THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1536/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001,
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:
a) Phạm vi nghiên cứu được xác định trên cơ sở diện tích thành phố Thái Nguyên hiện hữu (18.630,56 ha) và mở rộng về phía Bắc: Xã Sơn Cẩm (huyện Phú Lương); mở rộng về phía Đông: Thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng (huyện Đồng Hỷ) và xã Đồng Liên (huyện Phú Bình). Khu vực mở rộng có tổng diện tích 5.243,8 ha.
b) Ranh giới lập quy hoạch:
- Phía Bắc giáp xã Cổ Lũng, xã Vô Tranh (huyện Phú Lương), xã Hóa Thượng, Khe Mo (huyện Đồng Hỷ).
- Phía Nam giáp thị xã Sông Công.
- Phía Đông giáp xã Bàn Đạt huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và huyện Phổ Yên.
2. Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025; giai đoạn dài hạn đến năm 2035.
- Xây dựng thành phố Thái Nguyên phát triển năng động, thịnh vượng và bền vững; phù hợp với tính chất, chức năng, quy mô, vị thế của đô thị trung tâm vùng; phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển của vùng và khu vực.
- Xây dựng chiến lược phát triển, định hướng không gian phù hợp, khai thác hợp lý các giá trị tiềm năng, hình thành những động lực thúc đẩy phát triển thành phố, tạo điều kiện phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh.
- Đề xuất những giải pháp về định hướng phát triển không gian và biện pháp thực hiện để phát huy tiềm năng và thế mạnh của thành phố; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển.
Phát triển thành phố Thái Nguyên bền vững, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; để Thái Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội và trong tứ giác tăng trưởng về kinh tế ở phía Bắc.
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - thể dục thể thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên.
- Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, đầu tàu phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
- Là một cực phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.
- Là đô thị cửa ngõ, có vai trò kết nối giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
- Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
a) Dân số:
- Đến năm 2025, dân số thành phố Thái Nguyên khoảng 450.000 người, trong đó dân số nội thị là 380.000 người.
- Đến năm 2035, dân số thành phố Thái Nguyên khoảng 600.000 người, trong đó dân số nội thị là 550.000 người.
(Quá trình nghiên cứu có thể đề xuất dự báo khác nhưng phải đảm bảo điều kiện phát triển bền vững cho thành phố Thái Nguyên).
b) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm ban hành về quy hoạch xây dựng, khả năng quỹ đất, điều kiện tự nhiên, môi trường, áp dụng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại I được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ. Trong quá trình lập quy hoạch, có thể áp dụng một số tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ Xây dựng xem xét cho áp dụng.
7. Nội dung nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch:
a) Khảo sát và đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng của quy hoạch đô thị:
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội, dân số, lao động, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và các yếu tố khác có liên quan; phân tích khả năng cân đối quỹ đất phát triển giữa thành phố Thái Nguyên và các đơn vị hành chính lân cận.
- Đánh giá việc thực hiện các quy hoạch, đã được duyệt về các mặt: Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc, cảnh quan; nguồn lực thực hiện và hiệu quả đầu tư...
- Phân tích vai trò, vị thế của thành phố trong mối quan hệ vùng; xu hướng phát triển của thế giới, quốc gia, vùng đối với thành phố Thái Nguyên.
- Dự báo tăng trưởng về kinh tế, xã hội, dân số, lao động, đất đai. Tiềm năng khai thác quỹ đất xây dựng đô thị.
- Xây dựng các kịch bản và chiến lược phát triển thành phố.
b) Định hướng phát triển không gian đô thị:
- Nghiên cứu và đề xuất mô hình phát triển không gian đô thị, có sự chuyển tiếp hài hòa giữa các khu đô thị hiện hữu và các khu đô thị mới. Phát triển không gian đô thị phát triển theo các hướng, như sau:
+ Phía Bắc: Khu vực tiếp giáp sông Cầu (xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương), để phát triển đô thị, có vai trò cửa ngõ đi các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Cao Bằng.
+ Phía Nam: Khu vực gắn kết và phát triển hài hòa giữa thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
+ Phía Tây: Quy hoạch trung tâm thành phố với trung tâm chính trị của tỉnh Thái Nguyên, với trung tâm thể thao và văn hóa cấp vùng. Gắn kết giữa thành phố Thái Nguyên và thị xã Núi Cốc.
+ Phía Đông: Mở rộng theo địa giới hành chính của thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng (huyện Đồng Hỷ) và xã Đồng Liên (huyện Phú Bình) để phát triển đô thị. Trong đó sông Cầu là trục chính của không gian đô thị, tạo động lực phát triển cho thành phố Thái Nguyên và các khu vực lân cận.
- Đề xuất các phương án phân khu chức năng; xác định phạm vi, quy mô, các chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng đô thị.
+ Đối với khu vực nội thị trung tâm: Rà soát và kiểm tra việc gắn kết, đề xuất điều chỉnh, bổ sung.
+ Đối với khu vực phía Nam: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cấp, cải tạo các khu ở hiện có kết hợp hài hòa các khu dân cư mới; giải pháp bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.
+ Đối với khu vực phía Bắc, bao gồm cả xã Sơn Cẩm: Phát triển các khu trung tâm công cộng cấp đô thị, các khu vực đầu mối giao thương, khu công nghiệp...
+ Đối với khu vực phía Đông sông Cầu (các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên và thị trấn Chùa Hang): Quy hoạch các khu phát triển mới gắn kết với các khu dân cư đô thị, khai thác cảnh quan sông Cầu.
+ Đối với khu vực phía Tây (xã Thịnh Đức, Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng): Quy hoạch khu đô thị hành chính phía Tây thành phố và vùng du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc.
c) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:
Đề xuất quy mô và các giải pháp phân bố hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cấp vùng, cấp thành phố đảm bảo phát triển bền vững.
d) Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với việc bảo vệ hệ sinh thái nông thôn, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương.
đ) Đề xuất điều chỉnh ranh giới nội, ngoại thị, địa giới hành chính của thành phố Thái Nguyên.
e) Thiết kế đô thị:
- Xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.
- Định hướng tổ chức không gian các khu trung tâm, cửa ngõ đô thị, các trục không gian chính, quảng trường lớn, điểm nhấn đô thị.
- Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước.
g) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Đáp ứng những mục tiêu phát triển, nhu cầu sử dụng, đảm bảo mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường của đô thị, về giao thông, cấp nước và thoát nước mặt, cấp điện, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang, thông tin liên lạc.
h) Đánh giá môi trường chiến lược.
i) Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực, đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch hành động theo các giai đoạn phát triển của đô thị.
k) Kết luận và kiến nghị với Trung ương và địa phương.
l) Dự thảo quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Cơ quan chủ đầu tư, tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên.
- Tư vấn lập quy hoạch: Tư vấn trong nước phối hợp với tư vấn nước ngoài.
- Thời gian nghiên cứu lập quy hoạch: Không quá 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch; lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập, trình duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035 theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 52/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc tỷ lệ 1/5.000 đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch: điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Trung tâm huyện lỵ Cát Tiên (thị trấn Cát Tiên) - huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- 4 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 5 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 6 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Quyết định 1992/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, quy hoạch: điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Trung tâm huyện lỵ Cát Tiên (thị trấn Cát Tiên) - huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- 2 Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc tỷ lệ 1/5.000 đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 52/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành