TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1494/2001/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2001 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/6/2001;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan;
QUYẾT ĐỊNH
| Nguyễn Đức Kiên (Đã ký) |
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Đề giảm bớt giấy tờ theo yêu cầu cải cách hành chính, những vấn đề đã quy định cụ thể trong Luật Hải quan, Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan thì trong Quy định tạm thời này không nhắc lại. Khi thực hiện Quy định này phải đối chiếu với Luật Hải quan và Nghị định nêu trên.
2. Quy trình thủ tục hải quan quy định tại Phần III, Phần IV Quy định này là quy trình cơ bản áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán. Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu miễn kiểm tra thực tế, hàng có thuế xuất khẩu bằng 0%, hàng thuộc đối tượng miễn thuế thì được phép bỏ qua một số bước trong quy trình cơ bản này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Quy định này. Trực tiếp phụ trách quy trình thủ tục hải quan là một Lãnh đạo Chi cục để quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá và giải quyết tại chỗ các vướng mắc phát sinh và các vấn đề vượt thẩm quyền của công chức hải quan làm trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ trong quy trình.
4. Đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại các bước đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế, mỗi bước được giao cho một công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm, không phân chia thành các khâu, các việc nhỏ do nhiều người thực hiện nhằm hạn chế tối đa hồ sơ hải quan phải luân chuyển qua nhiều công chức hải quan. Đội trưởng Đội thủ tục trực tiếp điều hành các bước trong quy trình. Các bước kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế do một Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành công việc và thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Điểm 6 dưới đây. Lãnh đạo Đội không làm thay các việc mà công chức thừa hành làm trực tiếp đã thực hiện. Trong quá trình điều hành công việc, nếu phát hiện công chức hải quan làm trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ có sai sót, sai phạm thì Lãnh đạo Đội phải kịp thời ngăn chặn và báo cáo ngay Lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ trách quy trình giải quyết. Đối với Chi cục Hải quan không có cấp Đội thì Lãnh đạo Chi cục trực tiếp điều hành các bước trong quy trình.
5. Công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế lô hàng nào phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình đối với lô hàng đó, trường hợp nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền phải báo cáo Lãnh đạo trực tiếp để giải quyết.
6. Lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan là lô hàng đã được Lãnh đạo Chi cục hoặc lãnh đạo Đội xác nhận và đóng dấu nghiệp vụ "ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN" vào ô số 38 tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, ô số 26 tờ khai hàng hoá xuất khẩu.
Việc xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hoá được quy định như sau:
a) Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế nhưng có thuế suất bằng 0%, hoặc thuộc đối tượng miễn thuế thì sau khi hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá, Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện;
b) Đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế thì do Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thực hiện ngay sau khi quyết định miễn kiểm tra;
c) Đối với lô hàng có thuế thì do Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra tính thuế thực hiện.
7. Hàng hoá nhập khẩu phải lấy mẫu, lưu mẫu trong các trường hợp sau:
a) Khi người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ việc khai báo hải quan;
b) Hàng gia công, hàng thuộc diện bắt buộc phải lấy mẫu theo quy định;
c) Khi hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, những công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá không xác định được chất lượng và mã số hàng hoá phải lấy mẫu để phân tích, phân loại hoặc trưng cầu giám định;
d) Khi người khai hải quan không đồng ý với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá thì người khai hải quan được phép lấy mẫu hàng hoá để giám định.
Việc lấy mẫu, lưu mẫu thực hiện theo quy định hiện hành.
8. Công chức hải quan có trách nhiệm hướng dẫn người khai hải quan làm thủ tục hải quan và các nội dung có liên quan theo đúng quy định.
9. Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Quy định này phải gắn liền với nghiệp vụ kiểm soát, giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai các biện pháp kiểm tra sau thông quan đối với từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được miễn kiểm tra thực tế, kiểm tra xác suất ngay sau khi các lô hàng này được thông quan.
10. Quy trình này phải gắn với việc áp dụng công nghệ thông tin. Các Chi cục Hải quan áp dụng tin học trong làm thủ tục hải quan phải sử dụng hệ thống công nghệ thông tin đa chức năng của Tổng cục Hải quan.
II. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN:
Khi làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan và tính chính xác của các nội dung kê khai trong tờ khai hải quan.
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu:
a) Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao;
- Hoá đơn thương mại (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế): 01 bản chính.
b) Chứng từ phải nộp thêm đối với các trường hợp sau đây:
- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất): 02 bản chính;
- Văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu xuất khẩu một lần);
Trường hợp văn bản này được sử dụng xuất khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi, đóng dấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày, tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.
- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản sao.
c) Chứng từ phải xuất trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu:
- Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao:
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính;
- Vận tải đơn: 01 bản loại copy.
b) Chứng từ phải nộp thêm đối với các trường hợp sau đây:
- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính và 1 bản sao;
- Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (đối với trường hợp quy định hàng thuộc diện phải khai tờ khai trị giá): 02 bản chính;
- Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính (nếu nhập khẩu một lần);
Trường hợp văn bản này được sử dụng nhập khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi, đóng dấu nghiệp vụ số 02 vào bản chính văn bản cho phép và ghi: Đã cấp phiếu theo dõi trừ lùi, ngày, tháng, năm. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) hoặc chứng từ tương đương (đối với trường hợp quy định phải nộp): 01 bản chính;
- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhận uỷ thác nhập khẩu): 01 bản sao;
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc Thông báo miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy đăng ký kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền cấp (đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch): 01 bản chính.
c) Chứng từ phải xuất trình:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (bản sao hoặc bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (bản sao hoặc bản chính).
3. Quy định định khác về các chứng từ trong hồ sơ hải quan:
a) Quy định về chứng từ được nộp chậm, bổ sung, thay thế, sửa chữa chứng từ, hồ sơ chờ kết quả giám định thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, các chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Các chứng từ trong hồ sơ hải quan nếu quy định là bản sao thì Giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp xác nhận sao y bản chính, ký tên, đóng dấu lên các chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các chứng từ đó.
III. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG:
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và Quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
1. Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan.
Việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan cho 01 lô hàng do 01 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm làm đầy đủ các công việc sau đây:
a) Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của hồ sơ hải quan theo quy định. Trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết:
b) Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
c) Đối chiếu với chính sách quản lý xuất khẩu, chính sách về thuế, giá đối với lô hàng xuất khẩu;
d) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quan vào máy vi tính và đăng ký tờ khai hải quan;
e) Chuyển hồ sơ Hải quan cho Lãnh đạo Chi cục.
f) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử của Chi cục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.
2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi Cục phụ trách quy trình thủ tục hàng xuất khẩu:
a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
b) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với trường hợp quy định tại Điểm 6.(b) phần I hoặc:
Chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá, tính thuế (đối với trường hợp hàng xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế và phải kiểm tra thực tế);
c) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá và kiểm tra tính thuế do 02 công chức hải quan cùng thực hiện (không phân biệt mỗi người một việc). Các công chức thực hiện nhiệm vụ ở bước 2 này phải làm đầy đủ và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:
a) Đối với lô hàng phải kiểm tra: Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định hiện hành và quyết định của Lãnh đạo Chi cục; xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;
b) Đối với hàng thuộc đối tượng chịu thuế: Kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan, đối chiếu nội dung tự kê khai, tự tính thuế của người khai hải quan với kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có), ra thông báo thuế;
c) Chuyển hồ sơ hải quan cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế để ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan;
d) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.
c) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và tính thuế vào máy vi tính;
f) Đóng dấu nghiệp vụ :"ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN" vào tờ khai hàng hoá xuất khẩu và trả cho chủ hàng;
g) Chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.
(Xem sơ đồ 1 qui trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng kèm).
IV. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG:
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
1. Nhiệm vụ của công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan:
Việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan cho 01 lô hàng do 01 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm đầy đủ các công việc sau đây:
a) Kiểm tra danh sách doanh nghiệp phải cưỡng chế làm thủ tục hải quan;
b) Các công việc được quy định tại điểm 1 Bước 1 Phần III.
2. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi Cục phụ trách quy trình thủ tục nhập khẩu;
a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
b) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan cấp dưới;
c) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với trường hợp quy định tại Điểm 6. (b) phần I; hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho Bước 2 đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế; hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho Bước 3 đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra hàng hoá phải do ít nhất hai công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc sau đây:
a) Kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định và quyết định của Lãnh đạo Chi cục;
b) Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào tờ khai hải quan;
c) Đối với lô hàng phải lập biên bản vi phạm thì:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng; hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.
d) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào máy vi tính;
e) Chuyển hồ sơ cho khâu nghiệp vụ tiếp theo như sau:
- Chuyển cho Bước 3 đối với lô hàng có thuế, có lệ phí hải quan để công chức hải quan kiểm tra việc tính thuế của chủ hàng;
- Chuyển cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với lô hàng không thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan theo quy định tại Điểm 6. (a) phần I và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;
- Chuyển cho lãnh đạo Chi cục phụ trách qui trình giải quyết các trường hợp nêu tại điểm 2. (b), (c) Bước 1 Phần IV.
Bước 3: Kiểm tra tính thuế.
Bước này do một Lãnh đạo Đội phụ trách. Việc kiểm tra tính thuế cho một lô hàng do một công chức thực hiện (trừ việc thu tiền do thủ quỹ thực hiện). Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra tính thuế phải thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm đối với các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, kết quả tự tính thuế của người khai hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) để kiểm tra xác định số thuế phải nộp của lô hàng;
b) Ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có), viết biên lai lệ phí hải quan;
c) Chuyển biên lai thu thuế và biên lai lệ phí cho thủ quỹ;
d) Nhập dữ liệu vào máy vi tính;
e) Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra tính thuế để xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan theo quy định tại điểm 6. (c) Phần I và trả tờ khai hải quan cho chủ hàng;
f) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.
(Xem sơ đồ 2 quy trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng kèm).
- 1 Quyết định 258/TCHQ-GSQL năm 1994 về Quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch do Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 2 Quyết định 383/1998/TCHQ-QĐ về quy trình hành thu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 19/2002/QĐ-TCHQ sửa đổi các Quyết định: 1200/2001/QĐ-TCHQ;1257/2001/QĐ-TCHQ; 1494/2001/QĐ-TCHQ; 1495/2001/QĐ-TCHQ; 1548, 1549, 1550, 1557/2001/QĐ-TCHQ về chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Quyết định 56/2003/QĐ-BTC quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 7197/TCHQ-GSQL về thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu đưa vào khu chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Quyết định 145/2003/QĐ-BTC sửa đổi bản quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn số 3540 TCT/NV3 ngày 17/09/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
- 4 Nghị định 102/2001/NĐ-CP Hướng dẫn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 5 Quyết định 1551/2001/QĐ-TCHQ quy định tạm thời thủ tục hải quan, công tác kiểm soát, giám sát hải quan đối với hàng hoá liên vận quốc tế nhập cảnh, xuất cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Luật Hải quan 2001
- 7 Thông tư 06/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1 Công văn số 3540 TCT/NV3 ngày 17/09/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về việc hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu
- 2 Quyết định 258/TCHQ-GSQL năm 1994 về Quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch do Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 3 Quyết định 383/1998/TCHQ-QĐ về quy trình hành thu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 06/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Quyết định 1551/2001/QĐ-TCHQ quy định tạm thời thủ tục hải quan, công tác kiểm soát, giám sát hải quan đối với hàng hoá liên vận quốc tế nhập cảnh, xuất cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Nghị định 102/2001/NĐ-CP Hướng dẫn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 7 Quyết định 56/2003/QĐ-BTC quy định về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quyết định 145/2003/QĐ-BTC sửa đổi bản quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Công văn 7197/TCHQ-GSQL về thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu đưa vào khu chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành