THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1497/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia để loại trừ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán, ký ngày 10 tháng 10 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia để loại trừ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia về hợp tác song phương trong phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CĂM-PU-CHIA VỀ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI VÀ BẢO VỆ NẠN NHÂN BỊ BUÔN BÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Mục đích
Xác định nội dung nhiệm vụ và lộ trình cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia về hợp tác song phương trong phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán (sau đây gọi tắt là Hiệp định) nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan chức năng Căm-pu-chia trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người qua biên giới hai nước.
2. Yêu cầu
Việc triển khai thực hiện Hiệp định phải gắn liền với thực hiện Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2011.
Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải tích cực, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Hiệp định
a) Nhiệm vụ
- Triển khai Hiệp định đến các Bộ, ngành và địa phương, nhất là các địa phương có tuyến biên giới giáp với Căm-pu-chia; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao trong phòng, chống mua bán người, nội dung Hiệp định và thực tế tình hình hoạt động tội phạm mua bán người xảy ra ở địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa cơ quan chức năng hai nước và các địa phương đối đẳng trong phòng, chống mua bán người như: Phòng ngừa, phối hợp điều tra, bắt giữ tội phạm, giải cứu, hồi hương nạn nhân, chiến dịch truyền thông chung...
- Định kỳ luân phiên tổ chức họp giao ban giữa các cấp nhằm đánh giá kết quả hợp tác thực hiện Hiệp định và bàn kế hoạch phối hợp trong thời gian tới hoặc tổ chức các cuộc họp đột xuất để trao đổi các vấn đề cần thiết.
- Duy trì kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết việc thực hiện Hiệp định vào năm 2015.
b) Phân công
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Phần II Kế hoạch này.
2. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định và pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán người
a) Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định gắn với giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức về Luật phòng, chống mua bán người, Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015, các chính sách pháp luật liên quan khác, phương thức, thủ đoạn hoạt động, nguyên nhân, hậu quả tác hại của tội phạm buôn bán người.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin truyền thông cơ sở về phòng, chống mua bán người tại các địa phương biên giới hai nước với những hình thức, phương pháp linh hoạt như hội thảo, tọa đàm, tập huấn, in phát tờ rơi, văn hóa du lịch, ký kết các kế hoạch liên tỉnh, duy trì giao ban giữa các cơ quan chức năng đối đẳng hai nước, nhằm chia sẻ thông tin về kinh nghiệm, mô hình điển hình trong truyền thông về phòng, chống mua bán người.
b) Phân công
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 1 và 2 Điểm a Khoản 2 phần II Kế hoạch này, trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 1 và 2 Điểm a Khoản 2 Phần II Kế hoạch này, trên hệ thống thông tin truyền thông cơ sở.
- Các địa phương chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến Hiệp định với công tác phòng, chống mua bán người tại địa phương mình.
3. Xác minh, xác định nạn nhân, tiếp nhận, hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về
a) Nhiệm vụ
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả “Quy trình chuẩn trong xác định và hồi hương nạn nhân bị buôn bán” đã được Chính phủ hai nước ký ngày 03 tháng 12 năm 2009. Cuối năm 2014, tổ chức hội nghị quốc tế đánh giá kết quả 5 năm (2009 - 2014) thực hiện Quy trình này.
- Chỉ đạo, phối hợp các cơ quan chức năng 02 nước Việt Nam và Căm-pu-chia khẩn trương xác minh, xác định và tổ chức tiếp nhận nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng nạn nhân bị mua bán trở về, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán của 02 nước trở về theo quy định của pháp luật.
b) Phân công
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan và các Bộ, ngành chức năng Căm-pu-chia thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 1 và 2 Điểm a Khoản 3 Phần II Kế hoạch này.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 3 Điểm a Khoản 3 Phần II Kế hoạch này.
4. Tổ chức điều tra, xử lý tội phạm mua bán người
a) Nhiệm vụ
- Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, chủ động nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm mua bán người, nhất là hoạt động của các đường dây, băng ổ nhóm tội phạm liên quan đến hai nước để phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức điều tra, khám phá, bắt giữ tội phạm, giải cứu nạn nhân.
- Tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan dọc biên giới hai nước, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội mua bán người, đề xuất kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để tội phạm mua bán người lợi dụng hoạt động ở địa bàn khu vực biên giới; tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.
- Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp Bộ đội Biên phòng các cấp và lực lượng chức năng của Căm-pu-chia mở cao điểm tấn công trấn áp bọn tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam và Căm-pu-chia.
- Thực hành tốt quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử các vụ án mua bán người.
- Các địa phương có đường biên giới với Căm-pu-chia chủ động duy trì giao ban, đàm phán, gặp gỡ thường niên và đột xuất, thiết lập đường dây nóng với các địa phương đối đẳng của Căm-pu-chia, nhằm chủ động trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy bắt, chuyển giao đối tượng, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về.
b) Phân công
- Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương phối hợp lực lượng Bộ đội Biên phòng các cấp với các cơ quan chức năng Căm-pu-chia thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 1 và 3 Điểm a Khoản 4 Phần II Kế hoạch này.
- Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 2 và 3 Điểm a Khoản 4 Phần II Kế hoạch này.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 4 Điểm a Khoản 4 Phần II Kế hoạch này.
- Các địa phương chủ trì thực hiện nhiệm vụ quy định tại tiết thứ 5 Điểm a Khoản 4 Phần II Kế hoạch này.
5. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống mua bán người
a) Nhiệm vụ
Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, hội thảo trao đổi thông tin trong công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án mua bán người xuyên quốc gia, thực hiện “Quy trình chuẩn trong xác định và hồi hương nạn nhân bị buôn bán” được Chính phủ 02 nước ký kết ngày 03 tháng 12 năm 2009.
b) Phân công
Bộ Công an chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP và cơ quan chức năng Căm-pu-chia thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Phần II Kế hoạch này.
6. Về tăng cường hợp tác quốc tế
a) Nhiệm vụ
- Phối hợp hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong thực hiện Tuyên bố chung ASEAN về phòng, chống buôn bán người năm 2004, Sáng kiến cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê-Kông về phòng, chống buôn bán người năm 2004 (Tiến trình COMMIT) mà Việt Nam và Căm-pu-chia là thành viên.
- Sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận phối hợp lực lượng Cảnh sát 02 nước trong đấu tranh, trấn áp tội phạm mua bán người qua biên giới Việt Nam và Căm-pu-chia.
- Thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Căm-pu-chia, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm mua bán người.
- Thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
- Phối hợp triển khai các dự án về phòng, chống mua bán người do các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ tài trợ, trong đó có Căm-pu-chia và Việt Nam.
- Phối hợp các cơ quan chức năng 02 nước Việt Nam và Căm-pu-chia trong quản lý lao động tại vùng biên giới.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác khác trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người mà hai Bên cùng quan tâm.
b) Phân công
- Bộ Ngoại giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ được quy định tiết thứ 1 và 4 Điểm a Khoản 6 Phần II Kế hoạch này.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì thực hiện nhiệm vụ được quy định tại tiết thứ 3 Điểm a Khoản 6 Phần II Kế hoạch này.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) thực hiện nhiệm vụ được quy định tại tiết thứ 2 Điểm a Khoản 6 Phần II Kế hoạch này.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện nhiệm vụ được quy định tại tiết thứ 6 Điểm a Khoản 6 Phần II Kế hoạch này.
- Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP và các tỉnh biên giới Việt Nam giáp Căm-pu-chia thực hiện nhiệm vụ được quy định tại tiết thứ 5 và 7 Điểm a Khoản 6 Phần II Kế hoạch này.
Các nội dung tại Kế hoạch này được thực hiện đến hết năm 2015.
Hàng năm, các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được phân công trong kế hoạch này chủ động lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Riêng năm 2013, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chủ động bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước đã được giao năm 2013 để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Huy động các nguồn hợp pháp khác từ cộng đồng quốc tế, các tổ chức dân sự xã hội và khối tư nhân.
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Kế hoạch này vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định xây dựng kế hoạch, bổ sung nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch này.
2. Giao Bộ Công an (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP) là cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện; đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Kế hoạch này.
3. Chế độ thông tin, báo cáo: Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo, định kỳ 6 tháng và 1 năm hoặc đột xuất, trong báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người có nội dung kiểm điểm thực hiện Kế hoạch này.
- 1 Thông báo 22/2017/TB-LPQT hiệu lực Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ASEAN Convention Against Trafficking in Persons, Especially Women and Children) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2 Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2016 phê duyệt Hiệp định song phương và tài liệu kèm theo để thực hiện Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ do Chính phủ ban hành
- 3 Thông báo 40/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác song phương giữa Việt Nam - Lào giai đoạn 2016-2020
- 4 Công văn 4562/LĐTBXH-HTQT năm 2015 đề nghị cung cấp/chia sẻ thông tin về vấn đề liên quan đến buôn bán người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Thông báo 55/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Biên bản thỏa thuận kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Căm-pu-chia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6 Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7 Quyết định 605/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết 37/NQ-CP phê duyệt Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung Hiệp định giữa Việt Nam và Căm-pu-chia để loại trừ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán do Chính phủ ban hành
- 9 Thông báo 63/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người
- 11 Quyết định 1427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 1173/QĐ-TTg năm 2011 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 14 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 15 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 16 Kế hoạch 01/BCĐ138/CP của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm
- 1 Quyết định 1173/QĐ-TTg năm 2011 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 09/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống mua bán người
- 3 Thông báo 63/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5 Công văn 4562/LĐTBXH-HTQT năm 2015 đề nghị cung cấp/chia sẻ thông tin về vấn đề liên quan đến buôn bán người do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Thông báo 55/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Biên bản thỏa thuận kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Căm-pu-chia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật do Bộ Ngoại giao ban hành
- 7 Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2016 phê duyệt Hiệp định song phương và tài liệu kèm theo để thực hiện Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ do Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 40/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về hợp tác song phương giữa Việt Nam - Lào giai đoạn 2016-2020
- 9 Thông báo 22/2017/TB-LPQT hiệu lực Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ASEAN Convention Against Trafficking in Persons, Especially Women and Children) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 10 Quyết định 1957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Kế hoạch 1567/KH-BGDĐT năm 2020 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành