- 1 Luật Quản lý thuế 2019
- 2 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 15/2021/QĐ-TTg sửa đổi Khoản 1 Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1525/QĐ-TCT | Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG THUỘC CỤC THANH TRA - KIỂM TRA THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTG ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1966/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG THUỘC CỤC THANH TRA - KIỂM TRA THUẾ TRỰC THUỘC TỔNG CỤC THUẾ
(Kèm theo Quyết định số 1525/QĐ-TCT ngày 03/11/2021 của Tổng cục Thuế)
1. Các Phòng thuộc Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 1966/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao tại Quy định này, các Phòng có trách nhiệm chủ động tổ chức triển khai công việc của Phòng, đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian quy định.
3. Việc phân công nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế đảm bảo nguyên tắc bao quát, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, không chồng chéo. Các phòng vừa thực hiện nhiệm vụ cụ thể, vừa thực hiện chức năng tổng hợp, tham mưu đối với các nhiệm vụ được giao làm đầu mối hoặc đối với các công việc liên quan đến nhiều Phòng hoặc các đơn vị khác (ngoài Cục), Phòng chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các Phòng khác trong Cục hoặc báo cáo Cục trưởng đề nghị các đơn vị khác (ngoài Cục) để phối hợp triển khai thực hiện.
Phòng Tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác: Chủ trì việc tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế; chủ trì xây dựng quy trình nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra thuế; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm; đầu mối đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác tổ chức cán bộ, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế. Trực tiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công.
Nhiệm vụ cụ thể:
1.1. Chủ trì xây dựng chiến lược kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
1.2. Chủ trì xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
1.3. Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm của cơ quan Tổng cục Thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro thuộc lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế; hướng dẫn, rà soát, tổng hợp trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của các Cục Thuế; chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế trong toàn ngành.
1.4. Chủ trì triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công.
1.5. Chủ trì tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công.
1.6. Chủ trì tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong toàn ngành. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công.
1.7. Chủ trì, chỉ đạo, theo dõi, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
1.8. Chủ trì tham mưu kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách để phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp với thực tế được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
1.9. Chủ trì tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
1.10. Chủ trì tổng hợp chương trình công tác tháng, quý, năm của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế.
1.11. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công cho các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong toàn ngành.
1.12. Đề xuất thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công.
1.13. Tham mưu, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức, biên chế, đào tạo bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, truyền thông; xây dựng, triển khai thực hiện quy chế làm việc; tổ chức và vận hành công tác quản trị - hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định.
1.14. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo và các lĩnh vực khác theo phân công.
1.15. Cung cấp đầy đủ các thông tin cho các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu và chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
1.16. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tài sản của cơ quan theo quy định.
1.17. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công của cấp có thẩm quyền.
1.18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế giao.
2. Phòng Thanh tra - Kiểm tra giá chuyển nhượng
Phòng Thanh tra - Kiểm tra giá chuyển nhượng có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác: Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế; quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trực tiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.4. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.5. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm theo quy định trên cơ sở phân loại rủi ro, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
2.6. Chủ trì, triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.7. Chủ trì tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.8. Chủ trì tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.9. Chủ trì tham mưu kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách để phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp với thực tế được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
2.10. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
2.11. Đề xuất thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế liên quan đến người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có giao dịch liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.13. Cung cấp đầy đủ các thông tin cho các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu và chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
2.14. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tài sản của cơ quan theo quy định.
2.15. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công của cấp có thẩm quyền.
2.16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế giao.
3. Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 1
Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 1 có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác: Chủ trì tổ chức triển khai việc thực hiện quy trình Nhật ký điện tử, quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế; đầu mối đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Kiểm toán Nhà nước; đầu mối xử lý thông tin các tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng do Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước cung cấp. Trực tiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
Nhiệm vụ cụ thể:
3.1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.4. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.5. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử hàng năm theo quy định, trên cơ sở phân loại rủi ro, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
3.6. Chủ trì triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.7. Chủ trì tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.8. Chủ trì tổng hợp, báo cáo và phối hợp với các Phòng thực hiện triển khai xử lý thông tin các tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng do Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
3.9. Chủ trì tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.10. Chủ trì tham mưu kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách để phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp với thực tế được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.11. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong toàn ngành việc thực hiện quy trình Nhật ký điện tử, quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
3.12. Chủ trì, chỉ đạo, theo dõi, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Kiểm toán Nhà nước.
3.13. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của toàn ngành; cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực quản lý của ngành thuế.
3.14. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử cho các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
3.15. Đề xuất thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.16. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, hoạt động thương mại điện tử.
3.17. Cung cấp đầy đủ các thông tin cho các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu và chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
3.18. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tài sản của cơ quan theo quy định.
3.19. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công cấp có thẩm quyền.
3.20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế giao.
4. Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2
Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2 có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác: Chủ trì đôn đốc việc thực hiện phối hợp với Cơ quan Công an. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
Nhiệm vụ cụ thể:
4.1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.2. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.4. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.5. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác hàng năm theo quy định, trên cơ sở phân loại rủi ro, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
4.6. Chủ trì triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.7. Chủ trì tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.8. Chủ trì tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.9. Chủ trì tham mưu kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách để phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp với thực tế được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.10. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác cho các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
4.11. Chủ trì, chỉ đạo, theo dõi, kiến nghị, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện phối hợp với Cơ quan Công an.
4.12. Đề xuất thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế liên quan đến người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.13. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn, có rủi ro về hoàn thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế; người nộp thuế thuộc lĩnh vực vận tải, logistics, viễn thông, thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, y tế, giáo dục, đào tạo và các dịch vụ khác.
4.14. Cung cấp đày đủ các thông tin cho các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu và chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
4.15. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tài sản của cơ quan theo quy định.
4.16. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công của cấp có thẩm quyền.
4.17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế giao.
5. Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 3
Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 3 có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác: Chủ trì thực hiện giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế; thanh tra lại; chủ trì đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý về thuế trong toàn ngành; đầu mối đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra Nhà nước khác. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường.
Nhiệm vụ cụ thể:
5.1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường; công tác giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế.
5.2. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường; công tác giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế.
5.3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường; công tác giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế.
5.4. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường; công tác giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế.
5.5. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường.
5.6. Chủ trì triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường.
5.7. Chủ trì tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường.
5.8. Chủ trì tổ chức tiếp nhận, xử lý giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5.9. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện giám định tư pháp về thuế theo quy định của pháp luật.
5.10. Chủ trì tổng hợp, báo cáo và phối hợp với các Phòng thực hiện tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra lại kết quả thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế các cấp theo quy định của pháp luật.
5.11. Chủ trì tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường và công tác giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế.
5.12. Chủ trì tham mưu kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách để phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc bãi bỏ các chính sách không còn phù hợp với thực tế được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường; công tác giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế.
5.13. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường; giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế; giám định tư pháp về thuế cho các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành.
5.14. Chủ trì, chỉ đạo, theo dõi, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra Nhà nước khác.
5.15. Tổng hợp, theo dõi rà soát kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý về thuế trong toàn ngành.
5.16. Đề xuất thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường.
5.17. Cung cấp đầy đủ các thông tin cho các đơn vị có liên quan khi có yêu cầu và chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
5.18. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tài nguyên, khoáng sản, năng lượng và môi trường.
5.19. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tài sản của cơ quan theo quy định.
5.20. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo chuyên đề hoặc đột xuất theo phân công của cấp có thẩm quyền.
5.21. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế giao.
1. Căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế, quy định pháp luật có liên quan; các quy chế, quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành và trên cơ sở tình hình thực tế tại đơn vị, Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa các phòng thuộc Cục, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong từng khâu, từng chức năng, bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện tốt các nội dung quy định trên và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách được giao tại đơn vị./.
- 1 Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Quyết định 2646/QĐ-BTC năm 2015 về giao bổ sung nhiệm vụ cho Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 1528/QĐ-TCT năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục thuế doanh nghiệp lớn do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Quyết định 1529/QĐ-TCT năm 2021 quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 5 Quyết định 314/QĐ-TCT năm 2022 quy định về nhiệm vụ của các Phòng thuộc Văn phòng Tổng cục Thuế và Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 6 Quyết định 501/QĐ-TCT năm 2019 về quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Công nghệ Thông tin trực thuộc Tổng cục Thuế
- 7 Quyết định 2267/QĐ-BTC năm 2016 giao bổ sung nhiệm vụ cho Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành