THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1555/QĐ-TTCP | Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2009 |
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật thanh tra năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 2437/2007/QĐ-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Tổng Thanh tra.
Các đồng chí vụ trưởng, Cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này./.
Nơi nhận: | TỔNG THANH TRA |
BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO THUỘC CƠ QUAN THANH TRA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1555/QĐ-TTCP ngày 9 tháng 7 năm 2009 của Tổng Thanh tra )
Quy chế này quy định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lai, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương ở các vụ, cục, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ không áp dụng theo Quy chế này (Thực hiện theo Quyết định số 68/QĐ-TW ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Chính trị).
Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. “Bổ nhiệm” là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị.
2. “Bổ nhiệm lần đầu” là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức giữ một chức vụ lãnh đạo hoặc quyết định cử giữ chức vụ lãnh đạo mới cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm.
3. “Bổ nhiệm lại” là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm.
4. “Miễn nhiệm” là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo khi chưa hết hạn bổ nhiệm.
5. “Từ chức” là việc cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo tự nguyện xin thôi giữ chức vụ lãnh đạo khi chưa hết hạn bổ nhiệm và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
6. “Nhân sự” là cán bộ, công chức, viên chức đang trong quá trình xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
1. Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ.
2. Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo, cấp ủy các đơn vị sự nghiệp theo sự phân cấp quản lý, quyết địn việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và chấp thuận đơn từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, một cách dân chủ, công khai, trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức liên quan và người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm; phẩm chất đạo đức năng lực, sở trường của người được bổ nhiệm.
4. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
5. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và chấp thuận đơn từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục quy định tại Quy chế này.
6. Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí sang công tác khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm nếu không có quy định kiêm nhiệm.
7. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cũng có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo.
Điều 4. Thẩm quyền ban hành quyết định bổ nhiệm
1. Tổng Thanh tra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn từ chức đối với các chức danh:
+ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức danh tương đương của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ;
+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương trực thuộc vụ, cục, đơn vị khối hành chính.
2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận đơn từ chức đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các đơn vị sự nghiệp (sau khi có ý kiến đồng ý của Tổng Thanh tra).
1. Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm.
2. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Cán bộ, công chức, viên chức không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
5. Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu.
6. Cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị được xem xét bổ nhiệm nói chung phải đang trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm. Đối với cán bộ chưa kịp bổ sung vào quy hoạch, nhưng thực sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm cao trong cơ quan, đơn vị thì có thể bổ nhiệm, tuy không có trong quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm.
Thời hạn giữ chức vụ mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm đối với cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và các chức danh tương đương.
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu, đoàn kết nội bộ; có lối sống trong sạch, trung thực, không cơ hội, không hoạt động bè phái, không lợi dụng chức quyền đểm mưu cầu lợi ích cá nhân; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân nhân tín nhiệm.
3. Có năng lực quản lý, phong cách làm việc khoa học, dân chủ; có chính kiến rõ ràng, phương pháp công tác tốt, có tinh thần hợp tác trong công việc, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp, được cán bộ trong cơ quan, đơn vị tín nhiệm; có phương pháp đấu tranh xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ.
4. Đã kinh qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý; làm việc có hiệu quả; có khả năng tổng kết hoạt động thực tiễn, nghiên cứu, đề xuất các đề án thuộc lĩnh vực công tác trong ngành Thanh tra.
5. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; được đào tạo về lý luận chính trị Mác-Lenin; có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Điều 8. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh
1. Chức danh vụ trưởng và tương đương:
a) Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cán bộ, công chức, viên chức trong vụ, đơn vị, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ; có khả năng quy tụ, đoàn kết cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị mình quản lý; có tính quyết đoán chịu trách nhiệm đối với công việc được giao; đã hoặc có khả năng làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo có quy mô lớn, phức tạp.
b) Có năng lực tham mưu, tổ chức, quản lý thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyên môn, chuyên ngành trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; đã chủ trì hoặc trực tiếp tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật, đề án, chương trình, đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho hoạt động quản lý của Thanh tra Chính phủ.
c) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành cho cán bộ cấp dưới và cán bộ, công chức, viên chức do mình phụ trách.
d) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương; có 5 năm trở lên làm công tác trong ngành thanh tra hoặc làm công tác quản lý nhà nước, công tác quản lý trong cơ quan của Đảng, Chính phủ, đoàn thể chính trị - xã hội.
đ) Tốt nghiệp đại học trở lên về một chuyên ngành phù hợp với công tác chuyên môn đảm nhận; đang giữ chức vụ phó vụ trưởng và tương đương hoặc nếu không phải là người đang giữ chức vụ phó vụ trưởng và tương đương thì phải trong diện quy hoạch chức danh vụ trưởng, thủ trưởng đơn vị có năng lực, phẩm chất nổi trội; có trình độ lý luận cao cấp; biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C; sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.
2. Chức danh phó vụ trưởng và tương đương:
a) Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cán bộ, công chức, viên chức trong phòng và phối hợp với các tổ chức thuộc vụ, đơn vị thưc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực do trưởng phòng phân công phụ trách; có khả năng quy tụ, đoàn kết cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; có khả năng làm trưởng đoàn, phó đoàn thanh tra khi được lãnh đạo giao.
b) Có năng lực tham mưu, tổ chức, quản lý thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyên môn trong phạm vi phụ trách, có khả năng tham gia, xây dựng các văn bản pháp luật, đề án, chương trình công tác, chủ trì nghiên cứu chuyên đề khóa học cấp cơ sở và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn phục vụ cho hoạt động quản lý của vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
c) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức do mình phụ trách.
d) Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu ngạch thanh tra viên hoặc tương đương; có 3 năm trở lên làm công tác trong ngành thanh tra hoặc làm công tác quản lý nhà nước, công tác quản lý trong cơ quan của Đảng, Chính quyên, đoàn thể chính trị - xã hội. Tốt nghiệp đại học phù hợp với lĩnh vực công tác; biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B; sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.
Điều 9. Trình tự bổ nhiệm đối với chức danh lãnh đạo cấp vụ và tương đương
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
a) Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu vị trí chức danh bổ nhiệm và đề nghị của các vụ, đơn vị, Vụ Tổ chức Cán bộ báo cáo Tổng thanh tra, trình Ban cán sự đảng xin chủ trương, số lượng chức danh cần bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác đối với từng chức danh được bổ nhiệm.
b) Bước 2: Căn cứ vào ý kiến kết luận của Ban cán sự Đảng, và chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với tập thể lãnh đạo, chi ủy vụ, đơn vị lấy phiếu giới thiệu nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm, báo cáo đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra.
c) Bước 3: Căn cứ chỉ đạo của Tổng Thanh tra; Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với tập thể lãnh đạo, cấp ủy vụ, đơn vị thảo luận, thống nhất nhận xét, đánh giá nhân sự và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng không xác định thời hạn thuộc vụ, cục, đơn vị (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức, viên chức) bằng phiếu kín đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm theo trình tự sau:
+ Thông báo tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình công tác, nhận xét ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác đối với nhân sự.
+ Cán bộ, coog chức, viên chức thuộc vụ, đơn vị ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm theo hướng dẫn.
+ Thực hiện việc kiểm phiếu với sự tham gia của đại diện lãnh đạo vụ, đơn vị. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu quyết định.
d) Bước 4: Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm và nhận xét, đánh giá của lãnh đạo, Chi ủy Chi bộ vụ, cục, đơn vị đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm, yêu cầu nhân sự bổ sung lý lịch, kê khai tài sản; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thẩm định về hồ sơ lý lịch theo Quy định số 57 – QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị quy định một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; xác minh về tư cách công dân của nhân sự và gia đình tại nơi cư trú; lấy ý kiến của Thường vụ Đảng ủy cơ quan bằng văn bản về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
đ) Bước 5: Ban Cán sự Đảng họp nghe Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm; phân tích kết quả tổng hợp phiếu tín nhiệm, ý kiến nhận xét của tổ chức có liên quan; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Bí thư Ban cán sự Đảng quyết định.
e) Bước 6: Vụ Tổ chức Cán bộ dự thảo quyết định trình Tổng Thanh tra ký (hoặc ủy quyền ký) quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự.
Vụ Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.
Trong trường hợp không được bổ nhiệm thì thông báo cho nhân sự và lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị biết.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
2.1. Trường hợp nhân sự đang công tác tại các vụ, đơn vị khác thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ:
A) Bước 1: Căn cứ vào nguồn quy hoạch cán bộ của cơ quan thì nhu cầu vị trí lãnh đạo của vụ, đơn vị, Vụ Tổ chức Cán bộ đề xuất nhân sự đề nghị bổ nhiệm báo cáo Tổng Thanh tra, trình Ban Cán sự Đảng thảo luận thống nhất về chủ trương.
b) Bước 2: Căn cứ vào kết luận của Ban cán sự đảng và sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ thực hiện các công việc sau:
+ Bố trí cho đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ công tác;
+ Trao đổi với lãnh đạo vụ, đơn vị nơi nhân sự đang công tác và nơi dự kiến điều động đến; lấy ý kiến nhận xét nhân sự bằng văn bản của lãnh đạo đơn vị và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác.
+ Báo cáo Tổng Thanh tra ý kiến của các vụ, đơn vị.
+ Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra, tiến hành cho cán bộ bổ sung lý lịch, kê khai tài sản; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thẩm định về hồ sơ lý lịch theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị; xác minh về tư cách công dân của nhân sự và gia đình nơi cư trú.
+ Lấy ý kiến tham gia của Thường vụ Đảng ủy cơ quan bằng văn bản về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
c) Bước 3: Ban Cán sự Đảng hợp nghe Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cân phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Bí thư Ban cán sự đảng quyết định.
Bước 4: Vụ Tổ chức Cán bộ dự thảo quyết định trình Tổng thanh tra ký (hoặc ủy quyền ký) quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự
Vụ Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ;
Trong trường hợp không được bổ nhiệm thì thông báo cho nhân sự và lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị biết.
2.2. Trường hợp nhân sự đang công tác ở cơ quan khác (không thuộc Thanh tra Chính phủ)
a) Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu vị trí chức danh bổ nhiệm, Vụ Tổ chức Cán bộ và lãnh đạo vụ, cục, đơn vị đề xuất nguồn nhân sự báo cáo Tổng Thanh tra trình Ban Cán sự Đảng xem xét, thống nhất chủ trương.
b) Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của Ban Cán sự đảng, Vụ Tổ chức Cán bộ tiến hành thực hiện các công việc sau:
+ Bố trí cho đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; trực tiếp thẩm định trình độ, năng lực.
+ Làm việc với cấp ủy, thủ trưởng cơ quan nơi nhân sự đang công tác về nhu cầu tiếp nhận, bổ nhiệm và lấy ý kiến nhận xét; xác minh (lý lịch, trình độ, năng lực…), trao đổi tìm hiểu các vấn đề cần làm rõ liên quan đến nhân sự.
+ Báo cáo Tổng Thanh tra có ý kiến để trao đổi với tập thể lãnh đạo vụ, đơn vị nơi dự kiến bố trí nhân sự; xác minh, kết luận những vấn đề liên quan đến nhân sự mới nảy sinh (nếu có).
C) Bước 3: Ban Cán sự đảng họp nghe Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy trình tiếp nhận bổ nhiệm; ý kiến nhận xét của các tổ chức có liên quan; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Bí thư Ban Cán sự đảng quyết định.
d) Bước 4: Căn cứ kết luận của Ban Cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo văn bản trao đổi với cơ quan nơi nhân sự đang công tác; dự thảo trình Tổng Thanh tra ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm đối với nhân sự.
Vụ Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ;
Trong trường hợp không được bổ nhiệm thì thông báo cho nhân sự và lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị biết.
Điều 10. Trình tự bổ nhiệm đối với chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương
1. Đối với chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc các đơn vị khối hành chính:
1.1. Đối với nguồn nhân sự trong đơn vị:
a) Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu vị trí chức danh bổ nhiệm và đề nghị của các vụ, đơn vị, Vụ Tổ chức Cán bộ báo cáo Tổng Thanh tra, trình Ban Cán sự đảng xin chủ trương, số lượng chức danh cần bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác đối với từng chức danh được bổ nhiệm.
b) Bước 2: Căn cứ vào ý kiến kết luận của Ban Cán sự đảng, và chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với tập thể lãnh đạo, chi ủy vụ, đơn vị lấy phiếu giới thiệu nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm, báo cáo đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra.
c) Bước 3: Căn cứ chỉ đạo của Tổng thanh tra; Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì phối hợp với tập thể lãnh đạo, cấp ủy vụ, đơn vị thảo luận, thống nhất nhận xét, đánh giá nhân sự và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và lao động hợp đồng không xác định thời hạn thuộc vụ, cục, đơn vị (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức, viên chức) bằng phiếu kín đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm theo trình tự sau:
+ Thông báo tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm; tóm tắt lý lịch, quá trình công tác, nhận xét ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác đối với nhân sự.
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc phòng ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm theo hướng dẫn.
+ Thực hiện việc kiểm phiếu với sự tham gia của đại diện lãnh đạo vụ, đơn vị. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét nhưng không phải là căn cứ duy nhất quyết định.
d) Bước 4: Ban Cán sự đảng họp nghe Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo quy trình tiếp nhận bổ nhiệm; phân tích kết quả tổng hợp phiếu tín nhiệm, ý kiến nhận xét của các tổ chức có liên quan; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Bí thư Ban Cán sự đảng quyết định.
e) Bước 6: Vụ Tổ chức Cán bộ dự thảo quyết định trình Tổng thanh tra ký (hoặc ủy quyền ký) quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự
Vụ Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ;
Trong trường hợp không được bổ nhiệm thì thông báo cho nhân sự và lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị biết.
1.2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
a) Trường hợp nhân sự đang công tác tại các vụ, đơn vị khác thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ:
A) Bước 1: Căn cứ vào nguồn quy hoạch cán bộ của cơ quan thì nhu cầu vị trí lãnh đạo của vụ, đơn vị, Vụ Tổ chức Cán bộ đề xuất nhân sự đề nghị bổ nhiệm báo cáo Tổng Thanh tra, trình Ban Cán sự Đảng thảo luận thống nhất về chủ trương.
b) Bước 2: Căn cứ vào kết luận của Ban cán sự đảng và sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ thực hiện các công việc sau:
+ Trao đổi với lãnh đạo vụ, đơn vị nơi nhân sự đang công tác và nơi dự kiến điều động đến; lấy ý kiến nhận xét nhân sự bằng văn bản của lãnh đạo đơn vị và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác. Báo cáo Tổng Thanh tra ý kiến của các vụ, đơn vị và xin ý kiến chỉ đạo.
+ Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra, tiến hành cho cán bộ bổ sung lý lịch, kê khai tài sản; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thẩm định về hồ sơ lý lịch theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị; xác minh về tư cách công dân của nhân sự và gia đình nơi cư trú. Lấy ý kiến tham gia của Thường vụ Đảng ủy cơ quan bằng văn bản về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
c) Bước 3: Ban Cán sự Đảng hợp nghe Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cân phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Bí thư Ban cán sự đảng quyết định.
Bước 4: Vụ Tổ chức Cán bộ dự thảo quyết định trình Tổng thanh tra ký (hoặc ủy quyền ký) quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự.
Vụ Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ;
Trong trường hợp không được bổ nhiệm thì thông báo cho nhân sự và lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị biết.
b) Trường hợp nhân sự đang công tác ở cơ quan khác (không thuộc Thanh tra Chính phủ)
+ Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu vị trí chức danh bổ nhiệm, Vụ Tổ chức Cán bộ và lãnh đạo vụ, cục, đơn vị đề xuất nguồn nhân sự báo cáo Tổng Thanh tra trình Ban Cán sự Đảng xem xét, thống nhất chủ trương.
+ Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của Ban Cán sự đảng, Vụ Tổ chức Cán bộ tiến hành thực hiện các công việc sau: Bố trí cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ gặp nhân sự để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; xác minh (lý lịch, trình độ, năng lực…), xác minh tư cách công dân của nhân sự và gia đình tại nơi cư trú; xác minh,, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
C) Bước 3: Ban Cán sự đảng họp nghe Vụ Tổ chức Cán bộ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện quy trình tiếp nhận bổ nhiệm; ý kiến nhận xét của các tổ chức có liên quan; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Bí thư Ban Cán sự đảng quyết định.
d) Bước 4: Căn cứ kết luận của Ban Cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo văn bản trao đổi với cơ quan nơi nhân sự đang công tác; dự thảo trình Tổng Thanh tra ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm đối với nhân sự.
Vụ Tổ chức Cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ;
Trong trường hợp không được bổ nhiệm thì thông báo cho nhân sự và lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị biết.
2. Đối với chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp:
2.1. Đối với nguồn nhân sự trong đơn vị:
a) Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu vị trí chức danh bổ nhiệm, lãnh đạo đơn vị phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ báo cáo Tổng Thanh tra, trình Ban Cán sự Đảng về chủ trương, số lượng chức danh cần bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác đối với từng chức danh được bổ nhiệm.
b) Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của Ban Cán sự Đảng, nguồn cán bộ quy hoạch, tập thể lãnh đạo, cấp ủy đơn vị lấy phiếu giới thiệu nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm, đề xuất phương án nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự, báo cáo Tổng Thanh tra (qua Vụ Tổ chức Cán bộ).
c) Bước 3: Căn cứ chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ thực hiện các công việc sau:
+ Lấy phiếu tín nhiệm của cán bổ, công chức, viên chức trong phòng nơi nhân sự đang công tác (trừ trường hợp điều động, bổn nhiệm cán bộ từ phòng này sang phòng khác trong cùng đơn vị).
+ Tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm để báo cáo Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cho ý kiến chỉ đạo để tiếp tục triển khai các công việc: yêu cầu nhân sự bổ sung lý lịch, kê khai tài sản; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thẩm định về hồ sơ lý lịch theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị; xác minh về tư cách công dân của nhân sự và gia đình nơi cư trú. Lấy ý kiến tham gia của Thường vụ Đảng ủy cơ quan bằng văn bản về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
d) Bước 4: Tập thể lãnh đạo, chi ủy đơn vị sự nghiệp nghe bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ báo cáo kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm; phân tích kết quả tổng hợp phiếu tín nhiệm, ý kiến nhận xét của các tổ chức có liên quan; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
e) Bước 5: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp báo cáo xin ý kiến của Tổng Thanh tra (qua Vụ Tổ chức Cán bộ) về nhân sự dự kiến bổ nhiệm; quyết định bổ nhiệm đối với nhân sự sau khi có sự đồng ý của Tổng Thanh tra và tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm tại đơn vị.
2.2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác (ngoài đơn vị):
a) Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu vị trí chức danh bổ nhiệm, lãnh đạo đơn vị phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ báo cáo Tổng Thanh tra, trình Ban Cán sự Đảng về chủ trương, số lượng chức danh cần bổ nhiệm và dự kiến phân công công tác đối với từng chức danh được bổ nhiệm.
b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo, chi ủy đơn vị thảo luận, đè xuất phương án nhân sự và nhận xét, đánh giá đối nhân sự báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra (qua Vụ Tổ chức Cán bộ).
c) Bước 3: Căn cứ chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ thực hiện công việc sau:
+ Lấy phiếu tín nhiệm của cán bổ, công chức, viên chức trong phòng nơi nhân sự đang công tác (trừ trường hợp điều động, bổn nhiệm cán bộ từ phòng này sang phòng khác trong cùng đơn vị).
+ Tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm để báo cáo Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp cho ý kiến chỉ đạo để tiếp tục triển khai các công việc: yêu cầu nhân sự bổ sung lý lịch, kê khai tài sản; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thẩm định về hồ sơ lý lịch theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị; xác minh về tư cách công dân của nhân sự và gia đình nơi cư trú. Lấy ý kiến tham gia của Thường vụ Đảng ủy cơ quan bằng văn bản về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.
d) Bước 4: Tập thể lãnh đạo, chi ủy đơn vị sự nghiệp nghe bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ báo cáo kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm; phân tích kết quả tổng hợp phiếu tín nhiệm, ý kiến nhận xét của các tổ chức có liên quan; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết. Trong quá trình thảo luận ý kiến còn khác nhau thì cần phân tích kỹ rồi mới tiến hành biểu quyết. Kết quả được quyết định theo đa số (trên 50%). Trường hợp kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại chuẩn bị tiếp. Trường hợp có ý kiến biểu quyết ngang nhau thì việc chọn nhân sự nào do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
e) Bước 5: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp báo cáo xin ý kiến của Tổng Thanh tra (qua Vụ Tổ chức Cán bộ) về nhân sự dự kiến bổ nhiệm; thảo văn bản trao đổi với cơ quan nơi nhân sự đang công tác, quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm đối với nhân sự sau khi có sự đồng ý của Tổng Thanh tra.
Trường hợp nhân sự đang công tác tại các vụ, đơn vị trong khối hành chính thuộc Thanh tra Chính phủ thì Vụ Tổ chức Cán bộ trinhg Tổng Thanh tra quyết định điều động sang đơn vị sự nghiệp và Thủ trưởng đơn vị quyết định bổ nhiệm theo phân cấp.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm bao gồm:
1. Văn bản đề xuất nhân sự;
2. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW) tự khai được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; Bản kê khai tài sản;
3. Bản sao giấy khai sinh (nếu có), văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…;
4. Bản tự nhận xét đánh giá của nhân sự;
5. Nhận xét của lãnh đạo, cấp ủy đơn vị, Thường vụ đảng ủy cơ quan Thanh tra Chính phủ (nếu có); nhận xét của đại diện chính quyền nơi nhân sự cư trú thường xuyên về tư cách công dân của nhân sự và gia đình;
6. Biên bản tổng hợp, phiếu lấy ý kiến; các văn bản kết luận, xác minh và các văn bản có liên quan (nếu có);
7. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm.
Điều 12. Thời điểm xem xét bổ nhiệm lại
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, không phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
2. Những cán bộ sau khi bổ nhiệm vì những lý do cụ thể như sức khỏe không đảm bảo, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt, không hoàn thành nhiệm vụ… thì các cơ quan tham mưu đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét thay thế kịp thời, không chờ hết hạn giữ chức vụ.
Điều 13. Điều kiện bổ nhiệm lại
1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu về vị trí chức danh bổ nhiệm;
2. Cán bộ, công chức, viên chức:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
b) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy chế này tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại và đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới;
c) Đủ điều kiện để tiếp tục đảm nhậm chức vụ cũ.
Điều 14. Việc bổ nhiệm lại đối với một số trường hợp không đủ thời gian công tác trọn một nhiệm kỳ
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo còn từ đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo còn dưới 02 năm cong tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, thì không thực hiện việc bổ nhiệm lại mà xem xét quyết định kéo dài giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Điều 15. Trình tự bổ nhiệm lại
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;
2. Tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong vụ, đơn vị (nếu là cán bộ lãnh đạo cấp phòng thì lấy ý kiến của cán bộ, công chức trong phòng) tham gia ý kiến, bỏ phiếu tín nhiệm (bằng phiếu kín). Ý kiến tham gia của cán bộ, công chức, viên chức được ghi thành biên bản;
3. Thủ trưởng đơn vị trực tiệp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo nhận xét đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;
4. Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ) lấy ý kiến của chi ủy và tổ dân phố nơi cán bộ, công chức, viên chức cư trú về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình; việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương nơi cư trú, tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá đề xuất của thủ trưởng đơn vị về nhân sự, báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, xem xét, quyết định bổ nhiệm lại;
5. Tổng Thanh tra quyết định bổ nhiệm lại đối với các chức danh lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc lãnh đạo cấp phòng thuộc các đơn vị khối hành chính.
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định bổ nhiệm lại đối với các chức danh lãnh đạo cấp phòng trực thuộc sau khi có ý kiến đồng ý của Tổng Thanh tra.
1. Trong thời gian giữ chức vụ, nếu cán bộ, công chức, viên chức tự xét thấy không đủ điều kiện để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc có nguyện vọng xin từ chức vì lý do khác thì làm đơn xin từ chức gửi vụ, cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức xem xét trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, vieenchwcs xem xét, quyết định.
2. Vụ Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ xin từ chức trình Ban Cán sự Đảng, Tổng Thanh tra hoặc thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp xem xét, quyết định.
Hồ sơ gồm có: Đơn xin từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo; nhận xét của tập thể lãnh đạo vụ, đơn vị có nêu rõ ý kiến cho từ chức; tờ trình về việc xin từ chức.
3. Ban Cán sự Đảng, Tổng Thanh tra xem xét, quyết định chấp thuận đơn xin từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc và lãnh đạo cấp phòng thuộc các đơn vị khối hành chính.
Thủ trường đơn vị sự nghiệp xem xét và quyết định chấp thuận đơn xin từ chức của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng trực thuộc sau khi có ý kiến đồng ý của Tổng Thanh tra.
4. Khi chưa có quyết định chuẩn y đơn từ chức của cấp có thẩm quyền, thì cán bộ, công chức lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
5. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo sau khi từ chức được cơ quan trực tiếp quản lý bố trí công việc khác.
1. Cán bộ, công chưc, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Do nhu cầu công tác.
b) Do sức khỏe không đảm bảo.
c) Do không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
d) Do có sai phạm tuy chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, nhưng không còn uy tín, điều kiện để giữ chức vụ.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và lãnh đạo vụ, cục, đơn vị có trách nhiệm phát hiện và tham mưu đề xuất các trường hợp miễn nhiệm.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm gồm: Bản tự kiểm điêm nhận xét của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo; nhận xét của tập thể lãnh đạo vụ, đơn vị có nêu rõ lý do miễn nhiệm; ý kiến của Thường vụ Đảng ủy cơ quan về việc miễn nhiệm; tờ trình về việc miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Ban Cán sự Đảng, Tổng Thanh tra xem xét, quyết định việc miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc và lãnh đạo cấp phòng thuộc các đơn vị khối hành chính.
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định miễn nhiệm lãnh đạo cấp phòng trực thuộc (sau khi báo cáo và xin ý kiến của Tổng Thanh tra).
1. Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, Vụ trưởng, cục trưởng, thủ trưởng đơn vị chủ động tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các vụ, cục, đơn vị thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề nào chưa rõ, cần sửa đối bổ sung, các vụ, cục, đơn vị phản ánh về Vụ Tổ chức Cán bộ đề báo cáo Tổng Thanh tra xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
- 1 Quyết định 2437/2007/QĐ-TTCP về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công, viên chức lãnh đạo thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2437/2007/QĐ-TTCP về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công, viên chức lãnh đạo thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 1608/TTCP-TCCB năm 2013 hướng dẫn thủ tục thống nhất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 5099/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3 Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4 Quyết định 68/QĐ-TW năm 2007 về Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Luật Thanh tra 2004
- 6 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Công văn 1608/TTCP-TCCB năm 2013 hướng dẫn thủ tục thống nhất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 5099/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo