ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1562/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 21 tháng 5 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 7/11/2018 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
Theo đề nghị của Ban Dân vận Tỉnh ủy cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở tỉnh tại Công văn số 1341-CV/BDVTU ngày 09/5/2020.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An.
Điều 3: Các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh, thành viên Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của UBND tỉnh)
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo
1. Tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh các chương trình kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa IX); Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư, Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI); Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015; Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; các văn bản của Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và kiến nghị đề xuất với Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở trên các loại hình.
5 . Xét và đề nghị UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời nhắc nhở các đơn vị thực hiện chưa tốt.
Điều 2. Nhiệm vụ của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban chỉ đạo
1. Trưởng Ban:
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban chỉ đạo và kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong phạm vi toàn tỉnh.
- Quyết định chương trình kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sau khi có ý kiến của các Phó Trưởng Ban và các thành viên.
- Chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
2. Phó Trưởng Ban Thường trực:
- Chịu trách nhiệm Thường trực điều hành các hoạt động của Ban chỉ đạo theo chương trình kế hoạch đã đề ra.
- Chỉ đạo tổ thư ký soạn thảo, xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chỉ đạo. Khâu nối hoạt động của bộ phận thường trực và các thành viên Ban chỉ đạo.
- Trực tiếp chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo các huyện, thành, thị, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp.
- Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh để báo cáo Trung ương và thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Chủ trì một số cuộc họp Ban chỉ đạo khi được Trưởng Ban ủy quyền.
- Phó Trưởng Ban thường trực kiêm Trưởng Tiểu Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Các Phó Trưởng Ban:
- Giúp Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban thường trực hoàn thành các công việc của Ban chỉ đạo giao.
- Trực tiếp phụ trách những phần việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kết quả công việc được phân công.
- Là Trưởng các Tiểu Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Các thành viên Ban chỉ đạo: Chỉ đạo, kiểm tra và báo cáo kết quả việc thực hiện Quy chế dân chủ tại địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách và ngành, lĩnh vực mình công tác.
1. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt và điều hành các công việc của Ban chỉ đạo. Phục vụ kịp thời yêu cầu của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương.
2. Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Thường xuyên giữ mối liên hệ với các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo, bảo đảm cho Ban chỉ đạo hoạt động thiết thực và có hiệu quả.
3. Ban chỉ đạo thành lập các Tiểu ban theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ để chỉ đạo chuyên sâu việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ theo từng loại hình cơ sở. Các Tiểu ban hoạt động dưới sự điều hành của Thường trực Ban chỉ đạo.
4. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo. Tổ thư ký có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan chuẩn bị các nội dung về chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo, chuẩn bị dự thảo kế hoạch công tác, chương trình nội dung các cuộc họp, giúp Ban chỉ đạo tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp và toàn tỉnh. Thường xuyên báo cáo, đề xuất với Thường trực Ban chỉ đạo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, thực hiện các chương trình kế hoạch đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao. Các thành viên Tổ thư ký được tham dự các kỳ sinh hoạt của Ban chỉ đạo và dự các hội nghị tổng kết chuyên đề về Quy chế dân chủ theo sự phân công của Thường trực Ban chỉ đạo.
Tổ thư ký gồm 01 đồng chí Tổ trưởng kiêm thư ký Tiểu ban chỉ đạo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH; 01 đồng chí tổ viên kiêm thư ký tiểu ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; 01 đồng chí tổ viên kiêm thư ký tiểu ban chỉ đạo Nghị định số 149/2018/NĐ-CP và một số đồng chí ở cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo.
1. Ban chỉ đạo họp 06 tháng 01 lần, khi cần thiết có thể họp bất thường, sinh hoạt chuyên đề với các thành viên hoặc Tiểu ban có liên quan.
2. Chế độ báo cáo của các đồng chí thành viên: định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại địa bàn được phân công phụ trách và kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở ngành, lĩnh vực mình công tác gửi về Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo).
3. Các văn bản phục vụ các cuộc họp của Ban chỉ đạo được gửi cho các thành viên trước ít nhất 3 ngày để bảo đảm cuộc họp có chất lượng.
4. Đồng chí Trưởng ban chủ trì các cuộc họp Ban chỉ đạo. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ và tích cực đóng góp ý kiến. Nếu có lý do không thể dự họp được phải thông báo cho cơ quan thường trực, nếu cử người đi thay thì phải được sự đồng ý của chủ trì cuộc họp.
5. Theo tính chất từng cuộc họp, Ban chỉ đạo có thể mời lãnh đạo các cơ quan hoặc những người có liên quan đến nội dung cuộc họp tham dự và đóng góp ý kiến.
6. Tổ trưởng Tổ thư ký có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp Ban chỉ đạo và biên bản của Hội nghị sơ, tổng kết QCDC ở cơ sở cấp tỉnh.
1. Đối với Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương: Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh thường xuyên giữ mối quan hệ và báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ của tỉnh về Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương một cách đầy đủ, kịp thời theo quy định. Tham gia các cuộc họp do Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương tổ chức. Đối với những nội dung cần thiết và vượt thẩm quyền, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ của tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ Trung ương.
2. Đối với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh làm việc dưới sự lãnh đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Đối với UBND tỉnh: Ban chỉ đạo chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện chương trình công tác.
4. Đối với các huyện, thành, thị, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp: Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
1. Kinh phí hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo được UBND tỉnh cấp qua cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (Ban Dân vận Tỉnh ủy) và các Tiểu Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở dự toán được duyệt. Trong số kinh phí được cấp, cơ quan Thường trực BCĐ trích một phần hỗ trợ cho các đồng chí thành viên BCĐ và tổ thư ký nghiên cứu, đọc tài liệu quy chế dân chủ ngoài giờ, đi kiểm tra cơ sở do làm việc kiêm nhiệm, xây dựng báo cáo, chương trình công tác năm, kế hoạch, đề cương kiểm tra việc thực hiện Quy chế ở cơ sở hàng năm.
2. Phương tiện và điều kiện hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo do cơ quan nơi thành viên Ban chỉ đạo công tác đảm nhiệm; gắn công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế ở cơ sở với công tác chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, thường trực Ban chỉ đạo quyết định một số đợt kiểm tra, chỉ đạo cơ sở theo chuyên đề.
Điều 7. Về việc sử dụng con dấu
1. Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của UBND tỉnh.
2. Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ đạo dùng dấu của Ban Dân vận Tỉnh ủy (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo) để phát hành văn bản và giao dịch công việc.
Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Kế hoạch 97/KH-UBND về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Kế hoạch 181/KH-UBND thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3 Kế hoạch 54/KH-UBND thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4 Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 5 Kết luận 120-KL/TW năm 2016 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 8 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 9 Chỉ thị 10-CT/TW năm 2002 tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Ban Bí thư ban hành
- 10 Chỉ thị 30-CT/TW năm 1998 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành
- 1 Kế hoạch 181/KH-UBND thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Kế hoạch 54/KH-UBND thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3 Kế hoạch 97/KH-UBND về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Hà Giang
- 5 Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền năm 2021 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành