ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VÌ PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 09/TTr-STP ngày 13 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Thái Bình)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích.
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là XLVPHC); đảm bảo việc áp dụng pháp luật chính xác, khách quan, hiệu quả; phát hiện những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị các giải pháp để đạt hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật về XLVPHC. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về XLVPHC, thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác XLVPHC.
2. Yêu cầu.
Việc thực hiện Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc XLVPHC; kiện toàn tổ chức, biên chế đảm bảo quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.
1. Triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về XLVPHC.
- Các sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (các sở, ban, ngành); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, chỉ đạo tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back, các Nghị định xử phạt lĩnh vực chuyên ngành; rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về XLVPHC để kịp thời phát hiện các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật.
- Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch thi hành pháp luật về XLVPHC năm 2016;
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 01 năm 2016.
2. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ XLVPHC.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác XLVPHC; tổ chức phổ biến pháp luật XLVPHC với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể; hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về XLVPHC, nghiệp vụ thống kê, báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu về XLVPHC; tuyên truyền phổ biến các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là XPVPHC) trong các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm.
- Sản phẩm đầu ra: Hội nghị phổ biến, quán triệt, các văn bản pháp luật quy định công tác xử lý vi phạm hành chính; tập huấn nghiệp vụ cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian hoàn thành: Quý I/2016, Quý II năm 2016.
3. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện thường xuyên trong năm 2016 tập trung vào những nội dung sau đây.
- Tình hình ban hành và thực thi quyết định XPVPHC:
+ Việc XPVPHC;
+ Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;
+ Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC;
+ Việc XLVPHC đối với người chưa thành niên.
- Các điều kiện đảm bảo cho thi hành pháp luật (hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, tổ chức bộ máy; nguồn nhân lực và kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật);
- Tình hình tuân thủ pháp luật (việc thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; sự thống nhất, đồng bộ của văn bản và tính khả thi của văn bản về XPVPHC; mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi Quyết định XPVPHC được ban hành…)
4. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC.
a) Kiểm tra.
- Lĩnh vực kiểm tra trọng tâm:
+ Lĩnh vực kế hoạch đầu tư: Xử lý vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; vi phạm các quy định về đăng ký, kinh doanh của hộ kinh doanh; vi phạm về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; vi phạm quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh; vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh.
+ Lĩnh vực tài nguyên, môi trường: Xử lý vi phạm về chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất; không đăng ký đất đai.
+ Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Việc chấp hành quy định về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại các cơ quan hành chính.
* Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả kiểm tra; văn bản xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý;
* Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
* Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố.
- Kiểm tra lĩnh vực khác: Các cơ quan, đơn vị, ngoài lĩnh việc kiểm tra lĩnh vực trọng tâm theo Kế hoạch này, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu của ngành, địa phương chủ động các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý và lựa chọn thời điểm kiểm tra cho phù hợp.
- Nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC bao gồm:
+ Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến XLVPHC;
+ Công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật XLVPHC trong phạm vi sở, ban, ngành và địa phương;
+ Việc áp dụng các quy định pháp luật về XLVPHC;
+ Việc thực hiện chế độ thống kê về XLVPHC;
+ Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về XLVPHC và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động XLVPHC.
- Phương thức kiểm tra: Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu công việc, các cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm tra phù hợp:
+ Kiểm tra theo định kỳ;
+ Kiểm tra đột xuất hoặc liên ngành theo đề nghị của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trên cơ sở theo dõi tình hình thi hành pháp luật về QLVPHC; việc thi hành pháp luật về XLVPHC thuộc phạm vi quản lý liên ngành đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập; đối với vụ việc phức tạp.
b) Thanh tra.
- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thanh tra đối với lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về XLVPHC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì Sở Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành thực hiện thanh tra.
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo chỉ đạo của ngành.
5. Công tác báo cáo, thống kê việc thi hành pháp luật về XLVPHC.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ báo cáo đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, địa phương quản lý theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc thực hiện công tác thi hành pháp luật về XLVPHC và báo cáo kết quả kiểm tra với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Bình; chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh ban hành Hướng dẫn liên ngành thực hiện quy trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định.
- Báo cáo công tác thi hành pháp luật XLVPHC năm 2016 về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định.
- Căn cứ vào Kế hoạch này, Kế hoạch của bộ, ngành chủ quản và tình hình thực tế của địa phương, các cơ quan, đơn vị ban hành Kế hoạch thi hành pháp luật XLVPHC để triển khai thực hiện (Kế hoạch được gửi cho Sở Tư pháp 01 bản để tổng hợp, theo dõi).
- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Khi có yêu cầu, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo nội dung Kế hoạch đã đề ra./.
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác cải cách hành chính do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Quyết định 189/QĐ-UBND Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2016 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 5863/KH-UBND năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2016 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Thông tư 10/2015/TT-BTP quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2015 triển khai thi hành Nghị định 52/2015/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 217/QĐ-UBND về Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8 Nghị quyết 11/2014/NQ-HĐND phê duyệt tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 9 Quyết định 1280/QĐ-UBND năm 2014 ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 1 Quyết định 1280/QĐ-UBND năm 2014 ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2 Nghị quyết 11/2014/NQ-HĐND phê duyệt tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3 Quyết định 217/QĐ-UBND về Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4 Kế hoạch 5863/KH-UBND năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2016 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5 Quyết định 189/QĐ-UBND Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2016 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6 Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2015 triển khai thi hành Nghị định 52/2015/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác cải cách hành chính do tỉnh Thái Bình ban hành