ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1570/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 06 tháng 6 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch;
Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 395/TTr-CAT(PA81) ngày 19/02/2016,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Giao Công an tỉnh có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và báo cáo việc triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 06/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Bình Thuận là tỉnh cực nam vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy, có đảo Phú Quý nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Đây là nơi có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch như: có nhiều thắng cảnh biển, đảo, hồ, đập; nhiều di tích lịch sử, văn hóa; hàng năm có một số lễ hội được tổ chức; là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao. Nhờ có lợi thế này mà Bình Thuận đã thu hút được ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đến nay du lịch phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cụ thể là: Năm 2011, Bình Thuận đã thu hút 2,8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 300 nghìn lượt, doanh thu từ du lịch đạt 3.389 tỷ đồng, đến năm 2015 thu hút 4,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 455 nghìn từ 163 quốc gia và vùng lãnh thổ nghỉ dưỡng với thời gian lưu trú bình quân 3,35 ngày/khách, doanh thu từ du lịch 7.642 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2011. Hoạt động du lịch đã giải quyết việc làm cho hơn 11.000 lao động gián tiếp, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương đồng thời tạo môi trường giao lưu văn hóa trong và ngoài nước, mang đến nhiều thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận, tại các địa bàn, tuyến, điểm du lịch nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến an ninh trật tự như: Tệ nạn về ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp giật, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, tai nạn tại các bãi tắm, ô nhiễm môi trường,…; tội phạm xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa bàn, tuyến, điểm du lịch hoạt động với tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn. Nhiều đối tượng lợi dụng du lịch đã tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Những nhân tố trên đã và đang tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường du lịch tại địa phương.
Trong xu thế toàn cầu hóa những vấn đề khủng bố, xung đột sắc tộc tôn giáo, an toàn hàng không, an toàn hàng hải, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… đã và đang tạo ra những phức tạp mới về an ninh trật tự trong hoạt động du lịch, đặt ra thách thức rất lớn đối với ngành du lịch. Điển hình như: Khủng bố tại bãi biển Tunisia ngày 26/6/2015; vụ đánh bom ở Thái Lan ngày 17/8/2015; dịch bệnh Mers Cov bùng phát ở Hàn Quốc 5/2015; lũ lụt ở Quảng Ninh xảy ra vào tháng 7/2015; đang diễn ra dịch bệnh Zika. Những sự kiện này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc tăng cường cảnh giác, giám sát và các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân, du khách cũng như cơ sở lưu trú tại các địa bàn du lịch.
Thời gian qua, mặc dù công tác đảm bảo an ninh an toàn trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Thuận đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Song việc đảm bảo an ninh trật tự vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; công cuộc phòng chống tội phạm ở các địa bàn du lịch chưa được đẩy mạnh bởi nguồn lực có hạn. Vì vậy việc triển khai đề án “Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận” là cần thiết nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong du lịch; xây dựng môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, thân thiện, văn minh; thúc đẩy du lịch Bình Thuận phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận.
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005;
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm trật tự trị an, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo”;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;
- Công văn số 4297/BVHTTDL-TTr ngày 15/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đảm bảo điều kiện môi trường du lịch;
- Công văn số 64/ĐK:HT ngày 15/8/2013 của Tổng cục An ninh II - Bộ Công an về đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch;
- Kế hoạch số 03/TCDL ngày 19/8/2004 của Tổng cục Du lịch về phòng chống khủng bố của ngành du lịch;
- Công văn số 1712/BVHTTDL-TCDL ngày 13/5/2013 của Tổng cục Du lịch về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch;
- Công văn số 473/TCDL-LH ngày 16/5/2014 của Tổng cục Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách;
- Công văn số 1677/UBND-VXDL ngày 19/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc xây dựng đề án “Đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận”;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Căn cứ thực tiễn
- Môi trường du lịch của tỉnh chưa thực sự lành mạnh: An ninh du lịch còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, hoạt động gây rối, chống phá của các thế lực thù địch thông qua con đường du lịch còn diễn ra tại nhiều nơi, nhiều địa phương với hình thức ngày càng tinh vi, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là các thế lực thù địch bên ngoài luôn triệt để lợi dụng du lịch để tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2011 đến năm 2015, có 1.977 nghìn lượt khách quốc tế đến địa phương tham quan du lịch, trong đó đã phát hiện nhiều trường hợp thông qua con đường du lịch đã đi sâu tìm hiểu, thu thập tin tức tình hình kinh tế xã hội tại địa phương, tuyên truyền phát triển đạo trái phép, tán phát tài liệu phản động, tác động vào vùng đồng bào dân tộc gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân,… Bên cạnh đó, tình hình chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp đã tác động trực tiếp đến công tác đảm bảo an ninh và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch tại địa phương. Điển hình như: Vụ việc gây rối, đập phá cơ sở kinh doanh của người Trung Quốc, Đài Loan tại Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 xảy ra trong tháng 5/2014; vụ người dân chặn xe Quốc lộ 1A tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong trong các ngày 14,15/4/2015 đã tác động ảnh hưởng đến các khu du lịch, làm sụt giảm lượng khách đến du lịch tại Bình Thuận; cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga xảy ra từ năm 2013 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư, hiệu quả kinh doanh của các tuyến du lịch Phú Hài - Mũi Né, Tiến Thành - Tân Thành. Những sự kiện này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc tăng cường cảnh giác, giám sát và các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, người dân cũng như cơ sở lưu trú tại các địa bàn du lịch.
Tình hình trật tự xã hội trên địa bàn còn diễn biến phức tạp. Từ năm 2011 đến năm 2015, số án trật tự xã hội xảy ra tuy có giảm về số lượng nhưng mức giảm chưa nhiều, trong khi đó trọng án có xu hướng tăng (2011 có 52 vụ, 2012: 68 vụ, 2013: 81 vụ, 2014: 63 vụ và năm 2015 là 56). Tình hình ma túy không tăng về số vụ án nhưng tăng về số lượng con nghiện. Năm 2011 có 133 án ma túy, 734 đối tượng nghiện, đến năm 2015 là 120 án và 1.732 đối tượng nghiện. Các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm còn xảy ra thường xuyên. Tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp, riêng năm 2015 đã xảy ra 677 vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh làm chết 223 người, bị thương 632 người. Tình hình trộm cắp, cướp giật tài sản thường xuyên xảy ra (năm 2011 có 52 vụ, 2012: 47, 2013: 39, 2014: 36 và năm 2015 là 40 vụ). Hiện tượng mất trật tự trong kinh doanh du lịch như tranh mua, tranh bán, cò mồi, ép giá, chèo kéo, đeo bám khách du lịch, xin ăn, bán vé số, bán hàng rong chưa được giải quyết triệt để.
Vấn đề ô nhiễm môi trường còn tiềm ẩn nhiều vấn đề từ các hoạt động sản xuất, chế biến, khai thác, xả rác, xả thải, xử lý không đúng quy định đã làm ảnh hưởng mỹ quan, giảm đi giá trị hấp dẫn vốn có của các điểm du lịch. Tình trạng mất an toàn tại các bãi tắm, khu vui chơi du lịch còn xảy ra nghiêm trọng với tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 8 đến 10 vụ tai nạn du khách, đặc biệt là du khách chết do đuối nước trong quá trình tắm biển thường xuyên xảy ra. Văn hóa du lịch chưa bền vững, nhiều bất cập; chất lượng các dịch vụ cũng còn nhiều vấn đề. Thực trạng này đã trở thành mối quan ngại cho sự an toàn của du khách khi đến Bình Thuận thăm quan, du lịch.
- Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch chưa được đặt ra đúng mức, còn nhiều tồn tại, bất cập: Lực lượng làm công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch còn hạn chế; sự phối kết hợp giữa các ngành liên quan về đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch chưa chặt chẽ; nhận thức của doanh nghiệp, du khách, dân cư về đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội chưa đầy đủ; các biện pháp giải quyết chưa triệt để, chưa có chế tài mạnh.
- Thực tiễn trên cả nước đã có 4 tỉnh, thành phố xây dựng Đề án an ninh du lịch và triển khai có hiệu quả: Đề án“Đảm bảo an ninh trật tự - trị an tại các điểm tham quan du lịch và các bãi tắm” theo Quyết định số 6308/2002/QĐ-UB ngày 06/8/2002 và Chỉ thị số 39/2002/CT-UB của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Đề án “Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch và địa bàn du lịch tỉnh Khánh Hòa” theo Công văn số 1145/UB ngày 22/4/2003 của UBND tỉnh Khánh Hòa; Đề án“Công tác đảm bảo an ninh du lịch” theo Công văn số 2179/ĐA-BCĐ ngày 16/6/2003 của UBND thành phố Đà Nẵng; Đề án “Đảm bảo trật tự an toàn xã hội cho các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020” theo Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 6/11/2013 của UBND thành phố Nha Trang. Sau khi các đề án triển khai, tình hình ANTT trong hoạt động du lịch tại các địa phương trên có bước chuyển biến rõ nét, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh an toàn trong hoạt động du lịch được nâng lên, hoạt động du lịch sôi động.
- Việc đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Thuận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của chính quyền; trong đó Công an đóng vai trò là lực lượng nòng cốt, thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
- Việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong hoạt động du lịch nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững; đồng thời phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch với phương châm “Chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính”; phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân và các đơn vị kinh doanh du lịch cùng tham gia; tăng cường vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các sở, ban, ngành có liên quan.
4.1. Mục tiêu chung
Xây dựng môi trường du lịch Bình Thuận an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh, góp phần xây dựng hình ảnh Bình Thuận - là điểm đến an toàn, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển hấp dẫn của quốc gia và quốc tế.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2016 - 2020:
- Nâng cao nhận thức của xã hội về đảm bảo an ninh, an toàn du lịch
Tạo đột phá trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp, ngành và quần chúng nhân dân về công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch; về trách nhiệm xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, ứng xử văn minh đối với du khách; xây dựng và giữ vững hình ảnh đẹp, thương hiệu của du lịch Bình Thuận trong mắt du khách.
- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch
+ Phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, với sự tham gia nòng cốt, tích cực của các cấp, ngành, địa phương đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch, đạt được mục tiêu xây dựng Bình Thuận là điểm đến An toàn - Thân thiện - Chất lượng.
+ Xây dựng, bổ sung chính sách quản lý nhà nước về an ninh, an toàn du lịch phù hợp, chặt chẽ, linh hoạt đảm bảo phát huy hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên du lịch của địa phương, tận dụng cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế, tạo bước phát triển đột phá cho ngành du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
+ Hình thành lực lượng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thực thi pháp luật, phòng chống tội phạm đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, người dân và cơ sở lưu trú.
- Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch
+ Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, đảm bảo an ninh nội bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn cho dân cư, du khách và các hoạt động du lịch hợp pháp trên địa bàn tỉnh.
+ Ứng phó hiệu quả với các tình huống phức tạp về an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch, không để bị động bất ngờ ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
+ Giải quyết cơ bản các tệ nạn xã hội, tình trạng mất an toàn tại các địa bàn, tuyến, điểm du lịch.
Chỉ tiêu đến năm 2020 giảm 90% trên tất cả các mặt về trật tự xã hội.
Định hướng đến năm 2030: Kiềm chế đến mức thấp nhất các loại tội phạm, tệ nạn xã hội cũng như các hiện tượng tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa bàn du lịch, góp phần xây dựng Bình Thuận là điểm đến du lịch an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh.
5. Phạm vi và thời gian thực hiện đề án
- Phạm vi của đề án: Triển khai thực hiện trên tất cả các địa bàn của tỉnh có hoạt động du lịch. Trong đó, chú trọng vào các địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh Bình Thuận: Thành phố Phan Thiết, Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong, Phú Quý.
- Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn năm 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tập trung vào những nội dung sau:
1.1. Đảm bảo an ninh trong hoạt động du lịch
Đảm bảo an ninh trong hoạt động du lịch là việc giữ vững sự ổn định các hoạt động du lịch hợp pháp; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của du lịch, bao gồm:
- Đảm bảo an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh nội bộ của các đơn vị, tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ quan, đơn vị liên quan đến du lịch như: Các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, công ty vận tải, cơ sở ăn uống, trung tâm vui chơi giải trí, các liên doanh, hợp tác về du lịch và các cơ quan, đoàn thể liên quan … không để thế lực bên ngoài lợi dụng hoạt động du lịch để phá hoại kinh tế, chuyển hóa chính trị, tư tưởng trong nội bộ các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Đảm bảo an ninh cho các khu du lịch, tuyến du lịch, an ninh ở các địa bàn du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh…; phòng ngừa các đối tượng du khách lợi dụng du lịch truyền đạo trái phép, phát tán tài liệu phản động, hoạt động sai mục đích, vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia.
- Đảm bảo an ninh văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc của địa phương; bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn của tỉnh. Đảm bảo an ninh con người trong ngành du lịch, không để bị lôi kéo, mua chuộc, tham gia vào các tổ chức phản động, xâm phạm an ninh quốc gia.
- Đảm bảo an ninh trong các dự án đầu tư nước ngoài về du lịch, an ninh tại các điểm du lịch, khu du lịch, địa bàn du lịch; phòng ngừa thế lực bên ngoài tổ chức xây dựng căn cứ, tập hợp lực lượng chống phá.
- Đảm bảo an ninh thông tin phòng ngừa tác động lôi kéo qua Internet, điện thoại để kích động biểu tình bạo loạn; phòng chống khủng bố tại bến xe, nhà ga, sân bay, cảng biển và các địa bàn du lịch trọng điểm, quản lý chặt các hoạt động mua bán, vận chuyển vũ khí, chất cháy, vật liệu nổ.
- Đảm bảo an ninh các sự kiện, lễ hội truyền thống, phi truyền thống mang tầm quốc gia và quốc tế tổ chức tại địa phương; kịp thời ngăn chặn các hoạt động phá hoại làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch.
- Đảm bảo thực hiện đúng chủ trương chính sách về lưu trú, lữ hành và các hoạt động du lịch khác; chủ động nắm tình hình các hoạt động lưu trú, các hoạt động lữ hành nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời sai phạm của du khách và doanh nghiệp trong các hoạt động lưu trú, lữ hành.
- Quản lý chặt chẽ các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty du lịch nước ngoài tại Việt Nam; du khách nước ngoài đến Việt Nam theo đúng quy định pháp luật. Đặc biệt phải chú ý đến đối tượng du khách nước ngoài đi tự do, du khách đi trong ngày, đến thăm quan các địa bàn, mục tiêu trọng điểm, nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
- Phát hiện, xử lý các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch như: Du lịch trái phép, vi phạm Luật xuất nhập cảnh, Luật cư trú, vi phạm các quy định cấm ở các địa bàn du lịch nhạy cảm (liên quan đến an ninh quốc phòng)… đảm bảo yêu cầu về đối nội, đối ngoại.
- Đảm bảo trật tự xã hội, trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng chống, trấn áp các loại tội phạm như cướp giật, trộm cắp, ma túy, lừa đảo, tội phạm có tổ chức, tội phạm quốc tế...; bài trừ các tệ nạn xã hội như ma túy, hút chích, rượu chè, mại dâm, cờ bạc, cá độ, lô đề…
1.2. Đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch
Đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch là làm cho các hoạt động du lịch được diễn ra bình thường, thuận lợi, không xảy ra các sự cố nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của du khách, tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch, không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên - xã hội, cộng đồng dân cư trên địa bàn du lịch. Theo đó, việc đảm bảo an toàn trong du lịch phải tập trung giải quyết những nội dung sau:
- Bảo vệ những hoạt động du lịch hợp pháp, những lợi ích chính đáng của du khách và người dân; bảo vệ những giá trị, lợi ích quốc gia có liên quan đến du lịch (giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc, …).
- Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của du khách, dân cư; bảo vệ an toàn cơ sở vật chất của các đơn vị kinh doanh du lịch; bảo vệ an toàn các công trình du lịch, thể thao biển, khu du lịch, tuyến điểm du lịch; bảo vệ an toàn hồ đập, khu sinh thái rừng, khu bảo tồn biển; bảo vệ tài sản của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến du lịch.
- Phòng chống cháy nổ và cứu hộ, cứu nạn; phòng chống dịch bệnh, thiên tai và cấp cứu, cứu thương; tôn tạo và giữ gìn môi trường du lịch trong sạch, văn minh.
- Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn vận tải hành khách, đảm bảo hệ thống chiếu sáng, phân luồng, phân tuyến, kẻ vạch giao thông tại các tuyến điểm du lịch, không để lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, không để xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.
- Xử lý triệt để các tệ nạn, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trên địa bàn, tuyến, điểm trọng điểm về du lịch; không có tranh chấp trong mua bán dịch vụ du lịch, không tranh giành khách, cò mồi, ép giá; không có bán hàng rong, ăn xin chèo kéo, đeo bám du khách; không phóng uế, xả thải bừa bãi…ở các khu, điểm du lịch công cộng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các khu, điểm du lịch; không kinh doanh, mua bán hải, đặc sản địa phương kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Đảm bảo an toàn các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách; an toàn cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch - thể thao biển như bơi biển, bơi hồ, lặn biển, lướt sóng, dù lượn,…
- Thể hiện tốt quy tắc văn hóa ứng xử trong giao tiếp với du khách, vận chuyển hành khách, kinh doanh dịch vụ du lịch và trong giải quyết, xử lý các tình huống không để xảy ra khiếu nại, phản ánh gây bất bình của du khách; hỗ trợ thông tin du khách.
- Đảm bảo an toàn trong xây dựng, thực hiện đúng thiết kế, quy hoạch; đảm bảo an toàn trong lao động, giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động.
- Xây dựng lực lượng sẵn sàng giải quyết các vấn đề về an ninh, an toàn đáp ứng nhu cầu nhanh nhạy trong quá trình xử lý.
2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
Đây là giải pháp mang tính nguyên tắc tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch. Cụ thể là:
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch; các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch.
- Xây dựng và ban hành các quy định, tiêu chuẩn về an ninh, an toàn và quy tắc ứng xử tại các địa bàn du lịch, khu du lịch, các tuyến, điểm du lịch; quy định an ninh, an toàn trong các doanh nghiệp du lịch.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan đến đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch.
2.2. Nhóm giải pháp thông tin, truyền thông và giáo dục
Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch. Cụ thể là:
- Tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin cho người dân, du khách, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các nguy cơ đe dọa đến an ninh, an toàn trong du lịch.
- Phát triển các chương trình chủ động và giáo dục cho dân cư, du khách, việc tuân thủ nghiêm túc pháp luật và các quy định về an ninh trật tự, an toàn trong du lịch.
- Xây dựng và phổ biến các chương trình giáo dục an ninh, an toàn và đào tạo cho cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch để họ có thể đưa ra thông tin chính xác cho du khách về tình hình an ninh, an toàn tại các điểm du lịch, có thể xử lý khi tình huống mất an ninh, an toàn xảy ra.
- Tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; thực hiện chương trình tình nguyện, chương trình giáo dục về phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, xóa bỏ tệ nạn xã hội; xây dựng và giữ gìn môi trường lành mạnh, an ninh, an toàn, văn minh; văn hóa ứng xử đối với du khách.
- Cung cấp thông tin chính xác cho các lực lượng chức năng về tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch; tình hình du khách đến tham quan các khu du lịch, điểm du lịch; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn du lịch. Công khai danh sách các đơn vị kinh doanh du lịch đạt chuẩn và đơn vị vi phạm quy định, khuyến khích du khách nên đến các đơn vị đạt chuẩn và khuyến khích đơn vị có cách thức cải thiện tình hình an ninh, an toàn.
2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý
Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý và thực thi pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch; khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch. Cụ thể là:
- Thành lập đội công tác liên ngành để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch của tỉnh Bình Thuận; hướng đến giao cho địa phương tự thành lập các đội, trạm dân phòng cơ động nhằm xử lý kịp thời những trường hợp mất an ninh, an toàn xảy ra.
- Tăng cường, bổ sung nguồn nhân lực trong các đơn vị chức năng thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn tại các địa bàn du lịch, đội ngũ thực thi pháp luật nhằm xử lý các hành vi vi phạm kịp thời.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ ngành du lịch vừa có trình độ chuyên môn đồng thời có ý thức chính trị, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội vừa có trình độ nghiệp vụ an ninh, am hiểu nghiệp vụ du lịch đồng thời có trình độ ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp ứng xử với du khách quốc tế nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn cho du khách.
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin nghiệp vụ thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, khảo sát thực tiễn ở trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch về an ninh, an toàn theo quy định nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm và các vụ việc phức tạp xảy ra ở địa bàn du lịch.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra đối với du khách trong các đợt cao điểm; xây dựng phương án tuần tra, túc trực nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của du khách.
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý môi trường du lịch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách trên các địa bàn du lịch.
- Gắn trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan với tình hình an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch trên lĩnh vực, địa bàn quản lý nhất là đối với tình hình trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường, tội phạm về trật tự xã hội; an toàn giao thông,…
2.4. Nhóm giải pháp về kinh tế
Đây là giải pháp quan trọng, thường xuyên quyết định tính khả thi đảm bảo an ninh, an toàn và hỗ trợ cho du khách trong hoạt động du lịch, bao gồm:
- Tăng kinh phí nhằm tăng sự hiện diện rộng lớn và mạnh mẽ hơn của lực lượng làm công tác an ninh, an toàn sẵn sàng giải quyết các vấn đề về an ninh trật tự, đáp ứng yêu cầu nhanh nhạy trong quá trình xử lý tại khu vực có khách du lịch.
- Xây dựng trung tâm điều hành an ninh, an toàn du lịch tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và trật tự mỹ quan đô thị.
- Hỗ trợ phương tiện như xe tuần tra, hệ thống máy bộ đàm, roi điện, đèn pin nghiệp vụ… cho lực lượng làm công tác an ninh, an toàn tuần tra tại các khu vực tập trung nhiều du khách.
- Trang bị các thiết bị, phương tiện đảm bảo an toàn và phòng ngừa tội phạm như: Lắp đặt các biển báo nguy hiểm, biển cảnh báo, biển hướng dẫn, hệ thống camera cố định và hệ thống an ninh khác tại các tuyến, điểm du lịch, nhất là nơi tập trung nhiều du khách.
- Xây dựng các chốt đảm bảo an ninh trật tự, cung cấp thông tin, hướng dẫn hỗ trợ cho du khách như: Dịch vụ thông tin du lịch, bản đồ du lịch, sổ tay du lịch, danh bạ du lịch, điện thoại đường dây nóng, website du lịch, tủ thuốc y tế… và các chương trình hỗ trợ khác cho du khách trên các tuyến đường du lịch.
- Xã hội hóa kinh phí phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn du lịch từ các nguồn hỗ trợ, đóng góp, đầu tư của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
2.5. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và thực thi pháp luật của các lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch
- Tăng cường nắm tình hình, giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự và vấn đề phức tạp khác liên quan đến hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các địa bàn du lịch.
- Thi hành hiệu quả các biện pháp an ninh tại các điểm du lịch theo quy định của pháp luật. Tăng cường nhân sự, các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật giám sát an ninh; cải cách các thủ tục, quy định về kiểm tra, kiểm soát an ninh tại bến xe, nhà ga, sân bay, cảng biển và các khu vực đã được chỉ rõ khác nhằm đảm bảo thông thoáng, linh hoạt về thủ tục nhưng chặt chẽ về an ninh.
- Giải quyết tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm; ngăn chặn tai nạn giao thông; xả thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các hiện tượng tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy, nổ, an toàn tại các khu, điểm du lịch; tăng cường nhân sự, phương tiện cứu nạn, cứu hộ, phòng chống tai nạn, đuối nước tại các khu vui chơi, giải trí, hồ, bến, bãi tắm.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển du lịch với khai thác khoáng sản; giữa phát triển du lịch - thể thao biển với khai thác, chế biến hải sản nhằm hạn chế ảnh hưởng, cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển.
- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ban, ngành về đảm bảo an ninh, trật tự trong du lịch, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia thông qua các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, quy chế phối hợp giữa các ngành về đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch. Trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa lực lượng Công an và Quân sự trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN, KINH PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐỀ ÁN
Việc thực hiện đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 được chia làm ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2016 - 2018: Trọng tâm của giai đoạn này là hoàn thành các điều kiện đảm bảo cho việc triển khai các biện pháp an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch.
- Giai đoạn 2019 - 2020: Trọng tâm giai đoạn này là triển khai chương trình đề án, thành lập các Tổ công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch ở các địa phương phát triển về du lịch như La Gi, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân, Phú Quý…
- Định hướng đến năm 2030: Trên cơ sở kết quả thực hiện đề án giai đoạn từ 2016 - 2020, tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả các mặt công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch, duy trì và giữ vững các mục tiêu đạt được, đảm bảo phù hợp với đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận tầm nhìn đến 2030 trên quy mô toàn tỉnh.
2. Kinh phí đảm bảo thực hiện đề án
- Ngân sách Nhà nước cấp theo từng giai đoạn, hàng năm;
- Kinh phí xã hội hóa.
Trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước cấp: Tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, công nghệ phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn; xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về an ninh, an toàn; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách; biên soạn tiêu chuẩn, quy trình an ninh, an toàn; kiện toàn bộ máy, đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng an ninh, du lịch; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật;
+ Vốn của các tổ chức, cá nhân: Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lực lượng của doanh nghiệp; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc của các doanh nghiệp, của lực lượng xã hội hóa; hỗ trợ kinh phí đầu tư để đảm bảo an ninh, an toàn tại khu vực kinh doanh của mình;
+ Tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai các nội dung đề án: 21.959 triệu đồng. Trong đó, Ngân sách nhà nước cấp: 73,8 %; Vốn của tổ chức, cá nhân tài trợ: 26,2 %.
Căn cứ nội dung, giải pháp, nhiệm vụ và tiến độ thực hiện đề án, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên hàng năm để triển khai thực hiện đề án. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm để thực hiện đề án đối với công trình xây dựng Trung tâm điều hành đề án và trang thiết bị đặt tại khu vực phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; ưu tiên lắp đặt hệ thống Camera giám sát khu vực thành phố Phan Thiết. Riêng đầu tư Trung tâm điều hành và xe ôtô tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và địa phương.
Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch sẽ đem lại những lợi ích sau:
3.1. Về kinh tế
Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, hợp tác về du lịch; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh cũng như của Việt Nam trên thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Tạo hình ảnh tốt đẹp về điểm đến du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan, làm tăng thời gian lưu trú do đó các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm, chi tiêu của du khách tăng lên, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập của dân cư địa phương, ngành du lịch và thu nhập tỉnh.
3.2. Về xã hội
Tạo môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, là tiền đề và động lực thúc đẩy phát triển mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương và cả nước nói chung; tạo điều kiện mở rộng liên kết, giao lưu văn hóa quốc tế để quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của Bình Thuận trên bản đồ du lịch.
Tạo phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, đảm bảo môi trường tự nhiên, môi trường xã hội an toàn, thân thiện phục vụ phát triển du lịch địa phương.
3.3. Về an ninh, trật tự
Đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch, tiến tới xây dựng và nâng cao hình ảnh “Bình Thuận điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng”.
Tạo được hình ảnh thân thiện, thu hút khách du lịch, thông thoáng về thủ tục nhưng chặt chẽ về an ninh, trật tự.
1. Thành lập Ban chỉ đạo, quản lý đề án
Ban chỉ đạo, quản lý đề án gồm:
- Đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban
- Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh - Phó Ban thường trực
- Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Ban
- Đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Nội vụ; Sở Tài chính; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tư pháp; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Sở Giao thông Vận tải; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương; Chi cục Hải Quan; Cảng vụ hàng hải Bình Thuận, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết và các huyện, thị xã trong tỉnh - Thành viên.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Ban hành Quy chế hoạt động và kế hoạch thực hiện đề án
- Chỉ đạo, phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các nội dung nêu trong đề án.
- Điều phối các nguồn lực thực hiện đề án.
- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện.
2. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
- Công an tỉnh là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan để chỉ đạo, xây dựng lộ trình chi tiết, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của đề án; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì trong đề án; phối hợp với các Sở, ngành chức năng, địa phương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy cơ quan quản lý và hệ thống lực lượng kiểm soát.
- Các Sở, ban, ngành căn cứ kế hoạch tổng thể có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo đúng tiến độ, hiệu quả; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí của Đề án theo đúng quy định.
- Hiệp hội du lịch vận động các hội viên tích cực tham gia đảm bảo an ninh an toàn trong đơn vị mình.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án được kịp thời, có hiệu quả tại địa phương.
- Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn đối với khách du lịch; chấp hành tốt các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực theo dõi, quản lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, nội dung công việc đã được phân công; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả và tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án về Công an tỉnh để tổng hợp chung.
- Công an tỉnh theo dõi, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện và tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án này.
(Kèm theo Đề án này có các Phụ lục số liệu)./.
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU KINH PHÍ THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NĂM | NỘI DUNG ĐẦU TƯ | NGUỒN VỐN | GHI CHÚ |
2016 | 1. Xây dựng, ban hành Đề án + Quy chế | 50 | Kinh phí đầu tư |
2. Máy quay fim KTS Sonny | 60 | ||
3. Máy chụp ảnh KTS Sonny | 80 | ||
4. Gậy cao su dẻo | 20 | ||
5. Gậy điện | 20 | ||
6. Bộ đàm | 135 | ||
7. Máy photocopy Canon | 55 | ||
8. Máy tính xách tay | 30 | ||
9. Bộ máy vi tính | 10 | ||
1. Xăng tuần tra | 27 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Làm ngoài giờ | 115 | ||
3. Hỗ trợ liên lạc (cước điện thoại) | 12 | ||
4. Hỗ trợ tổ cộng tác viên phiên dịch | 3 | ||
5. Văn phòng phẩm | 5 | ||
Tổng cộng | 620 |
| |
| |||
2017 | 1. Máy quay fim KTS Sonny | 30 | Kinh phí đầu tư |
2. Máy chụp ảnh KTS Sonny | 60 | ||
3. Bộ đàm | 100 | ||
4. Xe bán tải | 850 | ||
5. Máy tính xách tay | 30 | ||
1. Xăng tuần tra | 108 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Làm ngoài giờ | 160 | ||
3. Hỗ trợ liên lạc (cước điện thoại) | 48 | ||
4. Hỗ trợ tổ cộng tác viên phiên dịch | 10 | ||
5. Văn phòng phẩm | 20 | ||
6. Hội nghị | 50 | ||
Tổng cộng | 1466 |
| |
| |||
2018 | 1. Máy quay fim KTS Sonny | 60 | Kinh phí đầu tư |
2. Máy chụp ảnh KTS Sonny | 60 | ||
3. Bộ đàm | 100 | ||
4. Xe mô tô | 200 | ||
5. Máy tính xách tay | 15 | ||
1. Xăng tuần tra | 108 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Làm ngoài giờ | 160 | ||
3. Hỗ trợ liên lạc (cước điện thoại) | 48 | ||
4. Hỗ trợ tổ cộng tác viên phiên dịch | 10 | ||
5. Văn phòng phẩm | 20 | ||
6. Hội nghị | 50 | ||
Tổng cộng | 831 |
| |
| |||
2019 | 1. Xây dựng Trung tâm điều hành Đề án và trang thiết bị đặt tại khu vực phường Phú Hài, TP Phan Thiết | 2500 | Kinh phí đầu tư |
2. Xe mô tô | 200 | ||
1. Xăng tuần tra | 108 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Làm ngoài giờ | 160 | ||
3. Hỗ trợ liên lạc (cước điện thoại) | 48 | ||
4. Hỗ trợ tổ cộng tác viên phiên dịch | 10 | ||
5. Văn phòng phẩm | 20 | ||
6. Hội nghị | 50 | ||
Tổng cộng | 3096 |
| |
| |||
2020 | 1. Hệ thống Camera quan sát khu vực TP. Phan Thiết | 9800 | Kinh phí đầu tư |
1. Xăng tuần tra | 108 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Làm ngoài giờ | 160 | ||
3. Hỗ trợ liên lạc (cước điện thoại) | 48 | ||
4. Hỗ trợ tổ cộng tác viên phiên dịch | 10 | ||
5. Văn phòng phẩm | 20 | ||
6. Hội nghị | 50 | ||
Tổng cộng | 10196 |
|
PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU KINH PHÍ THUỘC NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA
NĂM | NỘI DUNG ĐẦU TƯ | NHU CẦU KINH PHÍ (Triệu đồng) | GHI CHÚ |
2016 | 1. Bảng hướng dẫn | 100 | Kinh phí đầu tư |
