UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2014/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 16 tháng 9 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 383/TTr - SNV ngày 30/7/2014 về việc đề nghị ban hành Quyết định “Quy định chức vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Công thương tỉnh Yên Bái”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh Yên Bái)
1. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến công, quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn; quản lý an toàn thực phẩm; các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương;
c) Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các đơn vị trực thuộc Sở Công Thương; tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực công thương của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương;
b) Dự thảo quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương; dự thảo quyết định quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định về phát triển công thương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực công thương.
4. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; thẩm tra thiết kế công trình công nghiệp theo quy định của pháp luật; thẩm định, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
5.1. Về cơ khí và luyện kim:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hoá, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5.2. Về điện lực và năng lượng:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho các đơn vị điện lực trên địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn;
c) Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật. Quản lý chất lượng công trình đường dây tải điện, trạm biến áp trên địa bàn tỉnh.
đ) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành điện lực theo quy định của pháp luật.
5.3. Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, khí dầu mỏ hoá lỏng và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật.
5.4. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
a) Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, quy định an toàn, chất lượng công trình trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; quản lý chất lượng công trình hầm mỏ theo quy định của pháp luật
5.5. Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thuỷ tinh, nhựa, bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá, bánh kẹo, sữa, dầu thực vật, chế biến bột và tinh bột;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an toàn thực phẩm từ khâu chế biến đến khi đưa vào lưu thông thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương;
c) Quản lý chất lượng công trình công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định.
5. 6. Về khuyến công:
a) Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương, bao gồm các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương;
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công tại địa phương.
5.7. Về cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các ngành nghề, làng nghề nông thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công thương); phê duyệt điều lệ của các tổ chức đó;
b) Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn sau khi được phê duyệt.
6. Về thương mại:
6.1. Thương mại nội địa:
a) Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
c) Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại…);
d) Quản lý và cấp phép đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện và mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của Pháp luật;
đ) Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa; đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ.
6.2. Về xuất nhập khẩu:
a) Tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh;
b) Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương nhân nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
6.3. Về thương mại điện tử:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch, chương trình bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
6.4. Về xúc tiến thương mại:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án đưa hàng Việt về nông thôn theo quy định của pháp luật.
c) Thẩm định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân.
6.5. Về quản lý thị trường:
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực công thương của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh; thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
6.6. Về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với các cơ quan có liên quan sửa đổi bổ sung các quy định, những văn bản đã ban hành không phù hợp với pháp luật cạnh tranh;
b) Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan trong tỉnh, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao về quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường, các doanh nghiệp độc quyền có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh; về các quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội; về các trường hợp miễn trừ.
6.7. Về hội nhập kinh tế:
a) Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế của địa phương.
7. Công tác Pháp chế:
7.1. Về công tác xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành công thương ở tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngành công thương hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành ở tỉnh và đề nghị bằng văn bản để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan gửi lấy ý kiến.
7.2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở tỉnh;
b) Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
7.3. Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và báo cáo tình hình và kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7.4. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7.5. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành ở tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành ở tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Sở;
c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan;
7.6. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành công thương theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;
c) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành công thương gửi Sở Tư pháp.
7.7. Về công tác bồi thường của Nhà nước:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
7.8. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
Chủ trì giúp phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7.9. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:
a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành công thương;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7.10. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế:
Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.
7.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
8. Công tác an toàn thực phẩm:
a) Thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương;
b) Thẩm định, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương;
c) Tổ chức việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm;
đ) Phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm;
9. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực công thương ở địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở công thương.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
12. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối phòng Kinh tế hoặc phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
14. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính được giao theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Công Thương và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Công Thương có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc Sở;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó giám đốc sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và theo quy định của pháp luật;
đ) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
2.1. Các phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng Sở;
b) Thanh tra Sở;
c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
d) Phòng Quản lý Công nghiệp;
đ) Phòng Quản lý Thương mại;
e) Phòng Quản lý Điện năng;
g) Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường.
Các phòng có Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
2.2. Tổ chức hành chính trực thuộc:
Chi cục Quản lý thị trường: Là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Công Thương, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và được tổ chức thành lập các phòng, đội quản lý thị trường trực thuộc do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, gồm:
a) Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp;
b) Trung tâm Xúc tiến thương mại.
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Về biên chế công chức và số lượng người làm việc
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng và đặc điểm cụ thể trong quản lý ngành, lĩnh vực, Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao biên chế công chức cho Sở Công Thương trong tổng số biên chế công chức của tỉnh, đảm bảo đúng đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Sở Công Thương phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đảm bảo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương, Giám đốc Sở Công Thương bố trí công chức phù hợp với vị trí việc làm, xây dựng Quy chế làm việc của Sở và quy định cụ thể chức năng, nhiệm cụ, quyền hạn của các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên điều chỉnh, Giám đốc Sở Công thương phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc sửa, bổ sung, thay thế Quyết định này cho phù hợp ./.
- 1 Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2008 quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái
- 2 Quyết định 02/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái
- 3 Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2016
- 4 Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5 Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Quyết định 4129/2014/QĐ-UBND về tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan ngang sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 2 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 3 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 4 Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị
- 5 Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 6 Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
- 7 Quyết định 41/2012/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Long An
- 8 Quyết định 835/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9 Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 10 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 11 Quyết định 122/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh
- 12 Quyết định 1020/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt đề án tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công thương tỉnh Trà Vinh
- 13 Quyết định 15/2008/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương, tỉnh Quảng Trị
- 14 Thông tư liên tịch 07/2008/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ Công thương - Bộ Nội vụ ban hành
- 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 41/2012/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Long An
- 2 Quyết định 835/QĐ-UBND năm 2012 sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2008 quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái
- 4 Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị
- 5 Quyết định 1020/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt đề án tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công thương tỉnh Trà Vinh
- 6 Quyết định 122/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh
- 7 Quyết định 4129/2014/QĐ-UBND về tiêu chí đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, cơ quan ngang sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 8 Quyết định 15/2008/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương, tỉnh Quảng Trị
- 9 Quyết định 02/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái
- 10 Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2016
- 11 Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018