UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1491/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 22 tháng 8 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH CẢI THIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TỈNH HOÀ BÌNH DO CHÍNH PHỦ THUỴ SỸ TÀI TRỢ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ công văn số 588/TTg-QHQT ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt dự án Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh Hoà Bình do Chính phủ Thuỵ Sỹ tài trợ;
Căn cứ bản thoả thuận ký ngày 05/7/2011giữa Cơ quan hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về Dự án “Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình (PS-ARD HB) giai đoạn 1/5/2011-31/4/2015”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 301/SKHĐT-NN ngày 19/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2015 do Chính phủ Thuỵ Sỹ Tài trợ, với nội dung như sau:
1. Tên dự án: Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình (PS-ARD HB) giai đoạn 2011-2015.
2. Tên nhà tài trợ: Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thuỵ sỹ (SDC).
3. Cơ quan chủ quản: Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hoà Bình
4. Chủ chương trình, dự án: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hoà Bình.
5. Địa điểm thực hiện: Tỉnh Hoà Bình.
6. Thời gian thực hiện: 5/2011- 4/2015.
7. Mục tiêu của Dự án: Góp phần vào việc nhân rộng công tác lập kế hoạch có sự tham gia, phân cấp quản lý tài chính và cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ra cấp độ toàn huyện và toàn tỉnh, nhằm giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân ở các vùng gặp khó khăn của tỉnh Hoà Bình.
8. Những hoạt động và kết quả chính:
a) Hoạt động: (1) tăng cường cho cấp xã trong công tác lập KHPTKTXH có sự tham gia và quản lý tài chính; và (2) xây dựng năng lực cho hệ thống cung cấp dịch vụ công nhằm hoạt động có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của nông dân.
b) Dự kiến kết quả:
Kết quả 1: Phân cấp quản lý và lập kế hoạch PTKTXH có sự tham gia, và việc quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả sẽ tăng cường tính làm chủ, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế của địa phương.
- Kế hoạch toàn diện về PTKTXH dựa vào nhu cầu ở các cấp huyện và xã được áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh và bao trùm tất cả các hoạt động phát triển ở địa phương sẽ phát huy được nguồn lực, tiềm năng tại địa phương, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn.
- Quỹ phát triển xã (tại 87 xã không tham gia chương trình 135 III, Chương trình giảm nghèo WB 2, Chương trình 229) cung cấp nguồn lực cho việc cải thiện các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp và thực hiện các hoạt động trong kế hoạch xã, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân nhất là nhóm hộ nghèo và phụ nữ
- Việc nâng cao năng lực quản lý tài chính sẽ cho phép các xã có thể làm chủ đầu tư cho các chương trình dự án và các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, sử dụng đúng, hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên đại bàn.
Kết quả 2: Các dịch vụ công theo nhu cầu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn như thú y, khuyến nông, bảo vệ thực vật có chất lượng được cải thiện sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập nông thôn một cách bền vững.
- Phương pháp Lớp học hiện trường sẽ được thể chế hóa và áp dụng như là một phương pháp khuyến nông chuẩn trong toàn tỉnh. Khoảng 6.500 lớp với 26.000 buổi học được thực hiện sẽ hướng dẫn kỹ thuật/kỹ năng trong sản xuất nông lâm nghiệp cho ít nhất 130.000 lượt người tham gia.
- Hơn 130 điểm dịch vụ thú y đi vào hoạt động và cung cấp các dịch vụ thú y ở các thôn bản ở các xã vùng cao của tỉnh sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu về phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi cho khoảng 4.000 hộ chăn nuôi.
- Hơn 190 tổ BVTV sẽ cải thiện khả năng tiếp cận của trên 6.000 hộ nông dân với các thông tin kịp thời về tình hình sâu bệnh cũng như các khuyến cáo biện pháp, cung ứng kịp thời thuốc phòng trừ.
8. Tổng vốn của Chương trình: 7.917.116 USD.
Trong đó:
- Vốn ODA: 5.470.356 USD.
+ Hoà Bình quản lý: 4.206.400 USD.
+ Helvetas quản lý: 1.263.956 USD.
- Vốn đối ứng cam kết: 2.446.760 USD (tương đương 47.711.820.000 VNĐ theo tỷ giá cố định 1USD =19.500VNĐ).
9. Hình thức đầu tư: Nguồn vốn ODA chính thức không hoàn lại .
10. Hình thức quản lý dự án: Thành lập ban quản lý dự án trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý và thực hiện dự án.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyên, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 14/2013/CT-UBND quản lý nguồn tài trợ cho cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003