2. Bảng nội quy bãi biển | 120 | ||
3. Phao cứu hộ | 150 | ||
4. Xây dựng các chốt đảm bảo ANTT, hỗ trợ du khách trên các tuyến đường du lịch | 160 | ||
5. Ca nô cứu hộ | 1000 | ||
1. Mở lớp tập huấn An ninh du lịch | 100 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật | 100 | ||
3. Hội nghị | 100 | ||
Tổng cộng | 1830 | ||
| |||
2017 | 1. Bảng hướng dẫn | 100 | Kinh phí đầu tư |
2. Bảng nội quy bãi biển | 120 | ||
3. Phao cứu hộ | 100 | ||
4. Xây dựng các chốt đảm bảo ANTT, hỗ trợ du khách trên các tuyến đường du lịch | 160 | ||
5. Ca nô cứu hộ | 1000 | ||
1. Mở lớp tập huấn An ninh du lịch | 100 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Mở lớp ngoại ngữ thời gian 09 tháng | 100 | ||
3. Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật | 100 | ||
4. Hội nghị | 100 | ||
Tổng cộng | 1880 |
| |
| |||
2018 | 1. Bảng hướng dẫn | 100 | Kinh phí đầu tư |
2. Bảng nội quy bãi biển | 60 | ||
3. Xây dựng các chốt đảm bảo ANTT, hỗ trợ du khách trên các tuyến đường du lịch | 240 | ||
4. Ca nô cứu hộ | 500 | ||
1. Mở lớp tập huấn An ninh du lịch | 100 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật | 100 | ||
3. Hội nghị | 100 | ||
Tổng cộng | 1200 |
| |
| |||
2019 | 1. Xây dựng các chốt đảm bảo ANTT, hỗ trợ du khách trên các tuyến đường du lịch | 240 | Kinh phí đầu tư |
1. Mở lớp tập huấn An ninh du lịch | 100 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Mở lớp ngoại ngữ thời gian 09 tháng | 100 | ||
3. Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật | 100 | ||
4. Hội nghị | 100 | ||
Tổng cộng | 640 |
| |
| |||
2020 | Không | 0 | Kinh phí đầu tư |
1. Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật | 100 | Kinh phí thường xuyên | |
2. Hội nghị | 100 | ||
Tổng cộng | 200 |
|
NĂM | NGÂN SÁCH | XÃ HỘI HÓA | TỔNG CỘNG |
2016 | 620 | 1830 | 2450 |
2017 | 1466 | 1880 | 3346 |
2018 | 831 | 1200 | 2031 |
2019 | 3096 | 640 | 3736 |
2020 | 10196 | 200 | 10396 |
TỔNG CỘNG | 16209 (73,8%) | 5750 (26,2%) | 21959 |
NĂM | NGÂN SÁCH | XÃ HỘI HÓA | TỔNG CỘNG | ||
ĐẦU TƯ | THƯỜNG XUYÊN | ĐẦU TƯ | THƯỜNG XUYÊN | ||
2016 | 458 | 162 | 1530 | 1830 | 2450 |
2017 | 1070 | 396 | 1480 | 1880 | 3346 |
2018 | 435 | 396 | 900 | 1200 | 2031 |
2019 | 2700 | 396 | 240 | 640 | 3736 |
2020 | 9800 | 396 | 0 | 200 | 10396 |
TỔNG CỘNG | 14463 (89,2%) | 1746 (10,8%) | 4150 (72,1%) | 1600 (27,9%) | 21959 |
16209 (73,8%) | 5750 (26,2%) |
Số liệu về trật tự xã hội
(Giai đoạn 2011 - 2015)
Năm | Số vụ | Trọng án | Điều tra làm rõ | ||
Vụ | Đối tượng | Trọng án | |||
2011 | 505 | 52 | 408 | 656 | 51 |
2012 | 484 | 68 | 408 | 536 | 64 |
2013 | 478 | 81 | 413 | 614 | 76 |
2014 | 402 | 63 | 358 | 534 | 55 |
2015 | 427 | 50 | 354 | 429 | 46 |
Tổng cộng | 2.196 | 314 | 1.941 | 2.769 | 292 |
1.1 Biểu đồ số vụ án về trật tự xã hội
1.2 Biểu đồ tỷ lệ điều tra làm rõ
1.3 Biểu đồ số lượng trọng án/thường án
1.4 Biểu đồ số vụ trọng án được điều tra làm rõ
Năm | Triệt phá, điều tra | Người nghiện | Vật chứng thu giữ | |
Số vụ | Đối tượng | |||
2011 | 133 | 321 | 734 | 14,509 gram và 95 viên ma túy tổng hợp, 44,6051 gram heroin, 186,545 gram cần sa khô và 188 kg cần sa tươi. |
2012 | 111 | 258 | 1.210 | 5,0993 gram ma túy tổng hợp, 46,0925 gram heroin, 125 kg cần sa tươi. |
2013 | 171 | 386 | 2.001 | 11,25 gram Methamphetamine, 131,97 gram heroin, 502,9 gram cần sa khô và 414,4 kg cần sa tươi. |
2014 | 140 | 329 | 1.726 | 43,91 gram Methamphetamine, 148,63 gram heroin, 4,55 kg cần sa khô và 607,7 kg cần sa tươi. |
2015 | 120 | 289 | 1.732 | 53,868 gram heroin, 24,3736 gram Methamphetamine và 154,74 gam cần sa khô. |
Tổng cộng | 675 | 1.483 |
|
|
2.1 Kết quả đấu tranh, xử lý tội phạm về ma túy
Năm | Số vụ/ đối tượng | Tăng (giảm) số vụ/ đối tượng | Số tụ điểm bị triệt xóa/ Số tụ điểm | Vật chứng | ||||
Heroin | Thuốc phiện | Ma túy tổng hợp | Cần sa | Ma túy khác | ||||
2011 | 133/321 | Tăng 47 vụ/50 ĐT | 03 | 44,6051 gram | 0 | 14,509 gram và 95 viên | 186,545 gram cần sa khô và 188 kg cần sa tươi | 0 |
2012 | 111/258 | Giảm 22 vụ/63 ĐT | 05 | 46,0925 gram | 0 | 5,0993 gram | 125 kg cần sa tươi | 0 |
2013 | 171/386 | Tăng 60 vụ/128 ĐT | 04 | 131,97 gram | 0 | 11,25 gram Methamphetamine | 502,9 gram cần sa khô và 414,4 kg cần sa tươi | 0 |
2014 | 140/329 | Giảm 31 vụ/57 ĐT | 07 | 148,63 gram | 0 | 43,91 gram Methamphetamine | 4,55 kg cần sa khô và 607,7 kg cần sa tươi | 0 |
2015 | 120/289 | Giảm 20 vụ/40 ĐT | 08 | 53,868 gram | 0 | 24,3736 gram Methamphetamine | 154,74 gam cần sa khô | 0 |
Biểu đồ số liệu về kết quả đấu tranh, xử lý tội phạm về ma túy
2.2 Phân tích số lượng người nghiện
Năm | Số lượng | Tăng (giảm) % | Nghiện mới | Tái nghiện | Cai thành công | Chết | Độ tuổi | Thành phần | |||
Trên 30 | Dưới 30 | Có việc làm | Không việc làm | Học sinh, sinh viên | |||||||
2011 | 734 | Tăng 47,1% | 96 | 133 | 02 | 04 | 689 | 45 | 147 | 587 | 0 |
2012 | 1.210 | Tăng 64,8 % | 124 | 343 | 03 | 06 | 1.167 | 43 | 269 | 941 | 0 |
2013 | 2.001 | Tăng 65,4 % | 215 | 569 | 02 | 05 | 466 | 1535 | 361 | 1.640 | 0 |
2014 | 1.726 | Giảm 13,7 % | 126 | 257 | 01 | 09 | 442 | 1.264 | 482 | 1.244 | 0 |
2015 | 1.732 | Tăng 0,99 % | 125 | 121 | 06 | 02 | 487 | 1.251 | 437 | 1.295 | 0 |
(phần lớn số giảm của năm 2014 là đi địa phương khác, thi hành án tại các trại giam của Bộ Công an)
Năm | Mại dâm | Đánh bạc | ||
Số vụ | Đối tượng | Số vụ | Đối tượng | |
2011 | 32 | 103 | 96 | 446 |
2012 | 26 | 93 | 108 | 774 |
2013 | 20 | 66 | 141 | 632 |
2014 | 13 | 47 | 160 | 796 |
2015 | 24 | 90 | 148 | 639 |
Tổng cộng | 115 | 399 | 653 | 3.287 |
Biểu đồ số liệu về mại dâm
STT | LOẠI | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||||
Vụ | Đối tượng | Vụ | Đối tượng | Vụ | Đối tượng | Vụ | Đối tượng | Vụ | Đối tượng | ||
3 | TRỘM CẮP | 46 | 57 | 39 | 42 | 31 | 57 | 24 | 63 | 27 | 69 |
4 | CƯỚP GIẬT | 06 | 14 | 08 | 21 | 08 | 20 | 12 | 20 | 13 | 18 |
5 | LỪA ĐẢO | 03 | 03 | 08 | 07 | 02 | 04 | 04 | 03 | 04 | 03 |
6 | GÂY RỐI | 111 | 221 | 114 | 181 | 117 | 185 | 82 | 143 | 73 | 83 |
7 | VỤ VIỆC KHÁC | 184 | 239 | 164 | 295 | 173 | 215 | 29 | 43 | 29 | 43 |
Biểu đồ số liệu về trộm cắp, cướp giật
Năm | Tổng số băng | Tổng số đối tượng |
2011 | 89 | 489 |
2012 | 54 | 235 |
2013 | 61 | 322 |
2014 | 35 | 197 |
2015 | 96 | 443 |
Tổng cộng | 335 | 1.686 |
NĂM | VỤ | CHẾT | BỊ THƯƠNG |
2011 | 1636 | 306 | 1781 |
2012 | 1421 | 241 | 1529 |
2013 | 1042 | 296 | 939 |
2014 | 731 | 246 | 623 |
2015 | 677 | 223 | 632 |
Tổng cộng | 5507 | 1312 | 5504 |
Biểu đồ về tai nạn giao thông
Biểu đồ số liệu người chết, bị thương vì tai nạn giao thông
7. SỐ LIỆU DU KHÁCH NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHẾT
NĂM | NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHẾT | ||
ĐUỐI NƯỚC | BỆNH LÝ | TAI NẠN GIAO THÔNG | |
2011 | 07 | 04 | 05 |
2012 | 02 | 01 | 01 |
2013 | 03 | 03 | 01 |
2014 | 05 | 03 | 01 |
2015 | 06 | 03 | 01 |
TỔNG CỘNG | 23 | 14 | 09 |
DỰ BÁO LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020
STT | HẠNG MỤC | ĐƠN VỊ TÍNH | 2015 | 2020 |
1 | Tổng lượng khách | Nghìn lượt | 4.200 | 7.500 |
2 | Khách quốc tế | Nghìn lượt | 455 | 850 |
3 | Tốc độ tăng trưởng kinh tế | % | 13,43 | 12,58 |
4 | Tốc độ tăng trưởng nội địa | % | 12,36 | 10,53 |
5 | Doanh thu du lịch | Tỷ đồng | 7.642 | 17.520,78 |
6 | Lao động ngành du lịch | Người | 11.000 | 78.600 |
7 | GDP du lịch | Tỷ đồng | 3.804 | 9.106 |
- 1 Kế hoạch 1074/KH-UBND thực hiện Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch năm 2019 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2018 về đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 3587/QĐ-UBND năm 2016 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai
- 4 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2016 Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2015 về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- 10 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Công văn 1712/BVHTTDL-TCDL tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12 Luật Cư trú 2006
- 13 Luật du lịch 2005
- 1 Kế hoạch 1074/KH-UBND thực hiện Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch năm 2019 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2018 về đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 3587/QĐ-UBND năm 2016 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai
- 4 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2016 Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng