UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1483/2006/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 26 tháng 6 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIẾU HỌC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Theo đề nghị của Hội Khuyến học tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15-KH/HKH | Bến Tre, ngày 22 tháng 6 năm 2006 |
VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIẾU HỌC
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ: toàn dân học tập, học tập suốt đời để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập là nhiệm vụ chiến lược mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền các ngành, đoàn thể đều ra sức thực hiện. Hội khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập bằng vận động xây dựng gia đình hiếu học.
Thực hiện Kế hoạch mở cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học trong cả nước của Hội khuyến học Việt Nam số 132/CV-KHVN ngày 05/5/2003 và Chương trình hành động của Hội khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ III (2006-2010) ngày 10/3/2006, Ban chấp hành Hội khuyến học tỉnh Bến Tre đề ra nội dung kế hoạch như sau:
1. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và tạo điều kiện trực tiếp của chính quyền các cấp, sự hợp tác chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, cuộc vận động này gắn kết với các phong trào chung, thúc đẩy xây dựng được nhiều gia đình hiếu học để hình thành một xã hội học tập.
2. Coi trọng việc tuyên truyền vận động làm cho mọi người, mọi gia đình thấy rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động để tự xác định được mục tiêu phấn đấu học tập cụ thể thích hợp cho mình và đăng ký tham gia cuộc vận động.
3. Vận động xây dựng gia đình hiếu học vẫn nằm trong khuôn khổ cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Nhằm phát triển mạnh mẽ các phong trào học tập trong nhà trường và ngoài nhà trường để đưa cả nước tiến lên xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. NỘI DUNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIẾU HỌC:
Nội dung chung của cuộc vận động phát triển các gia đình hiếu học, đưa cả nước trở thành một xã hội học tập như sau:
1. Tuyên truyền, vận động mọi người, mọi nhà nhận thức rõ về quyền lợi, nghĩa vụ và sự cấp thiết phải học thường xuyên, học tập suốt đời, học cho hôm nay và cho cả mai sau.
2. Vận động mọi người trong từng gia đình (trừ người già yếu, ốm đau) đều phải có kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập đó bằng nhiều cách thích hợp.
3. Vận động mọi gia đình có trách nhiệm làm khuyến học ngay trong gia đình mình và tích cực tham gia các hình thức khuyến học của địa phương góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập.
III. TIÊU CHÍ PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐẠT DANH HIỆU GIA ĐÌNH HIẾU HỌC:
Tiêu chí cần phấn đấu của từng gia đình gồm 3 điểm như sau:
1. Bảo đảm cho con, cháu trong gia đình đến tuổi đi học đều được đến trường học tập đều đặn, không bỏ học, không lưu ban.
2. Người lớn tuổi trong gia đình (đang công tác, lao động sản xuất hoặc chưa có việc làm) đều xác định rõ nội dung kế hoạch học tập và thực hiện có kết quả.
3. Thực hiện tốt việc chăm lo, khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người trong gia đình học tập và góp phần khuyến học bên ngoài xã hội, đảm bảo gia đình sống hòa thuận, có văn hoá, không có người mắc các tệ nạn xã hội.
Thực hiện 3 tiêu chí phấn đấu để đạt danh hiệu gia đình hiếu học hiện nay cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Tỉnh ta đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, các em độ tuổi 15 đến 18 trong từng gia đình phải đạt trình độ trung học cơ sở mới đủ tiêu chuẩn gia đình hiếu học. Tại thời điểm xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học thì các em độ tuổi 18 đến 21 trong gia đình hiếu học bắt buộc phải có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông. Ở độ tuổi 18 đến 21 tuổi trở lên, người trong gia đình vừa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa có bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc đang học nghề, đang học cao đẳng, đại học, sau đại học thì đó là tiêu chuẩn gia đình hiếu học bậc cao.
+ Việc học của người lớn tuổi trong gia đình có thể theo một trong các hình thức sau:
- Học ở trường lớp công hoặc tư;
- Học tại chức;
- Học từ xa;
- Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Học ở trung tâm học tập cộng đồng;
- Tự học ở sách, vở, tài liệu, mô hình sản xuất, kinh doanh tốt, v.v...
+ Nội dung học gồm: học văn hoá, khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp, đạo đức nếp sống , v.v...
+ Mục đích học tập của người lớn tuổi trong gia đình nhằm tự tìm, tự tạo việc làm; tự hoàn thiện học vấn và nghề nghiệp; tự hoàn thiện nhân cách trong xã hội.
+ Các gia đình có đời sống khó khăn, bệnh tật, đau ốm, khuyết tật...nếu phấn đấu đạt gia đình hiếu học thì đó là những gương sáng cần biểu dương, cổ vũ.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ TIẾN HÀNH CUỘC VẬN ĐỘNG:
1. Thành lập Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học
- Cấp uỷ và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thống nhất thành lập Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học với thành phần như sau:
. Trưởng ban: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách khối văn hoá xã hội. (hoặc Chủ tịch Uỷ ban nếu Phó Chủ tịch không phụ trách khối này).
. Phó trưởng ban: 2 vị
+ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
+ Chủ tịch Hội Khuyến học làm nhiệm vụ thường trực.
. Các uỷ viên: đại diện các đoàn thể (Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi), cán bộ văn hoá thông tin, Ban dân số gia đình, trẻ em, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở và các trưởng ấp, khu phố.
- Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học có trách nhiệm phổ biến nội dung cuộc vận động và tiêu chí phấn đấu đạt danh hiệu gia đình hiếu học đến từng tổ nhân dân tự quản để các gia đình thông suốt và tự nguyện đăng ký thực hiện.
- Các ấp, khu phố phải phát triển Chi hội khuyến học cử Chi hội trưởng để làm thường trực giúp Trưởng ấp tiến hành cuộc vận động.
Các xã, phường, thị trấn cũng có thể sử dụng Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư của xã, Ban vận động xây dựng đời sống văn hoá của ấp và bổ sung Chủ tịch Hội khuyến học, Chi hội trưởng khuyến học làm thường trực để vận động xây dựng gia đình hiếu học.
- Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học động viên các gia đình đăng ký phấn đấu; tổ chức xét duyệt và trình Uỷ ban nhân dân xã quyết định công nhận; tổ chức đại hội các gia đình tiêu biểu để tuyên dương khen thưởng động viên phong trào.
2. Tổ chức đăng ký và xét công nhận
a) Giấy đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu gia đình hiếu học: dùng giấy A4 in 2 mặt.
Mặt thứ nhất in TIÊU CHÍ PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐẠT DANH HIỆU GIA ĐÌNH HIẾU HỌC (nguyên văn phần III nêu trên)
Mặt thứ 2 in GIẤY ĐĂNG KÝ PHẤN ĐẤU ĐẠT DANH HIỆU GIA ĐÌNH HIẾU HỌC nội dung như sau:
- Họ và tên chủ hộ :.............................
- Ngày và nơi sinh chủ hộ :..................
- Nghề nghiệp :.....................................
- Địa chỉ : số nhà...., Tổ nhân dân tự quản...ấp...xã...huyện...tỉnh Bến Tre.
Sau khi nghiên cứu TIÊU CHÍ PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐẠT DANH HIỆU GIA ĐÌNH HIẾU HỌC, gia đình tôi xin đăng ký phấn đấu học tập đạt kết quả tốt như sau:
1. Độ tuổi học mẫu giáo và phổ thông năm học..... (ghi tên từng người trong gia đình có kèm ngày sinh và lớp học)
2. Độ tuổi 18 - 21 trong năm học.... (ghi tên từng người trong gia đình có kèm ngày sinh và nội dung học)
3. Độ tuổi 22 - 50 trong năm học.... (ghi tên từng người trong gia đình có kèm ngày sinh và nội dung học, chú ý ở độ tuổi này miễn trừ người đau ốm bệnh tật thường xuyên)
Gia đình tôi cam kết phấn đấu thực hiện tốt các nội dung đã nêu trên.
Xác nhận của Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học .........Ngày.....tháng....năm 200... Trưởng ban | .........Ngày....tháng....năm 200... Chủ hộ ký tên |
PC: Giấy đăng ký này lập 2 bản. Một bản Ban vận động giữ, 1 bản chủ hộ giữ.
b) Tổ chức xét duyệt và công nhận:
- Sau một năm thực hiện phấn đấu đạt danh hiệu gia đình hiếu học, chủ hộ tự đánh giá và báo cáo kết quả học tập của từng thành viên gia đình trong hộ theo nội dung đã đăng ký. Người học có lớp, có chương trình, có ghi tên và thi cử thì phải bảo đảm kết quả từ trung bình trở lên; người tự học phải bảo đảm thực hiện nội dung, kế hoạch học tập thường xuyên, tự đánh giá chứng minh kết quả bổ ích. Đạt kết quả như trên thì được công nhận gia đình hiếu học.
- Chủ tịch Hội khuyến học xã kết hợp với hiệu trưởng trường trung học cơ sở, chi hội trưởng khuyến học từng ấp để tham mưu cho ban vận động xây dựng gia đình hiếu học của xã, xét công nhận và Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định công nhận theo từng ấp, khu phố. Quyết định công nhận danh hiệu gia đình hiếu học được phổ biến trở lại cho từng tổ nhân dân tự quản và yêu cầu các gia đình trong tổ đăng ký tiếp tục phấn đấu năm sau giữ vững danh hiệu, đạt thành tích cao hơn. Gia đình được công nhận là gia đình hiếu học phải là gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học cấp xã phải đề ra chỉ tiêu phấn đấu hằng năm, đảm bảo đến cuối năm 2010, địa phương của mình tối thiểu phải có 20% gia đình đạt danh hiệu gia đình hiếu học.
3. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các gia đình hiếu học tiêu biểu.
+ Hằng năm, trước và sau ngày 28-6 (ngày gia đình Việt Nam) là thời điểm tập trung vận động đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu gia đình hiếu học và xét duyệt công nhận các gia đình đạt danh hiệu này.
Từng xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên dương khen thưởng các gia đình hiếu học tiêu biểu trong tháng 8. Tuỳ khả năng và điều kiện, cấp xã tổ chức đại hội tuyên dương gia đình hiếu học có trên dưới 100 đại biểu... Ngày đại hội tuyên dương này nên chọn mời các học sinh được xếp hạng nhất, nhì theo từng lớp, học sinh đậu tốt nghiệp trung học phổ thông loại giỏi, học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia, sinh viên đang học cao đẳng, đại học loại khá, giỏi tham dự để cùng được tuyên dương khen thưởng. Uỷ ban nhân dân xã, hiệu trưởng các trường nên cấp một số giấy khen để trao cho học sinh, sinh viên, gia đình trong lễ tuyên dương.
Việc chọn các gia đình hiếu học dự lễ tuyên dương nên chú ý có đủ hai loại đối tượng:
- Gia đình đã khắc phục được nhiều khó khăn về kinh tế đời sống, về sức khoẻ, bệnh tật, về rủi ro tai nạn phấn đấu đạt được danh hiệu.
- Gia đình có nhiều thành viên học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập, học và ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, bội thu trong sản xuất kinh doanh, v.v....
+ Nội dung chương trình lễ tuyên dương có các phần chính như sau:
- Đại diện Uỷ ban nhân dân phát biểu khai mạc.
- Đại diện Ban vận động xây dựng gia đình hiếu học báo cáo quá trình vận động và kết quả bình xét.
- Một số đại biểu gia đình, học sinh, sinh viên báo cáo điển hình (chuẩn bị trước).
- Một số ban ngành, cá nhân tiêu biểu phát biểu cảm tưởng.
- Công bố quyết định khen thưởng và phát thưởng.
- Phát biểu của đại diện cấp uỷ Đảng, chính quyền.
Trong lễ tuyên dương nên có xen tiết mục văn nghệ, đồng diễn thể dục dưỡng sinh, v.v....
Công nhận gia đình đạt chuẩn gia đình hiếu học được làm thường xuyên hàng năm. Lễ tuyên dương gia đình hiếu học tiêu biểu được tổ chức 2 năm một lần (vào các năm chẵn 2).
+ Ban chấp hành Hội khuyến học cấp huyện tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện giao chỉ tiêu cho các xã chọn lựa một số gia đình hiếu học tiêu biểu tham dự đại hội tuyên dương gia đình hiếu học cấp huyện trong tháng 9 các năm chẵn 2. Nội dung chương trình lễ tuyên dương tương tự như cấp xã.
Riêng năm 2006 cấp xã và huyện có biện pháp phát hiện một số gia đình đã đủ chuẩn công nhận, ra quyết định công nhận (dù chưa có đăng ký) và tổ chức lễ tuyên dương đầu tiên để cổ vũ phong trào.
Tỉnh tổ chức tuyên dương gia đình hiếu học trong tháng 11 và sẽ có hướng dẫn cho cấp huyện cử đại biểu tham dự sau.
Kế hoạch vận động xây dựng gia đình hiếu học này được phổ biến rộng rãi tận cơ sở. Mỗi đợt tuyên dương gia đình hiếu học tiêu biểu đều có sơ kết, đánh giá để rút kinh nghiệm./.
- 1 Quyết định 1613/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 2010/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4 Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 1 Quyết định 2010/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 1613/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau