các xã trong vùng.
- Tổ chức sơ tán: Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ huy công tác sơ tán.
- Tổ chức sơ tán khẩn cấp tất cả các hộ dân sống trong vùng lũ quét và các hộ dân sống ở bờ sông bị sạt lở, vùng có nguy cơ bị trượt, sạt lở đất.
- Hình thức sơ tán: Người dân tự đi sơ tán là chính; các lực lượng hỗ trợ tham gia hỗ trợ sơ tán.
Để thực hiện sơ tán dân vùng sạt lở, lũ quét và sau các hồ đập... ngày 25/8/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3743/QĐ-UBND phê duyệt rà soát bổ sung quy hoạch phương án phòng chống lụt bão, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó có kịch bản:
- Kịch bản VII: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá trên địa bàn các huyện miền núi.
Vị trí sạt lở là khu vực bờ sông, chân núi, khu vực ven suối miền núi.
Phạm vi sơ tán dân: Ảnh hưởng địa bàn thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên và 10 huyện, thị miền núi. Cụ thể, thành phố Vinh 1 phường; huyện Hưng Nguyên 2 xã; huyện Anh Sơn 13 xã; huyện Con Cuông 10 xã; huyện Thanh Chương 4 xã; huyện Tương Dương 16 xã, thị trấn; huyện Tân Kỳ 10 xã, thị trấn; huyện Quỳ Hợp 21 xã; huyện Quỳ Châu 12 xã; huyện Quế Phong 12 xã; huyện Nghĩa Đàn 15 xã, thị trấn; huyện Kỳ Sơn 20 xã, thị trấn và huyện Anh Sơn 13 xã, thị trấn.
Số dân cần sơ tán: Dự kiến di dời tại chỗ 87.352 người trên địa bàn thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên và 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn (Chi tiết ở Bảng 3-11)
Bảng 3-11: Dự kiến số người dân sơ tán theo kịch bản VII - Lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn 11 huyện thị miền núi
TT | Huyện, Thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
1 | Thành phố Vinh | 220 |
| 220 |
2 | Hưng Nguyên | 1.883 |
| 1.883 |
3 | Anh Sơn | 6.688 |
| 6.688 |
4 | Con Cuông | 10.946 |
| 10.946 |
5 | Tương Dương | 7.405 |
| 7 405 |
6 | Kỳ Sơn | 7.250 |
| 7.250 |
7 | Thanh Chương | 1.729 |
| 1.729 |
8 | Tân Kỳ | 11.220 |
| 11.220 |
9 | Nghĩa Đàn | 3.743 |
| 3.743 |
10 | Quỳ Hợp | 24.991 |
| 24.991 |
11 | Quỳ Châu | 5.378 |
| 5.378 |
12 | Quế Phong | 5.899 |
| 5.899 |
| Tổng | 87.352 |
| 87.352 |
- Kịch bản VIII: Sự cố hồ đập và xả lũ các hồ chứa lớn:
Phạm vi sơ tán dân:
* Đối với các hồ chứa không có cửa van điều tiết xả lũ: Khi mưa lớn vượt quá tần suất thiết kế sẽ có nguy cơ gây sự cố hồ đập đặc biệt là các hồ đã xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng hạ du hồ chứa. Các hồ chứa do địa phương hay công ty quản lý, hàng năm đã có xây dựng phương án phòng chống lụt bão cụ thể cho từng hồ. Do vậy khi có sự cố xảy ra, cần nhanh chóng thực hiện phương án sơ tán dân vùng hạ du kịp thời theo phương án xây dựng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. Ở phạm vi của kịch bản VIII chỉ xây dựng cụ thể phương án sơ tán dân khi có sự cố hồ đập cho những hồ chứa có quy mô lớn và hồ có quy mô trên 2 triệu m3 nhưng thực sự ách yếu. Cụ thể xây dựng phương án sơ tán dân cho các hồ chứa sau:
Bảng 3-12: Danh mục các hồ chứa xây dựng phương án sơ tán nhân dân vùng hạ du hồ theo kịch bản VIII
TT | Tên hồ | Địa điểm | Năm xây dựng | Lưu vực (km2) | Dung tích 106m3 | Vùng hạ du ảnh hưởng |
1 | Xuân Dương | Diễn Phú- Diễn Châu | 1936/2009 | 15,50 | 9,35 | Xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4, xóm 13 |
2 | Vệ Vừng | Đồng Thành- Yên Thành | 1973/2007 | 37,00 | 18,60 | Xóm Nam Viên, Đồng Long, Đồng Nhân |
3 | Bàu Da | Diễn Lâm- Diễn Châu | 1969/2001 | 29,80 | 10,98 | Xóm 9, xóm 11, xóm 12 |
4 | Mạ Tổ | Tân Thành- Yên Thành | 1969/2001 | Xóm 4, xóm 8 | ||
5 | Khe Đá | Nghĩa Đức- Nghĩa Đàn | 1971/2005 | 50,00 | 16,50 | Xóm Đức Quang |
6 | Nhà Trò | Tân Thành- Yên Thành | 1972 | 9,70 | 5 | xóm 13, xóm 9, xóm 10 |
7 | Bà Tùy | Quỳnh Tân- Quỳnh Lưu | 1964 | 12,50 | 5,46 | Xóm 6, xóm 7, xóm 8, xóm 9, xóm 11, xóm 15 |
8 | Đồn Húng | Hùng Thành- Yên Thành | 1973 | 10,80 | 4,00 | Xóm Tây Phú, Kim Thành, Đồng Trạch xã Lăng Thành. Xóm Ngọc Thạch, Hoàng Lĩnh, Kim Thành, Gia Thành, Lạc Thành xã Hùng Thành |
9 | Kẻ Sặt | Tiến Thành- Yên Thành | 1971 | 10,50 | 2,88 | Xóm Đồng Tròn, Cầu Máng, xóm 6A |
10 | Đồi Tương | Quỳnh Vinh- Hoàng Mai | 1972 | 6,20 | 2,20 | Xóm 1, xóm 2, xóm 4 xã Quỳnh Vinh, xóm 11 xã Quỳnh Trang |
11 | Khe Lách- Khe Bưởi | Nghi Văn- Nghi Lộc | 1963/1985 | 5,20 | 2,09 | Các hộ trang trại ở hạ lưu |
12 | Khe Xiêm | Nghi Đồng- Nghi Lộc | 1977 | 8,60 | 3,17 | Các trang trại hạ lưu đập |
13 | Nghi Công | Nghi Công Bắc-Nghi Lộc | 1953 | 11,60 | 2,60 | Xóm 2, xóm 3 |
14 | Khe Lau | Nghĩa Thuận- Nghĩa Đàn | 1977 | 4,00 | 2,0 | Xóm 7, xóm 10 |
15 | Hòn Mát | Nghĩa Lộc- Nghĩa Đàn | 1977 | 4,00 | 3,07 | Xóm Đồng Bào |
16 | Bản Muộng | Châu Thái- Quỳ Hợp | 1991 | 25,00 | 3,14 | Xóm Na Ca, Bản Muộng, Khánh Quang |
* Đối với hồ chứa lớn có cửa van điều tiết xả lũ: Hồ Vực Mấu cần xây dựng phương án sơ tán dân vùng hạ du hồ chứa và vùng lòng hồ Vực Mấu khi mực nước hồ trên 21m. Hồ Sông Sào cần xây dựng phương án sơ tán dân vùng hạ du hồ chứa và vùng lòng hồ Vực Mấu khi mực nước hồ trên 75.7 m
Hồ Vực Mấu: 5 phường, xã thuộc thị xã Hoàng Mai vùng hạ du hồ Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị, Quỳnh Trang, Quỳnh Lộc, Mai Hùng; 3 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu vùng lòng hồ Quỳnh Thắng, Tân Thắng và Quỳnh Tân.
Hồ Sông Sào: 4 xã, thị trấn của huyện Nghĩa Đàn: Nghĩa Bình, Nghĩa Hội, Nghĩa Trung, Thị trấn.
Số dân cần sơ tán: Đối với các hồ chứa có quy mô lớn và hồ chứa có dung tích từ 2 triệu m3 trở lên: Dự kiến di dời tại chỗ 11.138 người vùng hạ du của 16 hồ chứa được nêu ở bảng 3-12, thuộc địa bàn 6 huyện (Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp).
Đối với hồ chứa lớn có cửa van điều tiết xả lũ: Dự kiến di dời tại chỗ 41.197 người trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Hoàng Mai, trong đó 13.880 người thuộc huyện Nghĩa Đàn vùng hạ du hồ Sông Sào, 24.767 người thuộc thị xã Hoàng Mai vùng hạ du hồ Vực Mấu, 2.550 người thuộc huyện Quỳnh Lưu vùng lòng hồ Vực Mấu (Chi tiết bảng 3-13)
Bảng 3-13: Dự kiến số người dân sơ tán theo KB VIII - Sự cố hồ đập và xả lũ các hồ chứa lớn
TT | Huyện, Thị | Số người cần di dời, sơ tán | ||
Di dời tại chỗ | Sơ tán đến chỗ ở khác | Tổng | ||
I | Các hồ chứa lớn dung tích từ 2 triệu m3 trở lên không có van xả lũ | 11.138 |
| 11.138 |
| Hồ Xuân Dương |
|
|
|
1 | Xã Diễn Phú - Diễn Châu | 592 |
| 592 |
| Hồ Vệ Vừng |
|
|
|
2 | Xã Đồng Thành - Yên Thành | 1690 |
| 1690 |
| Hồ Bàu Da |
|
|
|
3 | Xã Diễn Lâm - Diễn Châu | 300 |
| 300 |
| Hồ Mạ Tổ |
|
|
|
4 | Xã Tân Thành - Yên Thành | 650 |
| 650 |
| Hồ Khe Đá |
|
|
|
5 | Xã Nghĩa Đức - Nghĩa Đàn | 100 |
| 100 |
| Hồ Nhà Trò |
|
|
|
6 | Xã Tân Thành - Yên Thành | 390 |
| 390 |
| Hồ Bà Tùy |
|
|
|
7 | Xã Quỳnh Tân - Quỳnh Lưu | 1.915 |
| 1.915 |
| Hồ Đồn Húng |
|
|
|
8 | Xã Lăng Thành - Yên Thành | 1.610 |
| 1.610 |
9 | Xã Hùng Thành - Yên Thành | 500 |
| 500 |
| Hồ Kẻ Sặt |
|
|
|
10 | Xã Mã Thành - Yên Thành | 600 |
| 600 |
| Hồ Đồi Tương |
|
|
|
11 | Xã Quỳnh Vinh - Hoàng Mai | 1500 |
| 1500 |
12 | Xã Quỳnh Trang - Hoàng Mai | 765 |
| 765 |
| Hồ Khe Lách - Khe Bưởi |
|
|
|
13 | Xã Nghi Văn - Nghi Lộc | 35 |
| 35 |
| Hồ Khe Xiêm |
|
|
|
14 | Xã Nghi Đồng - Nghi Lộc | 30 |
| 30 |
| Hồ Nghi Công |
|
|
|
15 | Xã Nghi Công Bắc - Nghi Lộc | 55 |
| 55 |
| Hồ Khe Lau |
|
|
|
16 | Xã Nghĩa Thuận - Nghĩa Đàn | 77 |
| 77 |
| Hồ Hòn Mát |
|
|
|
17 | Xã Nghĩa Lộc - Nghĩa Đàn | 104 |
| 104 |
| Hồ Bản Muông |
|
|
|
18 | Xã Châu Thái - Quỳ Hợp | 225 |
| 225 |
II | Hồ chứa lớn có cửa van điều tiết xả lũ | 41.197 |
| 41.197 |
1 | Hồ Vực Mấu | 27.317 |
| 27.137 |
- | Thị xã Hoàng Mai - Hạ du hồ | 24.767 |
| 24.767 |
| Phường Quỳnh Thiện | 5.000 |
| 5.000 |
| Xã Quỳnh Vinh | 3.760 |
| 3.760 |
| Phường Mai Hùng | 5.000 |
| 5.000 |
| Phường Quỳnh Dị | 5.500 |
| 5.500 |
| Xã Quỳnh Lộc | 1.110 |
| 1.110 |
| Phường Quỳnh Trang | 4.397 |
| 4.397 |
- | Huyện Quỳnh Lưu - Vùng lòng hồ | 2.550 |
| 2.550 |
| Xã Quỳnh Thắng | 1.500 |
| 1.500 |
| Xã Tân Thắng | 1.000 |
| 1.000 |
| Xã Quỳnh Tân | 50 |
| 50 |
2 | Hồ Sông Sào | 13.880 |
| 13.880 |
- | Huyện Nghĩa Đàn | 13.880 |
| 13.880 |
| Xã Nghĩa Bình | 3.160 |
| 3.160 |
| Xã Nghĩa Trung | 4.260 |
| 4.260 |
| Xã Nghĩa Hội | 3.780 |
| 3.780 |
| Thị trấn Nghĩa Đàn | 2.680 |
| 2.680 |
| Tổng | 52.335 |
| 52.335 |
III. BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ, GIAO THÔNG, THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Bảo đảm an ninh trật tự: Công an tỉnh triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, Nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng khi thiên tai xảy ra để trộm cắp, cướp giật.
2. Bảo đảm giao thông: Sở Giao thông vận tải phối hợp chính quyền địa phương bố trí lực lượng hướng dẫn điều tiết giao thông tại các ngầm tràn bên phà, đò ngang, đò dọc để nhân dân chuyển hướng di chuyển, không tập trung đi lại tại các bến tàu vận tải hành khách trong thời gian thiên tai có khả năng xảy ra hoặc theo cảnh báo của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Thông báo đình chỉ hoạt động các bến phà, đò ngang, đò dọc; ngăn cản người và phương tiện qua các ngầm tràn, chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toàn khi có lệnh của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, UBND tỉnh
3. Bảo đảm thông tin liên lạc: Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo an toàn các cơ sở phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông, các trụ ăng ten trong khu dân cư; phương án dự phòng và đảm bảo an toàn, thông suốt liên lạc với Trung ương, tỉnh, huyện, thị. Triển khai phương án thông tin truyền thông, kịp thời phát tin cảnh báo, các giải pháp phòng, tránh và ứng phó với thiên tai; các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh cho chính quyền, cộng đồng, người dân biết để chủ động phòng tránh. Triển khai Phương án phân công phóng viên đến các vùng trọng điểm về thiên tai để kịp thời đưa tin về tình hình thiên tai.
IV. PHỐI HỢP CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY PHÒNG TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ TKCN
1. Nguyên tắc
Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, Ban chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh ban hành vãn bản chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT-TKCN các địa phương và các ngành, triển khai thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai theo quy định (Ban hành Công điện theo Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 27/4/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về Quy chế ban hành Công điện).
2. Hình thức, nội dung và phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như sau:
- Văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được ban hành dưới hình thức Công điện hoặc Công văn.
- Nội dung của Văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai phải bảo đảm phù hợp với nội dung bản tin dự báo, cảnh báo, thực tế diễn biến thiên tai; biện pháp cơ bản để ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Phương thức truyền, phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bao gồm fax, hệ thống nhắn tin (SMS), hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác.
3. Trách nhiệm truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai được quy định như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai có trách nhiệm gửi văn bản chỉ đạo, chỉ huy đến Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cùng cơ quan có liên quan.
- Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã có trách nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân.
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Nghệ An có trách nhiệm phát các bản tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai.
V. NGUỒN NHÂN LỰC ỨNG PHÓ THIÊN TAI
1. Công tác PCTT-TKCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An huy động lực lượng của các ngành, các cấp, các tổ chức doanh nghiệp, lực lượng tình nguyện và các tầng lớp nhân dân sẵn sàng điều động để chủ động ứng phó trước mọi tình huống khi có thiên tai xảy ra. Hàng năm các lực lượng này đều được đào tạo, tập huấn, huấn luyện để bổ sung những kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng về phòng, chống thiên tai hướng đến xây dựng lực lượng tại chỗ ngày càng chất lượng, chuyên nghiệp. Thành lập mới nhiều tổ, đội hợp tác sản xuất giúp nhau, đặc biệt các xã ven biển; củng cố, duy trì hoạt động của các tổ, đội hiện có với nòng cốt là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở, lực lượng quản lý đê nhân dân tăng cường khả năng ứng phó tại chỗ.
2. Tổng toàn bộ nhân lực huy động ứng phó với thiên tai của tỉnh Nghệ An khoảng 159.264 người bao gồm các lực lượng cụ thể như sau: Quân đội (huyện đội) 1.915 người; Bộ đội Biên phòng 1.567 người; Công an 6.792 người; Y tế 5.380 người; thanh niên tình nguyện 1.4574 người; doanh nghiệp huy động 3.863 người; Hội Chữ thập đỏ huy động 5.531 người; dân quân tự vệ 27.735 người; Hội Phụ nữ 22.448 người; lực lượng xung kích: 14.389 người; Hội Nông dân, đoàn thể khác: 18.496 người; cán bộ công nhân viên chức 12.627 người; thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp, Văn phòng thường trực: 9.194 người; lực lượng quản lý đê chuyên trách: 40 người; lực lượng quản lý đê nhân dân: 576 người; các lực lượng khác 14.137 người.
VI. DỰ TRỮ VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHU YẾU PHẨM
1. UBND cấp huyện, cấp xã chủ động chuẩn bị vật tư, vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phù hợp với phương án ứng phó thiên tai của huyện và xã đã được phê duyệt.
2. Khi các vật tư, trang thiết bị tại địa phương cấp huyện và xã không đáp ứng thì huy động từ cấp tỉnh (vật tư xử lý đê, đập tại các kho dự trữ vật tư trên tuyến đê Tả Lam, một số nhu yếu phẩm và thuốc y tế từ các kho của Sở Công Thương và Sở Y tế theo phương án của các ngành).
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chổng thiên tai theo hướng dẫn của địa phương.
VII. CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT- TKCN các cấp quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
Cấp độ rủi ro thiên tai bão, ATNĐ có 3 cấp (từ cấp 3 đến cấp 5)
1.1. Bão (ATNĐ) gần Biển Đông, di chuyển nhanh, có xu hướng đi vào biển Đông (chưa có rủi ro thiên tai)
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) để chỉ huy kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
- Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
- Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền: Phát tin trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền: Thông tin về diễn biến của bão, ATNĐ cho các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển.
- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn trên biển.
1.2. Khi có Bão, ATNĐ có rủi ro thiên tai cấp độ 3 (Tin ATNĐ cấp 6-7 trên biển Đông, tin bão Bão cấp 8-15 trên biển Đông hoặc bão cấp 8-11 vùng ven bờ)
Khi có tin bão (ATNĐ) có rủi ro thiên tai cấp 3 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý:
Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy: Nội dung chỉ đạo gồm:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin bão, hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ).
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền (theo từng cấp):
Kiểm đếm, thống kê phương tiện, tàu thuyền trên biển và ven bờ.
Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Giữ thông tin liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm.
Trường hợp có tàu thuyền đang hoạt động hoặc di chuyển trú tránh vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để trú tránh bão thì phải đề nghị Cục Lãnh sự can thiệp.
Xác định thời điểm thích hợp để cấm biển nhằm đảm bảo an toàn về người và phương tiện.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn công trình trọng điểm, công trình PCTT, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:
Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng; xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), đặc biệt là dân các vùng ven biển, hải đảo, vùng trũng thấp và chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,....
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
Các Sở, ban, ngành theo chức năng, sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó đề cập đến các nội dung:
Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của bão.
Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của bão để có các chỉ đạo theo ngành dọc như:
Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với bão và ATNĐ; chỉ đạo công tác thu hoạch lúa; đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai và các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; kiểm đếm tàu thuyền và sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự cố thiên tai.
Sở Công Thương: Chỉ đạo kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các công trình khai thác khoáng sản, hầm lò; đảm bảo an toàn điện lưới trong vùng bị ảnh hưởng.
Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận tải thủy; công tác đảm bảo an toàn giao thông trong vùng bị ảnh hưởng.
Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các phương tiện truyền thông.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ với các nội dung chính sau:
- Xác định đối tượng, số lượng cụ thể của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,...)
- Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Hỗ trợ sơ tán dân khu vực các huyện đảo, ven biển có khả năng bị ảnh hưởng.
Giúp dân thu hoạch mùa vụ trước khi bão đổ bộ.
Giúp dân chằng chống nhà cửa.
Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, ngầm tràn, các công trình trọng điểm, công trình phòng chống thiên tai.
- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:
Lực lượng, phương tiện cần huy động.
Các nhiệm vụ cần thực hiện (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn,...)
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với bão:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển, công trình giao thông,...
Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện....)
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
1.3. Khi có bão (ATNĐ) có rủi ro thiên tai cấp độ 4 (Tin bão bão khẩn cấp (cấp 12-15) vùng ven biển ven bờ; đất liền khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ hoặc siêu bão (trên cấp 16) trên biển Đông)
Khi có tin bão (ATNĐ) có rủi ro thiên tai cấp 4 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý:
Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy: Nội dung chỉ đạo gồm:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin bão, hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, Văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ).
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:
Xác định khu vực bão dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền.
Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng.
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão đổ bộ (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,....
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các khu vực dự kiến bão đổ bộ theo từng lĩnh vực, ngành quản lý.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.
- Thực hiện theo các nội dung Công điện của Ban chỉ đạo.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát tại khu vực dự kiến bão đổ bộ.
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
- BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
- Ban hành lệnh sơ tán dân; nghỉ học; nghỉ làm,...
- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân.
- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ với các nội dung chính sau:
- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;
- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Giúp dân chằng chống nhà cửa.
Giúp dân sơ tán đến các công trình kiên cố (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...)
Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, các công trình phòng chống thiên tai.
Đảm bảo xử lý nhanh khi xảy ra các sự cố để đảm bảo cho quá trình chỉ đạo, chỉ huy thiên tai được nhanh chóng, thuận lợi.
- Đảm bảo an toàn công trình, cơ sở hạ tầng:
Chằng, chống nhà cửa, bảo vệ các công trình trên cảng biển, các khu công nghiệp, các trụ ăng ten,...
Kiểm soát chặt chẽ an toàn hồ chứa nước, công trình xây dựng đang thi công, các tuyến đê sông, đê biển,...
Ứng trực tại các công trình trọng điểm, có xung yếu, sự cố để sẵn sàng ứng phó.
- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:
Bố trí lực lượng đã huy động tại các điểm sơ tán.
Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Cấp cứu kịp thời các đối tượng bị thương.
Tìm kiếm các phương tiện và người bị mất tích.
Trưng dụng các cơ sở vật chất hiện có để tiếp nhận các trường hợp bị nạn.
Huy động thuốc men để tham gia cấp cứu người bị nạn.
Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,...
- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:
Lực lượng công an: Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng, quản lý chặt chẽ các loại đối tượng, bố trí lực lượng canh gác tại các khu vực sơ tán dân đến, bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,...
Lực lượng điện lực: Kiểm tra hệ thống lưới điện tại các địa bàn để xử lý kịp thời tình huống sự cố do bão gây ra, cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí đang chỉ đạo ứng phó, xử lý các sự cố về điện, phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng thông tin: Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có, xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông (nếu hệ thống điện thoại cố định bị sự cố thì dùng máy điện thoại di động của các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel,.. Nếu cả mạng cố định và mạng di động đều không liên lạc được thì dùng các máy thông tin vô tuyến lưu động...), tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.
Lực lượng giao thông: Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông khi bão đổ bộ và mưa lũ, cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng, xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra, phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn: Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với bão:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển, công trình giao thông,...
Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện...)
Vật tư, lương thực tại nơi sơ tán.
Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ:
Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị các lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,... phục vụ công tác hậu cần ứng phó.
Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu... sẵn sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ và sự điều động của cấp trên.
Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động. Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.
- Tổ chức phương án đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Tiếp tục bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo vật tư dự trữ để xử lý khẩn cấp tại các sự cố về đê điều, hồ đập và các sự cố khác.
1.4. Khi có bão có rủi ro thiên tai cấp 5: Áp dụng các kịch bản đã được xây dựng trong phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh được UBND Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 04/6/2015.
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lụt có 4 cấp
2.1. Lũ Báo động 2-3 thượng lưu sông Cả (Rủi ro thiên tai cấp độ 1): Đối với lũ báo động 2-3 thượng nguồn sông Cả công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Theo dõi diễn biến của lũ và ngập lụt.
- Chỉ đạo công tác trực ban và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt: Ban hành văn bản, Công điện, thông báo,...
- Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền: Phát tin trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý về tình hình mưa lũ và ngập lụt đang diễn ra.
- Chỉ đạo việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị nắm chắc địa bàn, căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến cụ thể của lũ, ngập lụt để triển khai các công việc ứng phó.
- Chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được duyệt.
- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn đối với vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ bị ngập lũ, các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lù (đê, kè, cống, hồ chứa,...)
- Các Sở Ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó đề cập đến các nội dung:
Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của lũ, ngập lụt.
Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của lũ, ngập lụt để có các chỉ đạo theo ngành dọc:
Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với lũ, ngập lụt; chỉ đạo công tác sản xuất, thu hoạch vụ mùa; xử lý các sự cố trọng điểm đối với công trình phòng chống lũ như sự cố đê, kè, cống, sạt lở ảnh hưởng đến an toàn tuyến đê; công tác vận hành hồ chứa, cắt lũ,...
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự cố đối với các công trình phòng chống lũ.
Sở Công Thương: Chỉ đạo kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các công trình khai thác khoáng sản, hầm lò; đảm bảo an toàn điện lưới trong vùng bị lũ, ngập lụt.
Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông; các sự cố giao thông và việc thông tuyến đối với các vùng bị ảnh hưởng.
Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các phương tiện truyền thông.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin.
Công an tỉnh: Chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự, an ninh khu vực bị lũ, ngập lụt; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông, phân làn giao thông để đảm bảo các hoạt động đi lại của người dân trong vùng lũ, ngập lụt,...
2.2. Lũ từ Báo động 3 lên trên báo động 3 khoảng 1m hạ lưu sông Cả (Rủi ro thiên tai cấp độ 2): Đối với lũ từ báo động 3 lên trên báo động 3 khoảng 1m hạ lưu sông Cả công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về thông tin mưa lũ, ngập lụt; vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bàng các Công điện, thông báo, Văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân (theo từng cấp):
Đảm bảo an toàn cho dân ở vùng trũng thấp, vùng bãi sông ngoài đê, vùng có nguy cơ bị sạt lở.
Đảm bảo an toàn cho việc đi lại của người dân ở vùng lũ, ngập lụt.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, rà soát phát hiện các sự cố công trình:
Tuần tra canh gác đê, phát hiện kịp thời các sự cố về công trình đê, kè.
Tổ chức thực hiện xử lý giờ đầu đối với hệ thống đê điều theo phương châm 4 tại chỗ.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích,...
- Chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng ứng phó tại các khu vực trũng thấp, ngập sâu để chủ động kiểm soát người, phương tiện đi qua các khu vực nguy hiểm.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:
Hướng dẫn, kiểm tra việc dọn dẹp, kê cao đồ đạc trong nhà cửa khi bị ngập lũ.
Hướng dẫn thu hoạch mùa màng đối với khu vực ngập lụt.
Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng; xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bị ngập lụt cao, đặc biệt là dân các vùng ngoài đê, vùng trũng thấp, vùng hạ lưu hồ chứa xả lũ,..., chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,....
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.
- Thực hiện theo các nội dung Công điện của Ban chỉ đạo.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các trọng điểm về các công trình phòng chống lũ.
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cụ thể như sau:
- Xác định đối tượng, số lượng cụ thể của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,...)
- Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Giúp dân thu hoạch mùa vụ.
Hỗ trợ sơ tán dân khu vực bị ngập lụt, khu vực ngoài đê khi lũ lên cao.
Hướng dẫn người dân chuẩn bị các lương thực, thực phẩm để đủ ăn cho các ngày bị ngập lụt, kê cao đồ đạc quan trọng trong nhà.
Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, các công trình phòng chống thiên tai.
Hướng dẫn đi lại của người dân trong vùng lũ.
Chủ động dừng các hoạt động trên sông khi thấy không an toàn.
Kiểm tra các thiết bị điện; di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.
- Kiểm soát, nghiêm cấm thực hiện các hoạt động vớt củi trên sông khi có lũ.
- Chuẩn bị phương tiện và lực lượng để tìm kiếm người bị lũ cuốn trôi.
- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:
Lực lượng, phương tiện cần huy động.
Các nhiệm vụ cần thực hiện (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực đê tham gia cứu chữa người bị nạn,...)
- Bố trí lực lượng chốt chặn, chủ động cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua các khu vực nguy hiểm như: các tuyến đường, cầu, ngầm, tràn bị ngập sâu hoặc mất an toàn do mưa, lũ gây ra; các khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy lớn...
- Bố trí các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người, phương tiện, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với lũ, ngập lụt: Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê, kè, cống và xử lý sạt lở, công trình giao thông,...
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Xác định lực lượng, phương tiện của các đơn vị để huy động, trưng dụng khi cần thiết (thành phần lực lượng /số lượng bao nhiêu/phương tiện gì/ vị trí tập kết của phương tiện).
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, các sở ngành và địa phương.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ, ngập lụt để thông báo cho dân vùng bị ảnh hưởng chủ động các biện pháp phòng tránh. Tùy vào tình hình cụ thể để tổ chức, hướng dẫn sơ tán dân, tài sản đến nơi an toàn; chuẩn bị các phương án về an ninh trật tự, thông tin liên lạc, phân luồng giao thông, vật tư nhu yếu phẩm khi có yêu cầu.
- Tổ chức đảm bảo an toàn sản xuất: thu hoạch lúa, hoa màu đã đến vụ.
- Tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra các sự cố:
Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Cấp cứu kịp thời các đối tượng bị thương.
Tìm kiếm các phương tiện và người bị mất tích.
Trưng dụng các cơ sở vật chất hiện có để tiếp nhận các trường hợp bị nạn.
Huy động thuốc men để tham gia cấp cứu người bị nạn.
Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,...
2.3. Lũ Báo động 3 1m - lũ lịch sử hạ lưu sông Cả (Rủi ro thiên tai cấp độ 3): Đối với lũ báo động 3 1m - lũ lịch sử lưu sông Cả, công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin lũ, tình hình ngập lụt và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân ở vùng lũ, ngập lụt:
Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng.
Hướng dẫn việc đi lại của người dân trong vùng lũ.
Kiểm soát các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân:
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu xảy ra ngập lụt (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,....
Số hộ dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán.
Số hộ dân sống trong khu vực đê bối.
Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu
Cử cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động.
Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với lũ.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
- Tiếp tục công tác trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa lũ và tình hình đê điều.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai.
- Chỉ đạo các huyện, xã tiến hành sơ tán dân ở các vũng bị lũ, ngập lụt.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn sản xuất.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc,
- Chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn trong ứng phó với lũ.
- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.
- Thực hiện theo các nội dung Công điện của BCĐ.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, sự cố các công trình, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,...
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
- BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
- Ban hành lệnh sơ tán dân; nghỉ học; nghỉ làm,...
- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân.
- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ gồm các nội dung sau:
- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân vùng bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán).
Hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.
Tổ chức cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở nhũng đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết.
Kiểm tra các thiết bị điện; di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.
Không thực hiện hoạt động vớt củi trên sông khi có lũ.
Đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán; phương án đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành; đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện.
Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn: tổ chức tìm kiếm người, phương tiện do lũ cuốn trôi; cứu chữa người bị thương; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn các trụ sở, cơ quan, trường học, bệnh viện để tiếp nhận cứu người.
Hỗ trợ trông giữ trẻ tập trung; kiểm soát thường xuyên trẻ em để không đi ra các khu vực nguy hiểm.
- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:
Lực lượng Công an: Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng, quản lý chặt chẽ các loại đối tượng, bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng,...
Lực lượng Điện lực: Kiểm tra hệ thống lưới điện tại các địa bàn để xử lý kịp thời tình huống sự cố, phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng Thông tin: Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có, xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông, tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.
Giao thông: Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng lũ, ngập lụt, cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng, xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra, phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với lũ, ngập lụt:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình trọng điểm, công trình PCTT, đặc biệt là các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,...
Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ và ngập lụt:
Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,... phục vụ công tác hậu cần ứng phó với lũ, ngập lụt.
Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu... sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi lũ và ngập lụt kéo dài.
Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động. Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.
- Sẵn sàng vật tư để ứng phó khi có sự cố xảy ra đối với các công trình phòng chống thiên tai, đê điều.
- Sẵn sàng lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn.
2.4. Lũ trên mức lũ lịch sử hạ lưu sông Cả (Rủi ro thiên tai cấp độ 4): Đối với lũ trên mức lũ lịch sử hạ lưu sông Cả, công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy: Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện như sau:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin lũ, tình hình ngập lụt và những vùng bị ảnh hưởng, nhũng cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt.
- Lập Ban chỉ đạo tiền phương đi kiểm tra tại các khu vực bị ảnh hưởng.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân ở vùng lũ, ngập lụt:
Sơ tán dân: Ra lệnh sơ tán dân khu vực bị ngập lụt, khu vực lân cận bị ảnh hưởng; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
Xác định dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán.
Xác định dân sống trong khu vực đê bối.
Đảm bảo hoạt động sản xuất hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; các diện tích nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ bờ bao các ao, hồ...
Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.
Đảm bảo an toàn đi lại của người dân trong vùng ngập lũ.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu
Cử cán bộ trực tại các khu vực xung yếu, trọng điểm; tổ chức tuần tra canh gác đê theo cấp báo động.
Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với sự cố đê điều.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán; phương án đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành; đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện.
- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.
- Thực hiện theo các nội dung Công điện của Ban chỉ đạo.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, sự cố các công trình, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,...
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó: Cho nghỉ học,...
- BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân.
- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cụ thể như sau:
- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết.
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân vùng bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán).
Hỗ trợ trông giữ trẻ tập trung; kiểm soát thường xuyên trẻ em để không đi ra các khu vực nguy hiểm.
Tổ chức cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết.
Di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập.
Nghiêm cấp các hoạt động trên sông.
Đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán.
Đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành.
Đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện.
Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn: tổ chức tìm kiếm người, phương tiện do lũ cuốn trôi; cứu chữa người bị thương; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn các trụ sở, cơ quan, trường học, bệnh viện để tiếp nhận cứu người.
- Các ngành thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:
Lực lượng Công an: Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng lũ, ngập lụt, cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng, bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng, ...
Lực lượng Điện lực: Xử lý các sự cố về hệ thống lưới điện, cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí đang chỉ đạo ứng phó, phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng Thông tin và Truyền thông: Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có, xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông, tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.
Lực lượng Giao thông vận tải: Xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra, phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với lũ, ngập lụt:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê, các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,...
Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó;
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ và ngập lụt:
Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị các lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,... phục vụ công tác hậu cần ứng phó với lũ, ngập lụt.
Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu... sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi lũ và ngập lụt kéo dài.
Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động. Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.
- Sẵn sàng vật tư để ứng phó khi có sự cố xảy ra đối với các công trình phòng chống thiên tai, đê điều.
- Sẵn sàng lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn.
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có 3 cấp (từ cấp 1 đến cấp 3)
3.1. Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng (Rủi ro thiên tai cấp độ 1).
Đối với lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng công tác ứng phó cụ thể như sau:
- Theo dõi diễn biến của mưa lớn.
- Chỉ đạo công tác trực ban và nắm bắt các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn: Ban hành văn bản, Công điện, thông báo, ...
- Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền: Phát tin trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý về tình hình mưa lớn, thời gian mưa và cường độ mưa đang diễn ra.
- Chỉ đạo việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị nắm chắc địa bàn, căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến cụ thể của mưa lớn đe triển khai các công việc ứng phó.
- Chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa theo dõi dự báo mưa và lưu lượng về hồ để quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn.
- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn đối với vùng trung thấp, vùng có nguy cơ bị ngập lũ, các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ (đê, kè, cống, hồ chứa,...).
- Các Sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý, sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý:
Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của mưa lớn.
Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của mưa lớn để có các chỉ đạo theo ngành dọc:
Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với mưa lớn; chỉ đạo công tác tiêu nước đệm, vận hành công trình thủy lợi; sản xuất, thu hoạch vụ mùa; xử lý các sự cố trọng điểm đối với công trình phòng chống lũ như sự cố đê, kè, cống, sạt lở ảnh hưởng đến an toàn tuyến đê.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự cố.
Sở Công Thương: Chỉ đạo kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các công trình khai thác khoáng sản, hầm lò.
Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông; các sự cố giao thông và việc thông tuyến đối với các vùng bị ảnh hưởng.
Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các phương tiện truyền thông.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin.
Công an tỉnh: Chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự, an ninh khu vực bị mưa lớn; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông, phân làn giao thông để đảm bảo các hoạt động đi lại của người dân khi có mưa lớn,...
3.2. Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trong 2-4 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở trung du miền núi; hoặc trên 500mm trong 1-2 ngày ở khu vực đồng bằng (Rủi ro thiên tai cấp độ 2).
Đối với lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trong 2-4 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở trung du miền núi; hoặc trên 500mm trong 1-2 ngày ở khu vực đồng bằng công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin mưa lũ và cảnh báo mưa, lũ, ngập lụt và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp; phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông, khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng triển khai ứng phó.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, Văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng của mưa lớn:
Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng.
Hướng dẫn việc đi lại của người dân trong vùng lũ.
Kiểm soát các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp):
Xác định các hộ cần phải sơ tán (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,....
Số hộ dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán.
Số hộ dân sống trong khu vực đê bối.
Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu.
Cử cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động.
Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với lũ khi mưa lớn làm nước sông dâng cao.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
- Tiếp tục công tác trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa lũ và tình hình đê điều.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai:
- Chỉ đạo các huyện, xã tiến hành sơ tán dân ở các vùng bị lũ, ngập lụt.
- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.
- Thực hiện theo các nội dung Công điện của BCĐ.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, sự cố các công trình, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,...
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
- Lực lượng quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân.
- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ với các nội dung sau:
- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân đối với vùng mưa lớn, bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán).
Hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.
Tổ chức cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập.
- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:
Lực lượng Công an: Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng, bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,...
Lực lượng Thông tin: Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có, xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông, tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.
Lực lượng Giao thông: Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng mưa lớn, ngập lụt, cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng, xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do mưa lớn gây ra, phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.
- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với mưa lớn:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê, các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,...
Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống mưa lớn và ngập lụt.
Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu... sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi mưa lớn và ngập lụt kéo dài.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn.
3.3. Lượng mưa 24h từ 200-500mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc đồng bằng; trên 500mm trong 1-2 ngày ở vùng trung du miền núi (Rủi ro thiên tai cấp độ 3).
Đối với lượng mưa 24h từ 200-500mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc đồng bằng; trên 500mm trong 1-2 ngày ở vùng trung du miền núi công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
- Tiếp tục chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp; phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông, khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng triển khai ứng phó.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng của mưa lớn:
Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng.
Hướng dẫn việc đi lại của người dân trong vùng ngập lũ.
Kiểm soát các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,....
Số hộ dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán.
Số hộ dân sống trong khu vực đê bối.
Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu:
Cử cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động.
Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với lũ khi mưa lớn làm nước sông dâng cao.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.
- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương.
- Thực hiện theo các nội dung Công điện của BCĐ.
- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình trọng điểm, PCTT, xung yếu, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,...Tổ chức tuần tra canh gác, đặc biệt là các vị trí xung yếu hoặc các công trình có sự cố.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp.
- Quyết định cho các cháu học sinh nghỉ học.
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
- Lực lượng quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân.
- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cụ thể như sau:
- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết.
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Tổ chức sơ tán người ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du.
Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân đối với vùng mưa lớn, bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán).
Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất như: đẩy nhanh thu hoạch các diện tích sản xuất nông nghiệp đã chín vụ, các diện tích nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ bờ bao các ao, hồ...
Rà soát, kiểm tra bảo đảm các hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai.
Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
Tổ chức cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở nhũng đoạn đường bị ngập.
- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý.
- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với mưa lớn:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,...
Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống mưa lớn và ngập lụt.
Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực, xăng dầu... sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi mưa lớn và ngập lụt kéo dài.
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn người, phương tiện bị mất tích, cuốn trôi; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
4.1. Lượng mưa từ 200 - 500mm (rủi ro thiên tai cấp độ 1)
Kịch bản có thể xảy ra đối với trường hợp này là mưa lớn trong 24 giờ ở khu vực đồi núi, nơi có độ dốc thấp, nhóm đất tơi xốp, bở rời,... có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Đối với lượng mưa từ 200-500mm, công tác ứng phó cụ thể như sau:
- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất:
Thông tin truyền thông tới cấp xã.
Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động đảm bảo an toàn cho người trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lớn, nhất là vào ban đêm có thể xảy ra lũ quét.
- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
4.2. Lượng mưa trong 24h từ 200 - 500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày xảy ra lũ quét, sạt lở đất (Rủi ro thiên tai cấp độ 2).
Đối với lượng mưa trong 24h từ 200 - 500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày xảy ra lũ quét, sạt lở đất, công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực khi thấy xuất hiện có mưa lớn, dài ngày để xử lý các tình huống đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng.
- Chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó tại hiện trường.
- Chỉ đạo công tác cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm khu vực dễ bị chia cắt.
- Chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khắc phục nhanh các sự cố để sớm ổn định đời sống nhân dân khu vực bị lũ quét, sạt lở đất.
- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó.
Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra hiện trường, khắc phục nhanh để sớm ổn định đời sống của nhân dân vùng bị ảnh hưởng.
Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
Lực lượng quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ: Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cụ thể như sau:
- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:
Xác định các địa điểm sơ tán với các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, chất đốt, nước sạch, lương thực; dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường.
Hỗ trợ, di dời dân đến nơi an toàn trước khi xảy ra lũ quét hoặc sạt lở đất. Chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương: người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, v.v...
Thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn người bị vùi lấp, mất tích; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị sạt lở; hỗ trợ chỗ ở cho những hộ bị mất nhà ở do lũ quét, sạt lở đất gây ra.
Khôi phục nhà cửa.
Triển khai nhanh các điều kiện tối thiểu theo phương án đã chuẩn bị trước để đảm bảo cuộc sống cho nhân dân tại nơi sơ tán (nhu yếu phẩm, lương thực, nước uống; bố trí nhà tạm tại nơi an toàn).
Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
Tổ chức cắm biển báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập.
- Xử lý các điểm ách tắc giao thông do sạt lở gây ra.
- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với lũ quét, sạt lở đất: Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực có thể bị chia cắt.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó.
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ quét, sạt lở đất. Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
4.3. Lượng mưa trong 24h trên 500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày có xảy ra lũ quét, sạt lở đất (Rủi ro thiên tai cấp độ 3).
Đối với lượng mưa trong 24h trên 500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày có xảy ra lũ quét, sạt lở đất, công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
-Triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương; thực hiện theo các nội dung Công điện của BCĐ;
- Quyết định hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng.
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân hoặc hỗ trợ dân di dời đến nơi ở mới.
- Lực lượng quân sự, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
b) Lực lượng, phương tiện và hậu cần tại chỗ:
- Huy động lực lượng, phương tiện để cứu chữa kịp thời những người bị thương; người bị thương nặng phải được chuyển nhanh lên tuyến trên để cứu chữa; khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích.
- Huy động lực lượng để sơ tán, di chuyển những người còn sống sót tới nơi an toàn; dựng lều bạt; cứu trợ khẩn cấp các điều kiện thiết yếu cho đồng bào; động viên, thăm hỏi, chia sẻ đau thương mất mát, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho những người bị mất người thân, mất mát tài sản.
- Huy động lực lượng phối hợp với cộng đồng thôn, bản và thân nhân người bị nạn thực hiện việc chôn cất người bị chết theo phong tục của địa phương và thực hiện kịp thời hỗ trợ mai táng phí.
- Thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại thực tế, đối chiếu chính sách hiện hành quy định hiện hành để trình Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT hoặc Chính phủ xét, quyết định mức cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tổ chức khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất gây ra, gồm:
Hệ thống thông tin liên lạc phải được ưu tiên hàng đầu để chính quyền ở cấp cơ sở báo cáo được tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và những yêu cầu cần được cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp.
Hệ thống giao thông, cầu cống và đường dân sinh đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, công tác cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng bị thiên tai.
Dọn dẹp vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường để phòng tránh dịch bệnh phát sinh. Khi phát hiện có dấu hiệu của dịch bệnh phải tập trung lực lượng, phương tiện khoanh vùng, bao vây, dập tắt dịch trong thời gian ngắn nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng.
- Thực hiện cứu hộ, cứu nạn đối với người, công trình và cơ sở hạ tầng khu vực bị thiệt hại.
- Triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị thiệt hại.
5.1. Thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 2 đến 6 tháng và độ mặn ăn sâu vào cửa sông từ 25-50km hoặc thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 3- 6 tháng, thiếu hụt nguồn nước từ 50-70% và khoảng cách xâm nhập từ cửa sông trên 50km (Rủi ro thiên tai cấp độ 1-2).
Khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo thông qua các văn bản hành chính (Công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn).
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành tăng cường phối hợp với các công trình khai thác thủy lợi để xác định khả năng cung cấp nước tưới, xây dựng phương án bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng cân đối nguồn nước.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp về công trình, phi công trình liên quan đến nguồn nước, cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
- Chỉ đạo công tác vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước.
- Chỉ đạo công tác bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất.
- Chỉ đạo công tác hỗ trợ dân vùng bị ảnh hưởng ổn định đời sống, sinh hoạt.
- Ban hành các Công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành theo chức năng quản lý thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Chỉ đạo công tác bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình,...
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Huy động lực lượng và các ngành thực hiện các giải pháp đảm bảo sử dụng nước; cung cấp nước:
Sử dụng các máy bơm của hộ gia đình bơm nước từ các khe suối, ao, hồ để phục vụ chống hạn.
Đào giếng các ao hồ nhỏ để cấp nước tưới.
Khoan giếng để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng khô hạn.
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng.
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn.
c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.
- Tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống.
- Linh hoạt điều phối, hòa mạng lưới cấp nước toàn tỉnh để hỗ trợ cho nhau (trạm bơm cấp nước bổ sung vùng diện tích tưới do hồ chứa phục vụ thiếu hụt nguồn nước và ngược lại).
5.2. Thời gian thiếu hụt lượng mưa trên 3-6 tháng, lượng nước thiếu hụt trên 50% (Rủi ro thiên tai cấp độ 3-4).
Khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thế xảy ra trên địa bàn công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:
- Chỉ đạo thông qua các văn bản hành chính (Công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn).
- Chỉ đạo công tác huy động vật tư, nhân lực để phục vụ chống hạn.
- Phân công các sở ngành theo chức năng nhiệm vụ để kiểm tra, hướng dẫn nhân dân có các biện pháp tích nước.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp về công trình, phi công trình liên quan đến nguồn nước, cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
- Chỉ đạo công tác vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước.
- Phát động phong trào chống hạn trong nhân dân; tiến hành động viên, khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống hạn hán.
- Bổ sung nguồn nước kịp thời phục vụ các hoạt động sinh hoạt cho người và gia súc.
- Ban hành các Công điện, Chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành theo chức năng quản lý thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình,...
- Chỉ đạo công tác vận hành hồ chứa nước, công trình cấp nước để bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất.
- Điều chỉnh sản xuất, cơ cấu mùa vụ.
- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.
b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để phục vụ chống hạn. Triển khai các biện pháp tích trữ nước.
- Triển khai các biện pháp vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành trong mùa kiệt. Khi xảy ra hạn hán cần thực hiện các biện pháp ưu tiên cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho gia súc và cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.
- Chuẩn bị các máy bơm dã chiến, bơm thuyền để bơm sử dụng dung tích chết của hồ.
- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng.
- Hỗ trợ dân chuyển đổi cây trồng có nhu cầu sử dụng nước ít nhưng hiệu quả kinh tế cao.
- Sửa chữa gấp những công trình bị hư hỏng nặng không đảm bảo dẫn nước, nạo vét hồ chứa, kênh mương từ nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên của đơn vị, đảm bảo không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước, kế hoạch chống hạn cụ thể của đơn vị.
- Xây dựng các mô hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ít nước. Ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá trị cao.
6.1. Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ ở vùng miền núi, từ 8-13 độ ở vùng đồng bằng (Rủi ro thiên tai cấp 1).
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh.
- Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch phòng, chống, ứng phó với rét hại, sương muối đối với vật nuôi, cây trồng và hoạt động sản xuất,...
6.2. Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ ở vùng đồng bằng; 0-4 độ ở vùng miền núi (Rủi ro thiên tai cấp độ 2).
- Phương án phòng chống rét cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật.
- Phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm:
Tổ chức che chắn, làm chuồng cho gia súc, gia cầm.
Bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc.
- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất:
Biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.
Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ che chắn, bảo vệ cây trồng và vật nuôi khi cần thiết.
- Phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi).
- Xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi; thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, chất đốt để đề phòng hiện tượng rét hại kéo dài.
- Bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý, khắc phục thiên tai: khẩn trương hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại; ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,...
6.3. Nhiệt độ trung bình từ 0-4 độ ở vùng đồng bằng, dưới 0 độ ở vùng miền núi (Rủi ro thiên tai cấp độ 3).
- Phương án phòng chống rét cho người, đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật.
Cho học sinh nghỉ học.
Đảm bảo an toàn cho người già.
Kiểm tra, rà soát các hoạt động sưởi ấm.
- Phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm:
Tổ chức che chắn, làm chuồng cho gia súc, gia cầm.
Bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc.
- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất:
Che chắn, bảo vệ cây trồng và vật nuôi khi cần thiết.
Thu hoạch sớm mùa vụ.
Ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,...
Hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại.
- Phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi).
- Xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi.
- Bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý, khắc phục thiên tai.
7.1. Lốc, sét, mưa đá xảy ra với cường độ trung bình (Rủi ro thiên tai cấp 1)
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ
- Yêu cầu các chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao khi đang ở trên biên; nhanh chóng đi vào bờ hoặc hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn khi có gió mạnh; tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tố, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.
- Đảm bảo an toàn cho người: Khuyến cáo người dân không ở trong những căn nhà tạm, yếu; tìm nơi trú ẩn an toàn khi có lốc và mưa đá (không di chuyển đến dưới các cây lớn, nhà tạm);
- Đảm bảo an toàn cho nhà cửa, công trình và tài sản:
Khuyến cáo người dân, đơn vị, doanh nghiệp,., lắp đặt hệ thống cột thu lôi, cột chống sét thích hợp cho từng công trình.
Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật, mưa đá. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy, gió giật.
- Cứu hộ, cứu nạn người, nhà cửa bị sập do lốc sét gây ra; hỗ trợ nhà ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà ở.
- Khắc phục hậu quả do lốc, sét, mưa đá: huy động lực lượng, phương tiện, vật chất trang bị để nhanh chóng giải quyết hậu quả, tập trung một số công việc như: Thu dọn cành cây đổ; sửa chữa, khắc phục nhà sập, nhà tốc mái... khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc; cứu trợ các cá nhân, gia đình khó khăn; thống kê và đánh giá thiệt hại.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:
- Chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các Công điện, thông báo về chỉ đạo ứng phó với thiên tai lốc, sét, mưa đá tới các cấp, các ngành để chủ động phòng tránh.
- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể; UBND các cấp huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng hệ thống truyền thanh của địa phương để truyền các bản tin dự báo, cảnh báo giông, lốc, sét,... và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng chống dông, lốc, sét, mưa đá đến với người dân trên địa bàn.
7.2 Lốc, sét, mưa đá xảy ra với cường độ mạnh (Rủi ro thiên tai cấp 2)
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:
- Ngành điện chủ động cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của dông, lốc xoáy, mưa đá, sét. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.
- Huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các gia đình sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định.
- Huy động lực lượng, phương tiện y tế để kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.
- Huy động lực lượng, phương tiện để thu dọn cây xanh, xử lý môi trường sau thiên tai.
- Huy động lực lượng để cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người, nhà cửa và các vật dụng khác
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường.
- Chỉ huy lực lượng hỗ trợ dân ứng phó và khắc phục hậu quả do lốc, sét và mưa đá gây ra.
8. Ứng phó với nắng nóng: Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng có 3 cấp (từ cấp 1 đến cấp 3)
8.1. Nhiệt độ cao từ 39°C-40°C kéo dài từ 3-10 ngày hoặc Nhiệt độ cao trên 40°C kéo dài từ 5-10 ngày (Rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2).
a) Lực lượng, vật tư, phương tiện tại chỗ:
- Sử dụng hệ thống truyền thanh của địa phương để truyền tải các bản tin dự báo, cảnh báo về nắng nóng và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng ứng phó với nắng nóng.
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già.
- Khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong những ngày nắng nóng, khi ra đường phải có biện pháp bảo vệ, che tránh.
- Phân luồng giao thông, tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, đảm bảo cho người dân tham gia giao thông thông suốt, nhất là trong những giờ cao điểm nắng nóng.
- Chỉ đạo công tác phòng, chống đuối nước.
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn nước; xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có, phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh, đặc biệt cần chú ý đến tình huống cháy rừng trong thời gian xảy ra nắng nóng.
- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết.
- Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, các cống lấy nước, trạm bơm nước tưới đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
- Rà soát cây trồng trên các tuyến phố, thực hiện trồng mới thay thế cây có dấu hiệu chết, khô héo.
- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, người dân lắp đặt hệ thống thu năng lượng mặt trời; nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nắng nóng đồng thòi cung cấp năng lượng sạch, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các văn bản để chỉ đạo ứng phó với nắng nóng tới các cấp, các ngành và các huyện, xã bị ảnh hưởng để chủ động phòng tránh.
- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế để chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; chỉ đạo các bệnh viện, các trung tâm y tế đảm bảo tốt nhất việc khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày nắng nóng.
8.2. Nhiệt độ cao trên 40°C kéo dài trên 10 ngày (Rủi ro thiên tai cấp độ 3).
Tiếp tục triển khai các phương án như đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2 và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:
- Rà soát, đảm bảo điều kiện sinh hoạt và sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
- Triển khai đồng bộ công tác phòng, chống đuối nước, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trong dịp hè.
- Xử lý kịp thời các sự cố về điện; bố trí kế hoạch cắt điện hợp lý. Không cắt điện trong lúc cao điểm thời tiết nắng nóng tại các khu vực trọng điểm và thời điểm nắng nóng nhất.
- Bổ sung các trạm bơm tăng áp đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân, hạn chế mức thấp nhất tình trạng mất nước sạch cục bộ tại các khu dân cư. Trường hợp bị mất nước, thiếu nước phải bố trí cấp nước lưu động.
- Xây dựng các biện pháp phòng cháy chữa cháy; chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị, phương tiện, nhân lực duy trì lệnh trực 24/24 giờ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra cháy nổ.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy
- Sở Y tế triển khai công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để bùng phát dịch bệnh; bổ sung thêm phòng khám, giường bệnh để khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày nắng nóng.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai công tác phòng, chống đuối nước, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trong dịp hè.
9. Ứng phó với sương mù: Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù có 3 cấp (từ cấp 1 đến cấp 3)
9.1. Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50m trở lên ở trên biển hoặc sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở đất liền (Rủi ro thiên tai cấp độ 1).
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm đến nhân dân để chủ động phòng tránh.
- Lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông hướng dẫn, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.
- Thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, tàu thuyền về diễn biến của sương mù để chú ý quan sát, giảm tốc độ đảm bảo lưu thông an toàn; giữ liên lạc với các tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định, quy chuẩn khi lưu thông trên biển của Bộ Giao thông vận tải.
9.2. Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50m trở lên ở trên biển hoặc sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở đất liền và Sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở sân bay (Rủi ro thiên tai cấp độ 2, 3).
Triển khai các hoạt động đối như đối với cấp độ rủi ro thiên tai 1, tập trung vào các nhiệm vụ:
- Thông báo trên các phương tiện truyền thông về mức độ che phủ, khuất tầm nhìn do sương mù gây ra để hạn chế thiệt hại trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
- Thông báo cho tàu thuyền hoạt động trên biển biết diễn biến về sương mù, yêu cầu tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên sông, trên biển.
- Bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý, khắc phục thiên tai: khẩn trương hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại; ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,...
- Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: cứu hộ, cứu nạn người, phương tiện bị ảnh hưởng do sương mù; cứu chữa người bị thương do sương mù gây ra.
10.1. Nước biển dâng từ 1-2m (rủi ro thiên tai cấp 1)
Nội dung phương án ứng phó thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ:
a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó: Xác định lực lượng ứng phó bao gồm những đơn vị nào; số lượng bao nhiêu; đóng quân tại đâu để có kế hoạch điều động ứng cứu cho phù hợp.
- Xác định số lượng, phương tiện cần huy động, trưng dụng khi có yêu cầu.
- Lên phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền:
Xác định được số lượng cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển.
Xác định việc chằng chống, neo đậu tại bến hoặc di chuyển đến nơi an toàn.
Xác định lực lượng hỗ trợ dân để di chuyển lồng bè, sơ tán người tại các khu vực nuôi trồng thủy sản,...
b) Chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:
- Ra thông báo, Công điện, Văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức phòng, tránh, ứng phó với nước biển dâng.
- Chỉ đạo các huyện, xã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền trên biển và khu vực ven bờ: Hướng dẫn, neo đậu tàu thuyền; di chuyển lồng bè, người trên các lồng bè vào nơi an toàn,...
- Phân công kiểm tra, đôn đốc tại các huyện, xã và tại hiện trường (ở từng xã); hướng dẫn các huyện ven biển phải chủ động đề phòng lũ xảy ra, sẵn sàng phương án phòng, chống lũ do mưa, bão có thể gây ra.
c) Hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại chỗ:
- Lên phương án hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại các khu vực sơ tán: mỳ tôm, nước uống, thuốc men,...
- Xác định nội dung đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Xác định các vật tư cần thiết để xử lý ngay giờ đầu các sự cố khi có yêu cầu
10.2. Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển (Rủi ro thiên tai cấp độ 2).
Nội dung phương án ứng phó thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ:
a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó: Xác định lực lượng ứng phó bao gồm những đơn vị nào; số lượng bao nhiêu; đóng quân tại đâu để có kế hoạch điều động ứng cứu cho phù hợp.
- Xác định số lượng, phương tiện cần huy động, trưng dụng khi có yêu cầu.
- Lên phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền:
Xác định được số lượng cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển.
Xác định việc chằng chống, neo đậu tại bến hoặc di chuyển đến nơi an toàn.
Xác định lực lượng hỗ trợ dân để di chuyển lồng bè, sơ tán người tại các khu vực nuôi trồng thủy sản,...
- Lên phương án sơ tán dân:
Xác định số hộ/nhân khẩu sơ tán (cụ thể từng thôn, xóm...)
Xác định các địa điểm sơ tán.
Xác định lực lượng hỗ trợ sơ tán dân.
Xác định lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân sơ tán đến các công trình kiên cố (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...) trước khi bị ngập lụt và ảnh hưởng của nước dâng.
- Phương án đảm bảo an toàn công trình PCTT (đê, kè..) nhà cửa, cơ sở hạ tầng:
Xác định các công trình, nhà cửa và các khu vực cần phải bảo vệ.
Xác định các biện pháp để bảo vệ công trình PCTT: đê, kè, hồ chứa,...
Xác định lực lượng hỗ trợ dân bảo vệ các công trình trên cảng biển, các khu công nghiệp, các trụ ăng ten,...
Xác định nội dung kiểm soát an toàn đối với các công trình để có phương án bảo vệ, xử lý sự cố.
Xác định lực lượng tham gia ứng trực sẵn sàng triển khai cứu trợ, cứu hộ - cứu nạn, sơ cứu - cấp cứu,...
- Theo dõi, báo cáo kịp thời các tình huống phức tạp cần sự trợ giúp từ cấp trên để xử lý, ứng phó.
- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người: tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích do nước dâng; cứu chừa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên biển về nơi an toàn.
b) Chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:
- Ra thông báo, Công điện, Văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức phòng, tránh, ứng phó với nước biển dâng.
- Chỉ đạo các huyện, xã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền trên biển và khu vực ven bờ: Hướng dẫn, neo đậu tàu thuyền; di chuyển lồng bè, người trên các lồng bè vào nơi an toàn,...
- Phân công kiểm tra, đôn đốc tại các huyện, xã và tại hiện trường (ở từng xã); hướng dẫn các huyện ven biển phải chủ động đề phòng lũ xảy ra, sẵn sàng phương án phòng, chống lũ do mưa, bão có thể gây ra.
- Chỉ đạo các huyện, xã lên phương án sơ tán dân: Xác định số hộ/nhân khẩu tại các huyện, xã cần sơ tán; tổ chức chỉ huy sơ tán; huy động lực lượng sơ tán; đảm bảo hậu cần nơi sơ tán,...
- Chỉ đạo các huyện, xã lên phương án đảm bảo an toàn cho nhà cửa, các công trình và cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, phòng chống thiên tai và các công trình quốc phòng an ninh.
c) Hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại chỗ:
Triển khai nội dung đảm bảo vật tư, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nội dung này.
- Lên phương án hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại các khu vực sơ tán: mỳ tôm, nước uống, thuốc men,...
- Xác định nội dung đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Xác định các vật tư cần thiết để xử lý ngay giờ đầu các sự cố khi có yêu cầu.
10.3. Nước biển dâng từ 4-6m ở dải ven biển (Rủi ro thiên tai cấp độ 3): Thực hiện theo phương án ứng phó với cấp độ 1-2 và triển khai một số nhiệm vụ sau:
a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân sơ tán đến các công trình kiên cố và xa khu vực bị ảnh hưởng (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...) theo kế hoạch đã phân công.
- Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện nội dung đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng: Xác định nhiệm vụ cho đơn vị, nội dung thực hiện; huy động lực lượng, phương tiện thực hiện.
- Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện nội dung đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện.
- Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy: Nêu phương án chỉ đạo, chỉ huy khi có nước biển dâng (triển khai thành lập Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy tiền phương; bố trí lực lượng xuống hiện trường chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ,...)
- Ra lệnh sơ tán dân; chỉ đạo cưỡng chế đối với các hộ dân không thực hiện sơ tán.
- Triển khai phương án hộ đê, xử lý giờ đầu các sự cố đê điều,
c) Hậu cần, vật tư tại chỗ:
-Tổ chức phương án đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Triển khai nội dung đảm bảo vật tư, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống nước biển dâng: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nội dung này.
10.4. Nước biển dâng từ 6-8m ở dải ven biển (Rủi ro thiên tai cấp độ 4).
Thực hiện theo phương án ứng phó với cấp độ 3 và triển khai một số nhiệm vụ sau:
- Ra lệnh sơ tán dân; chỉ đạo cưỡng chế đối với các hộ dân không thực hiện sơ tán.
- Nêu các công tác chỉ huy tại hiện trường (nếu có).
- Huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân sơ tán đến các công trình kiên cố và xa khu vực bị ảnh hưởng (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...) theo kế hoạch đã phân công.
- Bố trí các lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người, phương tiện và các cơ sở hạ tầng khác khi có sự cố.
- Bố trí nhu yếu phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khai tại các khu vực sơ tán.
- Triển khai nội dung bảo đảm cấp điện: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nội dung này.
10.5. Nước biển dâng trên 8m ở dải ven biển (Rủi ro thiên tai cấp độ 5).
Thực hiện theo phương án ứng phó với cấp độ 3-4 và triển khai một số nhiệm vụ sau:
a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Huy động lực lượng, phương tiện sơ tán toàn bộ dân khu vực ven biển, trên các đảo, khu vực lân cận bị ảnh hưởng bởi nước dâng đến nơi an toàn.
- Huy động lực lượng, phương tiện để ứng cứu kịp thời các tình huống cứu hộ cứu nạn, sự cố công trình.
- Tiếp tục triển khai nội dung đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc, an ninh trật tự tại các khu vực bị ảnh hưởng và khu vực được huy động để dân đến sơ tán.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Lập Ban chỉ huy tiền phương tại các vùng trọng điểm có sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Thực hiện sự chỉ đạo, chỉ huy theo cấp trên.
c) Hậu cần tại chỗ
- Bố trí nhu yếu phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khai tại các khu vực sơ tán.
- Huy động vật tư, dự trữ để xử lý các sự cố khi có yêu cầu.
11.1. Ứng phó với Gió cấp 6-9 ở vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các đảo (Rủi ro thiên tai cấp độ 1).
Đối với gió cấp 6-9 ở vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo công tác ứng phó cụ thể như sau:
- Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của gió manh trên biển và các thông tin, chỉ đạo từ Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT để kịp thời triển khai khi có yêu cầu.
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với gió mạnh trên biển:
Ban hành các văn bản chỉ đạo (Công điện, thông báo,..)
Thông tin, truyền thông tới các huyện/xã và cộng đồng để theo dõi, nắm bắt thông tin.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền:
Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Quản lý tàu thuyền của địa phương: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và neo đậu.
11.2. Ứng phó với Gió từ cấp 6-9 vùng biển ven bờ hoặc cấp 9 vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các đảo (Rủi ro thiên tai cấp độ 2).
Đối với gió từ cấp 6-9 vùng biển ven bờ hoặc cấp 9 vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo, đảo công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:
- Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó:
Xác định đối tượng, số lượng cụ thể của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,...)
Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,...)
- Xác định các nội dung công việc cần phải huy động lực lượng, phương tiện thực hiện:
Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Hỗ trợ sơ tán dân khu vực các huyện đảo, ven biển có khả năng bị ảnh hưởng.
- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người: tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích do nước dâng; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên biển về nơi an toàn.
b) Chỉ huy tại chỗ:
- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các Công điện, thông báo, Văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức ứng phó với gió mạnh trên biển.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền:
Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Quản lý tàu thuyền của địa phương: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và neo đậu.
Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trường hợp có tàu thuyền đang hoạt động hoặc di chuyển trú tránh vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để trú tránh bão thì phải chỉ đạo sở chuyên ngành đề nghị Cục Lãnh sự can thiệp.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng vùng ven bờ: Hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vùng biển và ven bờ.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
c) Vật tư, hậu cần tại chỗ:
- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với gió mạnh trên biển:
Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển.
Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện....)
- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân khi cần thiết.
11.3. Ứng phó với Gió trên cấp 9 vùng biển ven bờ (Rủi ro thiên tai cấp độ 3).
Đối với gió trên cấp 9 vùng biển ven bờ công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Nội dung lực lượng tại chỗ:
Huy động lực lượng tại chỗ để thực hiện các công việc:
- Đảm bảo an toàn về tàu thuyền, cơ sở nuôi trồng thủy sản ven biển và trên bờ:
Neo đậu tàu thuyền tại bến.
Di chuyển lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy hải sản vào nơi an toàn.
Rà soát, kiểm tra và có biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở để người tại các lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Đảm bảo an toàn về người tại các nhà tạm, nhà yếu ven biển.
Hỗ trợ dân chằng chống nhà cửa, các công trình.
Hỗ trợ dân thu dọn đồ đạc và sơ tán đến nơi an toàn.
- Đảm bảo an toàn các công trình, cơ sở hạ tầng:
- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người: tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích do nước dâng; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên biển về nơi an toàn.
b) Chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền:
Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Quản lý tàu thuyền của địa phương: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và neo đậu.
Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
Cấm biển (nếu cần).
Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ở khu neo đậu.
Sơ tán dân trên lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Di chuyển người và lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản vào khu vực an toàn.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng vùng ven bờ:
Chằng chống nhà cửa khu vực ven biển.
Sơ tán dân ở những khu vực nhà tạm, nhà bán kiên cố hoặc dân sống ở các huyện ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mạnh trên đến nơi an toàn.
Tuần tra canh gác đối với hệ thống đê biển đề phòng nước dâng, sóng, gió gây sạt lở.
Bố trí lực lượng tại các công trình trọng điểm.
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân:
Ra lệnh sơ tán dân, yêu cầu nhân dân các vùng bị ảnh hưởng đi sơ tán (Số hộ dân/số nhân khẩu của các huyện/xã cần sơ tán, địa điểm sơ tán).
Cưỡng chế đối với các trường hợp không thực hiện sơ tán.
- Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần tại nơi sơ tán.
- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,... trên các địa bàn để tránh chồng chéo.
- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống.
- Trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.
c) Nội dung phương tiện, vật tư tại chỗ:
- Huy động các phương tiện để hỗ trợ dân trong quá trình sơ tán.
- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán.
- Tiếp tục bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.
- Đảm bảo vật tư dự trữ để xử lý khẩn cấp tại các sự cố về đê điều, hồ đập và các sự cố khác.
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có 5 cấp (từ cấp 1 đến cấp 5)
12.1. Động đất xảy ra với cấp độ VI trở xuống với chấn tâm trong khu vực tỉnh (Rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2).
Đối với động đất xảy ra với cấp độ VI trở xuống với chẩn tâm trong khu vực tỉnh công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:
- Sẵn sàng các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an để ứng phó khi xảy ra các sự cố.
- Sẵn sàng các phương tiện, vật tư để di chuyển và xử lý các sự cố.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu.
- Chỉ đạo các sở, ngành nhất là lực lượng công an, quân đội chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố về công trình, cơ sở hạ tầng.
12.2. Động đất cấp VII trở lên với chấn tâm trong khu vực tỉnh hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực lân cận và không có cảnh báo sóng thần (Rủi ro thiên tai cấp độ 3-4).
Đối với động đất cấp VII trở lên với chấn tâm trong khu vực tỉnh hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực lân cận và không có cảnh báo sóng thần công tác ứng phó cụ thể như sau:
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:
- Huy động lực lượng, phương tiện kinh phí, vật tư, tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán, hỗ trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...tại nơi sơ tán.
- Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất: thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đối với người bị nạn trong tình huống nhà sập, cây lớn, trụ điện ngã đổ...do động đất gây ra, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong các đống đổ nát.
- Tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương. Có thể lập phương án bệnh viện dã chiến khi có nhiều người bị thương; hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Triển khai phương án Phòng cháy, chữa cháy; dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại, ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt.
- Huy động máy móc, thiết bị của các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện xây dựng trên địa bàn tỉnh để phối hợp với tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà do động đất gây ra.
- Triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực dân di dời để bảo vệ tài sản người dân; điều phối giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình; đảm bảo an toàn giao thông, phong tỏa các cầu vượt, hầm chui cho đến khi có kết luận về độ an toàn sau động đất.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy
- Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các văn bản (Công điện, Chỉ thị,..)
- Chỉ đạo các sở ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước khi có sự cố do động đất gây ra; thường xuyên thông tin về an toàn hồ chứa đến các địa phương liên quan để phối hợp ứng phó, thực hiện sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở các vùng hạ du hô chứa.
- Chỉ đạo công tác sơ tán dân.
- Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.
12.3. Động đất cấp VIII trở lên với chấn tâm trong khu vực tỉnh (Rủi ro thiên tai cấp độ 5).
- Ra lệnh sơ tán dân toàn bộ khu vực ven biển và khu vực lân cận.
- Huy động lực lượng toàn tỉnh để tổ chức sơ tán dân; ứng cứu tìm kiếm cứu nạn.
- Các nội dung khác thực hiện như đối với tình huống 2.
Cấp độ rủi ro thiên tai có 2 cấp (cấp 3 và cấp 5)
13.1. Khi phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn, bất ngờ ở các dải ven biển (Rủi ro thiên tai cấp độ 3).
Xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ gồm:
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:
- Sẵn sàng các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an để ứng phó khi xảy ra các sự cố.
- Sẵn sàng các phương tiện, vật tư để di chuyển và xử lý các sự cố.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu.
- Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các văn bản (Công điện, Chỉ thị,..)
- Chỉ đạo các sở, ngành nhất là lực lượng công an, quân đội chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố về đê điều, công trình, cơ sở hạ tầng ven biển.
- Chỉ đạo các sở, ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực ven biến, thực hiện sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người.
- Chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc chạy ra xa bờ.
- Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.
13.2. Động đất với cường độ lớn (>9 độ Richter) xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila - Philippin, dự báo có thể tạo ra sóng thần cao 5m ở khu vực vùng biển của tỉnh. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 giờ (Rủi ro thiên tai cấp độ 5).
Xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ gồm:
a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:
- Huy động lực lượng toàn tỉnh để tổ chức sơ tán dân; ứng cứu tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động lực lượng, phương tiện kinh phí, vật tư, tại chỗ hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán, hỗ trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...tại nơi sơ tán.
- Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có sóng thần: thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đối với người bị nạn trong tình huống bị cuốn trôi, tàu thuyền bị chìm...do sóng thần gây ra, huy động lực lượng.
- Tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương. Có thể lập phương án bệnh viện dã chiến khi có nhiều người bị thương; hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra sóng thần để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
- Triển khai phương án dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các kho hóa chất, xăng dầu phát tán ra môi trường.
- Triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực dân di dời để bảo vệ tài sản người dân; điều phối giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:
- Phát cảnh báo trên hệ thống các hệ thống thông tin truyền trông đại chúng, đến tùng người dân.
- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu.
- Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các Văn bản (Công điện, Chỉ thị,..)
- Ra lệnh sơ tán dân toàn bộ khu vực ven biển và khu vực lân cận.
- Chỉ đạo các sở ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực ven biển.
- Chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc chạy ra xa bờ.
- Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.
VIII. HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI
1. Hoạt động tìm kiếm và cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm
a) Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
b) Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích.
c) Lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực có thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn.
d) Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn.
đ) Dựng các lán trại tạm thời cho người dân bị mất nhà ở.
e) Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu.
g) Các biện pháp cần thiết khác phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương và khu vực.
2. Trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn như sau
UBND, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị UBND, Ban Chỉ huy PCTT- TKCN cấp trên hỗ trợ.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là đơn vị thường trực TKCN của tỉnh. Các đơn vị tham gia tìm kiếm cứu nạn và có trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
- Tìm kiếm cứu nạn trên biển:
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An là lực lượng nòng cốt.
Lực lượng tham gia phối hợp TKCN: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện ven biển, Chi cục Thủy sản, Cục Hải quan, Cảng vụ Nghệ An; Trung tâm cứu hộ cứu nạn Cửa Lò, lực lượng điều động của địa phương, Đài phát thanh duyên hải Bến Thủy.
- Tìm kiếm cứu nạn trên đất liền:
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp UBND các huyện, thành phố, thị xã; Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành, thị.
Các đơn vị phối hợp: UBND các huyện, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, lực lượng điều động các địa phương, lực lượng tình nguyện.
- Phương tiện, trang thiết bị: Ngoài phương tiện thực hiện cứu hộ, cứu nạn trên biển của tỉnh (30 tàu, xuồng và đầu kéo. Các phương tiện này đều có công suất dưới 660 mã lực, hoạt động cứu hộ cứu nạn trên biển khi có gió dưới cấp 6, cấp 7. Chỉ có 01 tàu CN09 công suất 3.800CV của Hải đội 2 thuộc Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng quản lý hoạt động cứu hộ cứu nạn trên biển khi gió bão cấp 8, cấp 9) cần huy động để phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ trên sông Cả đạt báo động khẩn cấp, lũ ống lũ quét, sự cố hồ đập cần thêm phương tiện và thiết bị như sau:
Bão cấp 16 kết hợp triều cường: 255 xe 16 chỗ, 233 xe từ 25-29 chỗ, 107 xe 45 chỗ và 339 xe tải và một số phương tiện như xe máy, xe bò...
Lũ sông Cả đạt mức báo động 3 và báo động khẩn cấp: 227 xe 16 chỗ và 102 xe từ 25-29 chỗ, 41 xe 45 chỗ và một số phương tiện như xe máy, xe bò...
Lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá trên địa bàn các huyện thị miền núi: 264 xe 16 chỗ, xe tải các loại, 25 xe từ 25-29 chỗ và một số phương tiện như xe máy, xe bò...
Sự cố hồ đập và xả lũ các hồ chứa lớn có cửa van điều tiết xả lũ: 266 xe 16 chỗ, 92 xe từ 25-29 chỗ, 26 xe 45 chỗ và 400 xe tải.
Khi vượt khả năng TKCN của lực lượng TKCN tỉnh thì báo cáo và đề nghị ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN hỗ trợ.
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ phương án này rà soát, bổ sung hoàn chỉnh Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai ở địa bàn quản lý.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị theo nhiệm vụ trong phương án, kiểm tra, rà soát lại phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai đê thực hiện tốt nhiệm vụ.
3. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công chỉ đạo thực hiện theo đúng phương án.
4. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn phải chịu mọi sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN địa phương đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả đảm bảo quá trình xử lý được kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
5. Trong quá trình thực hiện, có những vấn đề còn bất cập, gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh) để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo phương án ứng phó với thiên tai có hiệu quả nhất./.
- 1 Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2020 về phương án ứng phó với thiên tai mưa lũ; bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án ứng phó với một số loại hình thiên tai điển hình theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam