Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1554/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 30 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG “KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ THỌ”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

n cứ công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam Phiên bản 1.0;

Căn cứ Kế hoạch hành động 3065/KH-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 1032/STC-HCSN&CS ngày 27/6/2016 của Sở Tài chính về việc thẩm định dự toán kinh phí Đề cương, nhiệm vụ xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ”;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 14/TTr-STTTT ngày 28/3/2016 về việc phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ”, với các nội dung chính như sau:

1. Tên Đề cương, nhiệm vụ: Đề cương, nhiệm vụ và dự toán xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ”.

2. Sự cần thiết

Ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển nhanh chóng góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Hạ tầng CNTT của tỉnh được chú trọng đầu tư xây dựng, 100% cơ quan nhà nước cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị xây dựng và khai thác hiệu quả mạng nội bộ, sẵn sàng kết nối vào Mạng Truyền số liệu chuyên dùng và kết nối Internet.

Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Các cơ quan nhà nước tổ chức triển khai, sử dụng các phần mềm ứng dụng dùng chung và phần mềm chuyên ngành. 100% cơ quan cấp sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị có trang thông tin điện tử. Hệ thống một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến được triển khai ở các cơ quan đơn vị cung cấp 1771 dịch vụ công của tỉnh ở mức độ 2, 495 dịch vụ ở mức độ 3, 95 dịch vụ ở mức độ 3. Ứng dụng CNTT đã hỗ trợ hiệu quả công tác lãnh chỉ đạo, chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị. Qua đó, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng công việc; phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Hạ tầng CNTT của tỉnh phát triển chưa tương xứng với yêu cầu. Phần lớn cơ quan, đơn vị có hệ thống mạng nội bộ kết nối ngang hàng, chưa hoàn chỉnh gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn an ninh thông tin mạng. Máy tính, thiết bị của một số cơ quan, đơn vị đã xuống cấp sử dụng kém hiệu quả. Mạng diện rộng của tỉnh trên cơ sở của mạng số liệu chuyên dùng quốc gia kết nối các các cơ quan nhà nước chưa hình thành. Trung tâm dữ liệu số đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đạt chuẩn.

Vì vậy, vấn đề trọng tâm cần giải quyết là phải xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử, nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ

3.1. Mục tiêu

Việc Xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ giúp đạt được các mục tiêu sau:

- Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin.

- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước.

- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế.

- Tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử tại tỉnh Phú Thọ.

3.1. Nhiệm vụ

- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ.

- Lấy ý kiến các cơ quan đơn vị liên quan.

- Thẩm định và ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử.

4. Nội dung

Phần thứ nhất: Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Phú Thọ

1. Khái quát chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

- Tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.

- Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ; công nghệ thông tin; mức độ cải cách thủ tục hành chính.

- Vai trò và thực tế của việc ứng dụng CNTT đến nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.

2. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước

2.1. Hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT nói chung

- Quản lý nhà nước về CNTT: Công tác ban hành văn bản, định hướng, chiến lược, chính sách.

- Phát triển Hạ tầng CNTT: Hạ tầng phần cứng, hạ tầng mềm phục vụ phát triển ứng dụng.

- Triển khai Ứng dụng CNTT: Ứng dụng trong cơ quan nhà nước, ứng dụng phục vụ người dân.

- Đào tạo, phát triển nhân lực CNTT: Đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên gia, cán bộ công chức.

- Đảm bảo An toàn thông tin mạng trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT.

2.2. Đánh giá

- Đánh giá chung:

- Đánh giá chi tiết:

+ Thuận lợi

+ Khó khăn

+ Thời cơ

+ Thách thức

- Khái quát mức độ ứng dụng CNTT hiện tại và phương hướng xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.

Phần thứ hai: Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ

1. Giới thiệu chung về chính quyền điện tử

+ Khái niệm

+ Vai trò

+ Đặc điểm

+ Các giai đoạn phát triển của chính quyền điện tử

+ Vai trò của Kiến trúc chính quyền điện tử trong xây dựng chính phủ điện tử

2. Mục đích và phạm vi áp dụng Kiến trúc chính quyền điện tử

+ Mục đích

+ Phạm vi áp dụng

3. Định hướng xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử

+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

+ Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển chính quyền điện tử trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

+ Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh

+ Một số nguyên tắc hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Các nguyên tắc khác (bảo đảm tính kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ tầng, các hệ thống thông tin hiện có, chuyển tiếp;…).

4. Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin

+ Phân tích chức năng nhiệm vụ, định hướng phát triển các cơ quan nhà nước của tỉnh để xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ.

+ Mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan

a. Liên thông ngang

b. Liên thông dọc

+ Danh mục cơ sở dữ liệu cấp tỉnh (tên các cơ sở dữ liệu, nội dung chính, cơ quan chủ trì,...)

+ Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan.

5. Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh

+ Sơ đồ tổng thể Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh

+ Nền tảng triển khai chính quyền điện tử cấp tỉnh (LGSP), bao gồm mô tả các dịch vụ dùng chung.

+ Mô tả chi tiết các thành phần còn lại trong sơ đồ tổng thể Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

+ Yêu cầu về kỹ thuật và nghiệp vụ đối với các thành phần trong Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

+ Các yêu cầu đối với các thành phần Kiến trúc ở mức lôgic (có thể phân cấp) và đề xuất các giải pháp triển khai.

+ Nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng chính quyền điện tử trên nền tảng chính quyền điện tử cấp tỉnh.

+ Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

a. Áp dụng các văn bản về chuẩn ứng dụng chính quyền điện tử chung

- Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Quy định kỹ thuật về dữ liệu đối với các hệ thống thông tin có quy mô triển khai từ Trung ương đến địa phương (Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Các văn bản hướng dẫn về kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông.

b. Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng dụng CNTT (mua sắm, xây dựng, nâng cấp) triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh do tỉnh ban hành.

Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện

1. Lộ trình triển khai

2. Trách nhiệm triển khai các thành phần trong Kiến trúc

+ Ủy ban nhân dân tỉnh,

+ Ban chỉ đạo CNTT tỉnh.

+ Các sở, ngành liên quan.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Các đơn vị khác có liên quan.

5. Kết quả cần đạt được:

- Báo cáo tổng hợp thực trạng ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng tài liệu Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ.

- Xây dựng tài liệu, dữ liệu số liên quan.

6. Kinh phí:

Kinh phí thực hiện: 483.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm tám mươi ba triệu đng chẵn.).

7. Nguồn vốn thực hiện: Từ nguồn kinh phí thực hiện ứng dụng, phát triển CNTT của các cơ quan quản lý nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2016-2017.

8. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông.

9. Phương thức quản lý dự án: Thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư.

10. Tiến độ triển khai: 12 tháng kể từ ngày Đề cương nhiệm vụ và dự toán được phê duyệt.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ nội dung đề cương và dự toán kinh phí được phê duyệt tại Điều 1, chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai xây dựng hoàn chỉnh “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT (Ô San);
- CVP, PCVP (Ô Anh);
- Lưu: VT, VX4 (10b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Kế San

 

DỰ TOÁN

CHI PHÍ XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: VNĐ

STT

Nội dung chi phí

Cách tính

Giá trị trước thuế

Thuế GTGT

Giá trị sau thuế

Ghi chú

1

Điều tra, khảo sát phục vụ xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử

Bảng 1

185.264.861

18.526.486

203.791.347

Dự toán chi tiết

2

Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử

Bảng 5

254.248.709

25.424.871

279.673.580

Dự toán chi tiết

Tổng kinh phí

483.464.930

 

Tổng dự toán: 483.464.930 (Bằng chữ: Bốn trăm tám mươi ba triệu, bốn trăm sáu mươi tư nghìn, chín trăm ba mươi đồng).

 

Bảng 1: DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN KHẢO SÁT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

GHI CHÚ

I.

CHI PHÍ CHUYÊN GIA

 

 

Ccg

 

1

Chi phí xây dựng Phương án điều tra khảo sát (Nhiệm vụ khảo sát)

58/2011/TT-BTC

2.000.000

C1

 

2

Chi phí lập mẫu phiếu khảo sát

58/2011/TT-BTC

3.000.000

C2

01 Mẫu phiếu khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT tại các Sở, ban, ngành (trên 40 chỉ tiêu); 01 Mẫu phiếu khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT tại UBND các huyện, TX, TP (trên 40 chỉ tiêu); 01 Mẫu phiếu khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT tại UBND các xã, phường, thị trấn (trên 40 chỉ tiêu).

3

Chi phí thực hiện khảo sát

58/2011/TT-BTC

58.806.900

C3

Bảng 2

4

Chi phí lập Báo cáo kết quả điều tra khảo sát

58/2011/TT-BTC

8.000.000

C4

 

 

Chi phí chuyên gia

C1+C2+C3+C4

71.806.900

Ccg

 

II.

CHI PHÍ QUẢN LÝ

 

40.000.000

Cql

Công văn 1951/BTTTT-ƯDCNTT

III.

CHI PHÍ KHÁC

 

62.971.271

Ck

 

1

Chi phí máy sử dụng

 

31.867.684

 

Bảng 3

2

Chi phí đi lại, ăn ở phục vụ khảo sát

 

25.000.000

 

Bảng 2

3

Chi phí văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo

 

6.103.587

 

 

IV.

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(Ccg+Cql+Ck)* 6%

10.486.690

TL

 

 

Chi phí khảo sát trước thuế

(Ccg+Cql+Ck+TL)

185.264.861

G

 

V.

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G x TGTGT

18.526.486

GTGT

 

 

TỔNG CỘNG

G + GTGT

203.791.347

 

 

 

Bảng 2: CHI PHÍ XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1554/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Công việc thực hiện + Chi phí

Ngày công

Thành tiền (VNĐ)

Ghi chú

M4

M3

M2

I

Lập Đề cương và dự toán chi tiết

 

 

I.1

Chi phí chuyên gia (CG)

180.227.273

 

1

Nghiên cứu Mục đích và phạm vi áp dụng

5

5

5

14.772.727

Nội dung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ căn cứ theo Văn bản số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Áp dụng mức lương chuyên gia theo Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH.

2

Nghiên cứu Hiện trạng phát triển CQĐT của tỉnh

8

8

8

23.636.364

3

Nghiên cứu Định hướng xây dựng Kiến trúc CQĐT của tỉnh

10

10

10

29.545.455

4

Nghiên cứu Mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin

15

15

15

44.318.182

5

Đề xuất Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh

15

15

15

44.318.182

6

Đề xuất phương án tổ chức triển khai Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh

8

8

8

23.636.364

I.2

Chi phí quản lý

55.000.000

Quyết định số 993/QĐ-BTTTT

I.3

Chi phí khác (K)

4.630.000

Bảng 6

I.4

Thu nhập chịu thuế tính trước 6% của (CG+QL+K) (TN)

14.391.436

Quyết định số 993/QĐ-BTTTT

 

Tổng trước VAT

254.248.709

 

I.5

VAT: 10% của (CG+QL+K+TN)

25.424.871

 

Tổng cộng I

279.673.580