ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1563/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 30 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH PHÚ YÊN (GIAI ĐOẠN 2011-2015)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Văn bản số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (tại Văn bản số 1401/LĐTBXH-TE, ngày 12 tháng 9 năm 2011),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nội vụ, Công an tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH |
CHƯƠNG TRÌNH
BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1563/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh)
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. Mục tiêu tổng quát
Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bạo lực, tạo cơ hội để trẻ em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng cơ hội phát triển cho mọi trẻ em.
II. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống 5%/tổng số trẻ em vào năm 2015, bình quân 1%/năm.
- Mục tiêu 2: phấn đấu có 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.
- Mục tiêu 3: 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Mục tiêu 4: 50% huyện, thành phố, thị xã xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
III. Đối tượng, phạm vi và hoạt động dự án
1. Đối tượng của chương trình: Trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
2. Phạm vi của chương trình: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Thời gian thực hiện chương trình: Từ năm 2011 đến 2015.
IV. Các dự án của Chương trình
1. Dự án truyền thông giáo dục, vận động xã hội (Dự án 1)
a) Mục tiêu của dự án: 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.
b) Phạm vi thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trước mắt ưu tiên ở 5 huyện, thành phố có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
c) Nội dung dự án: Hàng năm, tổ chức các chiến dịch truyền thông và phối hợp với các ban ngành đoàn thể liên quan lồng ghép nội dung truyền thông bảo vệ trẻ em nhằm tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em; nghiên cứu biên soạn sản xuất các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em phù hợp với từng đối tượng và vùng miền nhằm thay đổi hành vi của gia đình, nhà trường. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em có sự tham gia của các thành viên gia đình, giáo viên và trẻ em.
d) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện dự án 2 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương 1 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh 1 tỷ đồng. Bình quân kinh phí thực hiện dự án 1 là 400 triệu đồng/năm.
- Về cơ chế phân bổ kinh phí: 75% hỗ trợ cho các huyện, thành phố, thị xã. Đối với các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương cân đối cấp hỗ trợ thêm kinh phí cho các hoạt động dự án trên địa bàn.
- 25% hỗ trợ cho các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh có liên quan để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án.
e) Cơ quan thực hiện dự án: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
2. Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Dự án 2)
a) Mục tiêu của Dự án: 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh, huyện được nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; 70% cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cấp xã và tình nguyện viên, cộng tác viên ở cấp thôn, buôn được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em.
b) Phạm vi thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
c) Nội dung dự án:
- Khảo sát, điều tra nhu cầu, nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung tập huấn, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng.
- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, dự án về bảo vệ chăm sóc trẻ em, các kỹ năng cơ bản về tiếp xúc và làm việc với trẻ em đối với lực lượng làm công tác trẻ em ở các cấp từ huyện xuống thôn, xóm, cụm dân cư.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan tập huấn chuyên đề về những nội dung liên quan đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong giai đoạn hội nhập.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng đối với đội ngũ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em từ tỉnh xuống cơ sở, đồng thời đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm bổ sung những thiếu sót trong quá trình triển khai để chỉnh sửa, tu bổ hoàn thiện hơn trong giai đoạn tiếp theo.
d) Kinh phí thực hiện dự án: 04 tỷ đồng.
- Ngân sách Trung ương cấp: 2 tỷ 500 triệu đồng, bình quân 500 triệu đồng/năm.
- Ngân sách địa phương cấp: 1 tỷ 500 triệu đồng, bình quân 300 triệu đồng/năm.
Trong đó phụ cấp cộng tác viên làm công tác trẻ em cấp thôn, buôn, khu phố:
590 thôn x 80.000đ/tháng x 60 tháng = 2 tỷ 832 triệu đồng.
- Khảo sát, biên soạn tài liệu, in ấn, và tổ chức các lớp tập huấn, bình quân 223 triệu đồng/năm.
e) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
3. Dự án xây dựng và phát triển Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Dự án 3)
a) Mục tiêu dự án: Xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em bao gồm: Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, Trung tâm công tác xã hội trẻ em tỉnh. Ban điều hành và nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện, Văn phòng tư vấn công tác xã hội trẻ huyện (03 huyện), Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cấp xã, trường học (20 điểm) và xây dựng hoàn thiện mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở thôn, buôn, cụm dân cư.
b) Phạm vi hoạt động của dự án: Lựa chọn 3 huyện đại diện (gồm 1 huyện miền núi, 01 huyện đồng bằng và 01 huyện miền biển).
c) Nội dung của dự án:
- Xây dựng, tham mưu và ban hành các văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, xây dựng các văn bản xác định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, đối tượng trợ giúp và thực hiện chính sách trợ giúp.
- Tổ chức các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em như: Trung tâm công tác xã hội tỉnh, Văn phòng tư vấn cấp huyện và Điểm tư vấn cộng đồng xã, trường học.
- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống cung cấp dịch vụ trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em như bảo đảm sự an toàn cho trẻ em, tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội khác khi có nhu cầu trợ giúp các em cũng như gia đình và cộng đồng, loại bỏ giảm thiểu nguy cơ dẫn đến bị ngược đãi, bóc lột, bạo lực, sao nhãng và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
- Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.
d) Kinh phí thực hiện dự án: 03 tỷ đồng.
- Kinh phí Trung ương cấp: 02 tỷ đồng, bình quân 400 triệu đồng/năm.
- Kinh phí ngân sách tỉnh cấp 01 tỷ đồng, bình quân 200 triệu đồng/năm. Trong đó hỗ trợ Trung tâm công tác xã hội tỉnh: 300 triệu đồng/năm x 5 năm = 1 tỷ 500 triệu đồng.
- Hỗ trợ Văn phòng tư vấn trẻ em huyện: 30 triệu đồng/năm x 5 năm x 3 huyện = 450 triệu đồng.
- Hỗ trợ Điểm tư vấn cộng đồng: 20 điểm x 300 ngàn đồng/năm x 5 năm = 30 triệu đồng.
- Hỗ trợ các hoạt động khác: Bình quân mỗi năm 200 triệu đồng x 5 năm = 1 tỷ đồng.
e) Cơ quan thực hiện Dự án: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
4. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng (Dự án 4)
a) Mục đích của dự án: 80% trẻ khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục hòa nhập và các dịch vụ công cộng; 90% trẻ bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc, hàng năm giảm 10% trẻ em bị xâm hại tình dục, 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp. Giảm tỷ lệ trẻ em lang thang và có nguy cơ lang thang xuống 7/10.000 trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm tiếp xúc với chất độc hại xuống 10/10.000 trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em vi phạm luật pháp xuống 5/10.000 trẻ em.
b) Phạm vi hoạt động dự án:
- Lựa chọn 03 huyện, thành phố, thị xã có đối tượng trẻ em khuyết tật cao.
- Nội dung của dự án: (Gồm 4 mô hình)
* Mô hình thứ 1: Trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, chăm sóc trẻ khuyết tật dựa vào cộng đồng.
- Nội dung hoạt động: Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng cho trẻ khuyết tật; tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Hỗ trợ các em đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp. Thành lập các Trung tâm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật tại các huyện trong dự án; Hỗ trợ trẻ em phẩu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, hỗ trợ cho các em tại các lớp học giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt. Xây dựng mô hình gia đình chăm sóc thay thế cho trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn như nhận con nuôi, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu… Tổ chức các hoạt động tư vấn tham vấn trợ giúp các em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng.
Đào tạo các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình khỏi bị ngược đãi, xâm hại và bóc lột, kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng. Trong trường hợp bị bạo lực bị xâm hại tình dục ở gia đình, nơi lao động có thể trợ giúp chuyển gửi khi cần thiết và kết nối các dịch vụ khác, kể cả trường hợp phải tách trẻ em tạm thời ra khỏi gia đình, cha mẹ, tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế…; tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình trẻ khuyết tật, trẻ em làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm.
- Địa điểm thực hiện: Tập trung vào 03 huyện được chọn.
- Kinh phí thực hiện mô hình 1: 02 tỷ đồng, bình quân 400 triệu đồng/năm;
trong đó ngân sách Trung ương 1,7 tỷ đồng, ngân sách địa phương 300 triệu đồng.
* Mô hình thứ 2: Duy trì nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.
- Nội dung hoạt động: Tổ chức các lớp đào tạo về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình và các bạn khỏi bị ngược đãi, xâm hại và bóc lột, kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng. Trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia. Tổ chức trợ giúp trẻ em có đời sống khó khăn, trợ giúp trẻ em hồi gia, giúp các em tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trợ giúp các dịch vụ y tế khi cần thiết.
Tổ chức các lớp hướng nghiệp, dạy nghề và trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động và tiếp cận các dịch vụ xã hội khác dành cho đối tượng trẻ em trên. Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, trong trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục ở gia đình, nơi lao động có thể trợ giúp chuyển gởi khi cần thiết và kết nối các dịch vụ trợ giúp khác, kể cả trường hợp phải tách trẻ em tạm thời ra khỏi gia đình cha mẹ, tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế phù hợp. Trợ giúp gia đình chăm sóc thay thế lần đầu khi mới nhận trẻ. Hỗ trợ gia đình đối tựơng trẻ em trên vay vốn sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống, duy trì mô hình quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng. Tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm, tham quan học tập rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình. Tổ chức các hoạt động khác phù hợp theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
- Địa bàn thực hiện: Lựa chọn 3 huyện có đối tượng trẻ em lang thang cao và mỗi huyện lựa chọn 3 xã.
- Kinh phí thực hiện mô hình 2: 02 tỷ đồng, bình quân 400 triệu đồng/năm; Trong đó ngân sách Trung ương 01 tỷ 500 triệu đồng, ngân sách tỉnh 500 triệu đồng.
* Mô hình thứ 3: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực dựa vào cộng đồng.
- Nội dung hoạt động: Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khỏe cho trẻ em bị xâm hại tình dục. Tổ chức đào tạo về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình và các bạn khỏi bị xâm hại tình dục và bạo lực, kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng. Tổ chức các hoạt động tư vấn tham vấn tại gia đình, cộng đồng để vận động trẻ tạo điều kiện cho trẻ hội nhập. Tổ chức trợ giúp trẻ em về đời sống khó khăn, trợ giúp các dịch vụ y tế khi cần thiết.
Trợ giúp các lớp hướng nghiệp, dạy nghề và trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động và tiếp cận các dịch vụ xã hội khác dành cho trẻ em. Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trong trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục ở gia đình, nơi lao động có thể trợ giúp chuyển gởi khi cần thiết và kết nối các dịch vụ trợ giúp khác, kể cả trường hợp phải tách trẻ em tạm thời ra khỏi gia đình cha mẹ đẻ, tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế, trợ giúp gia đình chăm sóc thay thế lần đầu khi mới nhận trẻ. Tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm, tham quan học tập rút kinh nghiệm, triển khai và nhân rộng mô hình. Tổ chức các hoạt động khác theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
- Địa bàn thực hiện: Lưạ chọn 02 huyện và 6 xã nơi là điểm nóng của đối tượng trẻ em trên.
- Kinh phí thực hiện mô hình thứ 3: 01 tỷ 500 triệu đồng; bình quân 300 triệu đồng/năm; Trong đó kinh phí Trung ương hỗ trợ: 01 tỷ đồng, ngân sách địa phương 500 triệu đồng.
* Mô hình thứ 4: Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật dụa vào cộng đồng.
- Nội dung hoạt động: Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khỏe cho trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Xây dựng các câu lạc bộ trợ giúp đối tượng trẻ em trên, các điểm trợ giúp ở khu dân cư trợ giúp trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên nhiệt tình làm nòng cốt cho chiến dịch trợ giúp trẻ em vi phạm pháp luật ở địa phương, thông qua đó giáo dục vận động các em tái hòa nhập cộng đồng. Tổ chức các lớp hướng nghiệp, dạy nghề cho các em đồng thời hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ giúp vốn ban đầu cho các em hoặc gia đình các em, tạo mọi điều kiện để các em có sinh kế ổn định. Xây dựng tài liệu tập huấn (Các kiến thức về tâm lý của trẻ vị thành niên, các quy định của luật pháp liên quan đến quyền được bảo vệ của trẻ em thuộc các lĩnh vực hình sự, hành chính…). Tổ chức tập huấn cho 5 nhóm đối tựơng thuộc địa bàn thí điểm gồm: cán bộ chủ chốt (lãnh đạo Đảng, chính quyền, Công an, Lao động-TBXH, Tư pháp, Đoàn thanh nhiên, Hội phụ nữ), cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ, thầy cô giáo, các tình nguyện viên, cộng tác viên và trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm, tham quan học tập rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình. Tổ chức các hoạt động khác tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
- Địa bàn hoạt động: Chọn thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu là điểm nóng nơi có nhiều trẻ em vi phạm pháp luật trong các năm qua.
- Kinh phí thực hiện mô hình 4: 01 tỷ 500 triệu đồng, bình quân 300 triệu đồng/năm; trong đó kinh phí Trung ương hỗ trợ: 01 tỷ đồng, ngân sách địa phương 500 triệu đồng.
c) Tổng hợp kinh phí dự án 4: 07 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương: 05 tỷ 200 triệu ồng, ngân sách địa phương 01 tỷ 800 triệu đồng, cụ thể:
- Mô hình thứ nhất: 02 tỷ đồng (Trong đó ngân sách Trung ương 1,7 tỷ đồng; ngân sách địa phương 300 triệu đồng);
- Mô hình thứ hai: 02 tỷ đồng (Trong đó ngân sách Trung ương 1,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 500 triệu đồng);
- Mô hình thứ ba: 1,5 tỷ đồng (Trong đó ngân sách Trung ương 01 tỷ đồng; ngân sách địa phương 500 triệu đồng);
- Mô hình thứ 4: 1,5 tỷ đồng (Trong đó ngân sách Trung ương 01 tỷ đồng; ngân sách địa phương 500 triệu đồng). d) Cơ quan thực hiện dự án:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện mô hình 1, 2 và 3.
Ngành Công an phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện mô hình 4.
5. Dự án nâng cao hiệu quả quản lý về bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Dự án 5)
a) Mục tiêu của dự án: Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo hướng thân thiện với trẻ em, tăng cường phòng ngừa, bảo vệ trẻ em một cách toàn diện. Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ chăm sóc trẻ em làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em và công ước quốc tế về quyền trẻ em.
b) Nội dung dự án:
- Xây dựng hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống chỉ số đánh giá, giám sát quyền trẻ em phục vụ quản lý theo hướng mở, thiết thực hoàn thiện chế độ theo dõi ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành theo hai hệ thống liên kết. Hệ thống dự liệu trẻ em tại cộng đồng và hệ thống dự liệu dịch vụ công về trẻ em.
- Xây dựng phần mềm xử lý, lưu trữ thông tin, số liệu liên quan trẻ em trên toàn tỉnh xây dựng cơ chế thu thập xử lý số liệu, nhập tin và cung cấp số liệu cho các cơ quan liên quan.
- Tổ chức thu thập số liệu ngành Lao động-Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan để thành lập hệ thống thông tin liên ngành phục vụ cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Tổ chức các đợt kiểm tra nhằm hỗ trợ cho cán bộ cơ sở trong việc thu thập số liệu, cập nhật thông tin vào sổ ghi chép ban đầu; điền thông tin vào phiếu đánh giá nguy cơ, nâng cao năng lực thẩm định và xác minh xử lý thông tin, số liệu.
c) Kinh phí thực hiện dự án 5: 01 tỷ 500 triệu đồng, bình quân 300 triệu đồng/năm; trong đó kinh phí Trung ương 01 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 500 triệu đồng. d) cơ quan thực hiện dự án: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
V. Kinh phí thực hiện Chương trình
- Kinh phí thực hiện Chương trình chủ yếu từ nguồn vốn cấp của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
- Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 17 tỷ 500 triệu đồng; trong đó ngân sách Trung ương: 11 tỷ 700 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 05 tỷ 800 triệu đồng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thẩm định theo quy định để đảm bảo tiến độ thực hiện đạt hiệu quả.
NHU CẦU KINH PHÍ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN THEO DỰ ÁN VÀ NGUỒN
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT | Dự án | Tổng kinh phí | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | Nguồn huy động khác | Ghi chú |
1 | Dự án 1 | 2 | 1 | 1 | - |
|
2 | Dự án 2 | 4 | 2,5 | 1,5 | - |
|
3 | Dự án 3 | 3 | 2 | 1 | - |
|
4 | Dự án 4 | 7 | 5,2 | 1,8 | - |
|
| Mô hình 1 | 2 | 1,7 | 0,3 | - |
|
| Mô hình 2 | 2 | 1,5 | 0,5 | - |
|
| Mô hình 3 | 1,5 | 1 | 0,5 | - |
|
| Mô hình 4 | 1,5 | 1 | 0,5 | - |
|
5 | Dự án 5 | 1,5 | 1 | 0,5 |
|
|
| Tổng cộng | 17, 5 | 11,70 | 5,8 | - |
|
NHU CẦU KINH PHÍ CHIA THEO NĂM VÀ NGUỒN
Đơn vị tính: tỷ đồng
| Kinh phí | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Dự án 1 | 2 | 0,5 | 0,5 | 0,3 | 0,3 | 0,4 |
Trung ương | 1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Địa phương | 1 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Dự án 2 | 4 | 1 | 1 | 0,7 | 0,7 | 0,6 |
Trung ương | 2,5 | 0,7 | 0,6 | 0,5 | 0,4 | 0,3 |
Địa phương | 1,5 | 0,4 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,2 |
Dự án 3 | 3 | 0,6 | 0,6 | 0,6 | 0,6 | 0,6 |
Trung ương | 02 | 0,4 | 0,4 | 0,4 | 0,4 | 0,4 |
Địa phương | 01 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Dự án 4 | 7,0 | 1,5 | 1,4 | 1,3 | 1,3 | 1,5 |
Trung ương | 5,2 | 1,1 | 1 | 1 | 1 | 1,1 |
Địa phương | 1,8 | 0,4 | 0,35 | 0,35 | 0,35 | 0,35 |
Dự án 5 | 1,5 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,3 |
Trung ương | 1,0 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Địa phương | 0,5 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
Tổng kinh phí/năm | 17,5 | 3,9 | 3,8 | 3,2 | 3,2 | 3,4 |
VI. Giải pháp thực hiện
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra các các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Kiện toàn bộ máy làm công tác trẻ em từ tỉnh xuống cơ sở, đồng thời nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác bảo chăm sóc vệ trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em, đưa mục tiêu bảo vệ chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương cở sở.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ chăm sóc trẻ em trong toàn xã hội.
3. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em có chất lượng, tăng cường công tác xã hội hóa và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan để tổ chức các hoạt động bảo vệ trẻ em.
4. Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, tổ chức huy động, lồng ghép hiệu quả các nguồn lực khác trong cộng đồng để thực hiện các chương trình, mục tiêu bảo vệ chăm sóc trẻ em, ưu tiên cho địa phương có nhiều trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.
VII. Hiệu quả và tác động
1. Hiệu quả:
- Chương trình sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu số lương trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, giảm thiểu tốc độ gia tăng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tạo cơ hội cho mọi trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức, đạo đức và xã hội, góp phần duy trì sự bình yên và hạnh phúc cho các gia đình, giảm bớt bức xúc trong xã hội có liên quan đến ngược đãi, xâm hại và bóc lộc trẻ em.
- Giảm thiểu tiến đến loại bỏ các nguy cơ dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc gây tổn hại cho trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ có nguy cơ cao.
- Tiết kiệm chi phí xã hội trong việc chi tiêu xử lý các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai, các nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư cho phát triển trẻ em nói chung, cho phát triển mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hôm nay nói riêng 1 đồng thì 10 năm sau tiết kiệm ít nhất 10 đồng.
- Chương trình sẽ góp phần nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội và chính trẻ em về thực hiện các quyền trẻ em, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ và nhóm trẻ em nghèo.
- Tạo môi trường pháp lý và hành chính thuận lợi cho việc phát triển thiết lập các dịch vụ an sinh bảo vệ trẻ em một cách cơ bản bền vững.
2. Tác động:
- Chương trình thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em tốt hơn, nhất là quyền được bảo vệ, được bảo đảm an toàn.
- Chương trình được thực hiện tốt giữa nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo với các nhóm trẻ em em khác.
- Chương trình góp phần quan trọng vào vệc xây dựng nguồn lực có chất lượng tốt hơn trong tương lai, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Chương trình thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em, đặc biệt tạo cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp đồng bộ, hiệu quả.
VIII. Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các ngành, đơn vị và hội đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện và điều phối phù hợp các hoạt động của Chương trình; tổ chức triển khai các nội dung dự án đã được phân công trong Chương trình này theo quy định; nghiên cứu, đề xuất hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; tổ chức kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo UBND tỉnh; tổ chức tổng kết Chương trình vào cuối năm 2015.
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành Trung ương xây dựng kế hoạch chi tiết và có lộ trình cụ thể phù hợp để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án của Chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt hiệu quả.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nội dung dự án của Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015.
2. Sở Tư pháp tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác khai sinh cho trẻ em; tổ chức thực hiện các nội dung dự án đã được phân công.
3. Công an tỉnh lồng ghép hiệu quả việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 với Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011-2015; tổ chức triển khai thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình này.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và phát triển dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, đảm bảo biên chế về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi sản xuất, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực đối với trẻ em.
8. Sở Y tế chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; nghiên cứu thực hiện thí điểm 01 số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối phân bổ kinh phí phù hợp cho các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; hướng dẫn việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
10. Sở Tài chính cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ tình hình ngân sách, cân đối bố trí kinh phí phù hợp để đảm bảo thực hiện chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan và địa phương; chủ trì hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định.
11. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp với Chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép hiệu quả với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành; tiếp tục xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo và chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để đảm bảo Chương trình đạt hiệu quả; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn và các đơn vị hội, đoàn thể liên quan phối hợp tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và hội, đoàn thể tỉnh triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chương trình này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo giải quyết phù hợp./.
- 1 Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 2033/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 3 Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2011 về chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4 Quyết định 842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Quyết định 923/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6 Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7 Công văn 637/LĐTBXH-BVCSTE về xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 267/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8 Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2011 về chương trình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2 Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3 Quyết định 923/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4 Quyết định 842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Quyết định 2033/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 6 Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020