BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2002/QÐ-BTS | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 50 CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý Thuỷ sản; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN |
KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2002/QÐ-BTS ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)
Điều 1: Ðối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị có liên quan tới hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi (sau đây gọi tắt là thuỷ sản nuôi) dùng làm thực phẩm.
Quy chế này áp dụng cho các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra; các cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm, các cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản nuôi, các cơ sở chế biến thuỷ sản (sau đây gọi tắt là cơ sở).
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Dư lượng các chất độc hại (gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, thuốc kích thích sinh trưởng và sinh sản, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các dẫn xuất của chúng tồn lưu trong động vật thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm tương đương (sau đây gọi tắt là vùng nuôi) là vùng nuôi đồng thời thoả mãn các yêu cầu sau:
cùng một đối tượng nuôi, hình thức nuôi giống nhau,cùng một môi trường nuôi.
Lô nguyên liệu thuỷ sản: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi thuỷ sản thương phẩm tương đương.
Điều 3: Căn cứ để kiểm soát dư lượng tại các cơ sở:
1. Các quy định, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các quy định khác của Nhà nước có liên quan.
2. 2. Ðối với thuỷ sản nuôi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu và tiêu chuẩn khác với quy định của Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát dư lượng sẽ căn cứ theo tiêu chuẩn hoặc quy định của nước nhập khẩu được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép áp dụng, hoặc theo thoả ước ký kết giữa Việt Nam với các nước nhập khẩu.
Vụ Khoa học Công nghệ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi.
Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chỉ đạo và phối hợp các hoạt động giám sát môi trường và thu hoạch thuỷ sản nuôi của các Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản địa phương.
Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương về kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi.
Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản là cơ quan tổ chức điều hành Chương trình kiểm soát dư lượng, trực tiếp thực hiện kế hoạch kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (sau đây gọi tắt là Cơ quan Kiểm tra) .
Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản ở các địa phương là cơ quan giám sát môi trường và thu hoạch tại các vùng nuôi (sau đây gọi tắt là Cơ quan Giám sát).
Phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền là phòng kiểm nghiệm trong hoặc ngoài Ngành có đủ năng lực để thực hiện phân tích các chỉ tiêu dư lượng trong thuỷ sản nuôi do Cơ quan Kiểm tra chỉ định.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT DƯ LƯỢNG
Điều 5: Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ Khoa học Công nghệ
Tổ chức, xây dựng và trình Bộ Thuỷ sản ban hành các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành và các văn bản liên quan đến quản lý Nhà nước về kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi;
Thẩm định Kế hoạch kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi do Cơ quan Kiểm tra xây dựng vàz trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt;
Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan thực hiện kiểm tra việc chấp hành Quy chế của các bên tham gia;
Chủ trì các đoàn kiểm tra và giải quyết khiếu nại các hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi;
Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, yêu cầu các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản, Cơ quan Kiểm tra báo cáo đột xuất cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng.
Điều 6: Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản:
Tham gia đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi; tham gia giải quyết khiếu nại;
Chỉ đạo các Cơ quan Giám sát thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan trong Quy chế và yêu cầu Cơ quan Giám sát cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng.
1. Chỉ đạo việc phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nuôi thuỷ sản thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm sản xuất về dư lượng trong sản phẩm thuỷ sản;
2. Chỉ đạo Cơ quan Giám sát tổ chức triển khai thực hiện Quy chế đối với các cơ sở nêu tại Điều 1;
3. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Quy chế của các đơn vị tham gia thuộc địa bản quản lý;
4. Báo cáo định kỳ 3 tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Thuỷ sản về hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi thuộc địa bàn quản lý;
5. Yêu cầu Cơ quan Giám sát cung cấp thông tin liên quan hoạt động kiểm soát dư lượng trong động vật thuỷ sản nuôi thuộc địa bản quản lý.
Điều 8: Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan Kiểm tra:
Hàng năm, lập kế hoạch kiểm soát dư lượng trình Bộ Thuỷ sản phê duyệt; tổ chức điều hành, định kỳ xem xét việc thực hiện kế hoạch và thông báo những nội dung bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế;
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ thẩm định các phòng kiểm nghiệm và chỉ định phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền phân tích dư lượng;
Xây dựng và ban hành thủ tục công nhận phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền. Thống nhất phương pháp phân tích dư lượng tại các Phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền;
Thực hiện việc lấy mẫu thuỷ sản nuôi tại các địa phương không có Cơ quan Giám sát;
Ðịnh kỳ hàng tháng tiếp nhận và xử lý kết quả phân tích dư lượng trong mẫu thuỷ sản nuôi từ các phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền; thông báo kết quả phân tích tới các cơ quan có liên quan. Khi kết quả phân tích cho thấy mức dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, thông báo vùng cấm thu hoạch cùng với biện pháp xử lý tới Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản, Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Cơ quan Giám sát và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản;
Phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng phương án xử lý khi có sự cố về môi trường vùng nuôi;
Xây dựng và ban hành biểu mẫu tờ khai xuất xứ thuỷ sản nuôi, tài liệu kỹ thuật hướng dẫn phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu thuỷ sản nuôi và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan;
Chủ trì, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn Quy chế kiểm soát dư lượng để có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và Cơ quan Giám sát tổ chức tập huấn hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thuỷ sản thực hiện các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm về kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi;
Báo cáo định kỳ 3 tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Thuỷ sản về kết quả hoạt động kiểm soát dư lượng trong động vật thuỷ sản nuôi và các thông tin khác có liên quan;
Hàng năm, xây dựng dự trù kinh phí trình Bộ phê duyệt và phân bổ kinh phí cho các đơn vị liên quan đến kiểm soát dư lượng (nêu tại Điều 4);
Yêu cầu các Cơ quan Giám sát định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình nuôi thuỷ sản và kiểm soát dư lượng tại địa phương.
Điều 9: Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan Giám sát 9;
1. Căn cứ kế hoạch kiểm soát dư lượng được Bộ Thuỷ sản phê duyệt, tiến hành lấy mẫu thuỷ sản nuôi tại các vùng nuôi thuộc địa bàn quản lý, bảo quản và vận chuyển mẫu tới phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền theo đúng quy định;
2. Hàng tháng gửi thông báo kết quả kiểm soát dư lượng của cơ quan kiểm tra tới các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản. Trong trường hợp có thông báo vùng cấm thu hoạch, nhanh chóng triển khai có hiệu quả các hoạt động cấm thu hoạch.
3. Giám sát việc thu hoạch tại đầm nuôi, ngăn chặn việc đưa thuỷ sản nuôi từ vùng bị cấm thu hoạch vào chế biến và lưu thông trên thị trường;
4. Thông báo tới cơ sở nuôi các loại thuốc, hoá chất không được phép sử dụng trong nuôi thuỷ sản.
5. Phát mẫu tờ khai xuất xứ thuỷ sản tới các cơ sở nuôi thuộc địa bàn quản lý; hướng dẫn cơ sở nuôi, cơ sở thu mua nguyên liệu thuỷ sản nuôi thực hiện các quy định trong Quy chế này;
6. Báo cáo định kỳ hàng tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Cơ quan Kiểm tra, Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản tại địa phương về hoạt động kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi và các thông tin khác có liên quan;
7. Phối hợp với Cơ quan Kiểm tra và các cơ quan khác có liên quan xây dựng phương án xử lý khi có sự cố về môi trường vùng nuôi.
8. Yêu cầu các cơ sở nuôi thông báo về tình hình dịch bệnh, thuốc thú y thuỷ sản và hoá chất sử dụng (nếu có), sản lượng và chủng loại thuỷ sản nuôi được thu hoạch trong năm, thời điểm thu hoạch và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kiểm soát dư lượng trong vật thuỷ sản nuôi.
Điều 10: Trách nhiệm của các phòng kiểm nghiệm được uỷ quyền
Thực hiện phân tích các chỉ tiêu dư lượng theo sự chỉ định của Cơ quan Kiểm tra;
Thông báo kịp thời kết quả phân tích về Cơ quan Kiểm tra; Chịu trách nhiệm về kết quả phân tích.
Điều 11: Trách nhiệm của cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm
Cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm phải đảm bảo:
a. Không sử dụng hoá chất, thuốc thú y, thuốc kích thích tăng trưởng bị cấm sử dụng theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản.
b. Nếu dùng các chất được phép sử dụng phải dùng đúng liều và thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo quy định để đảm bảo dư lượng chất đó trong thuỷ sản không vượt quá mức cho phép.
c. Có biện pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm dư lượng cho thuỷ sản nuôi.
KIỂM SOÁT THUỶ SẢN CÓ DƯ LƯỢNG VƯỢT QUÁ MỨC GIỚI HẠN CHO PHÉP
Điều 14: Dư lượng trong thuỷ sản nuôi vượt quá mức giới hạn cho phép
Tại vùng nuôi, khi có mẫu thuỷ sản bị phát hiện dư lượng quá mức cho phép Cơ quan Kiểm tra, Cơ quan Giám sát thực hiện các công việc sau:
1. Cơ quan Kiểm tra phối hợp với Cơ quan Giám sát tiến hành:
d. Xác định nguyên nhân việc thuỷ sản nuôi có dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép;
e. Ðề ra và triển khai các giải pháp xử lý thích hợp đối với động vật thuỷ sản tại các vùng nuôi này;
f. Hướng dẫn và kiểm soát các tổ chức, cá nhân nuôi thuỷ sản thực hiện các giải pháp đã đề ra;
2. Cơ quan Kiểm tra thông báo vùng cấm thu hoạch thuỷ sản nuôi dùng làm thực phẩm;
3. Cơ quan Giám sát gửi thông báo vùng cấm thu hoạch thuỷ sản nuôi dùng làm thực phẩm tới các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua nguyên liệu thuỷ sản; đồng thời tổ chức triển khai và kiểm tra việc đình chỉ thu hoạch và thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Cơ quan Kiểm tra.
Trong trường hợp sau khi thu hoạch, lô nguyên liệu thuỷ sản nuôi, hoặc sản phẩm thuỷ sản nuôi được chế biến từ nguyên liệu này bị phát hiện cú dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, hoặc trường hợp vùng nuôi bị phát hiện có dư lượng trong thuỷ sản nuôi vượt quá mức giới hạn cho phép mà trước đó một số nguyên liệu đã được thu hoạch, thì Cơ quan Kiểm tra phối hợp với Cơ quan Giám sát thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xác định cơ sở nuôi, thu mua, chế biến lô nguyên liệu thuỷ sản đó;
Tiến hành lấy mẫu xác định lại dư lượng.
Nếu dư lượng vượt quá mức giới hạn cho phép, Cơ quan Kiểm tra phối hợp với Cơ quan Giám sát thông báo cho chủ lô nguyên liệu yêu cầu thực hiện các biện pháp xử lý lô nguyên liệu thuỷ sản nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cộng đồng. Cơ quan Giám sát có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra chủ lô hàng thực hiện các biện pháp nêu trên.
Khi kết quả kiểm tra tăng cường cho thấy dư lượng trong thuỷ sản tại các vùng nuôi bị cấm thu hoạch dưới mức giới hạn cho phép, Cơ quan Kiểm tra ra thông báo vùng được phép thu hoạch lại gửi tới các cơ quan có liên quan, Cơ quan Giám sát gửi thông báo vùng được phép thu hoạch lại tới các cơ sở nuôi và và cơ sở thu mua nguyên liệu.
Điều 17: Mọi tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm Quy chế này theo quy định của Pháp luật.
Điều 18: Mọi tổ chức, cá nhân nếu vi phạm Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hành sự theo quy định cuả pháp luật.
Điều 19: Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Bảo vệ Nguồn lợi, các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thông có quản lý thuỷ sản, Trung tâm Kiểm tra Chất lượng và Vệ sinh Thuỷ sản, Các chi Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản theo trách nhiệm và quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
Điều 20: Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung nội dung của Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN |
- 1 Quyết định 130/2008/QĐ-BNN về Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 190:2004 về cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 191:2004 về vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 192:2004 về vùng nuôi cá bè - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 193:2004 về vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 6 Nghị định 86-CP quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá
- 1 Quyết định 130/2008/QĐ-BNN về Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành