- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3 Luật Đầu tư công 2019
- 4 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 5 Nghị quyết 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2020 thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành
- 7 Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 8 Quyết định 1409/QĐ-TTg năm 2020 về kế hoạch triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Công văn 87/UBDT-CSDT năm 2021 về trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 10 Công văn 136/UBDT-CSDT năm 2021 về giải trình, làm rõ nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 11 Công văn 137/UBDT-CSDT năm 2021 về giải trình, làm rõ nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 12 Công văn 1173/BKHĐT-TCTT năm 2021 về tổng kết, đánh giá thực hiện quy định về quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13 Công văn 1563/VPCP-NN năm 2021 về điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình do Văn phòng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 158/QĐ-HĐTĐNN | Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2021 |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội Khóa XIV về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Khóa XIV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 tháng 2020 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 tháng 2019 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư và ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước về Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Điều 2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng; Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thực hiện các nội dung tại Kế hoạch thẩm định theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các đơn vị có thành viên tham gia Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. HỘI ĐỒNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 158/QĐ-HĐTĐNN ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước)
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Nhiệm vụ thẩm định
Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo NCKT) Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư.
2. Cơ sở pháp lý tổ chức thẩm định
Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội Khóa XIV về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Khóa XIV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội;
Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Khóa XIV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Nội dung thẩm định Báo cáo NCKT Chương trình
Khoản 3 Điều 37 Luật Đầu tư công quy định: “Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này”.
Khoản 1 Điều 44 Luật Đầu tư công quy định: “Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
d) Phạm vi và quy mô của chương trình;
đ) Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
h) Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
k) Tổ chức thực hiện chương trình;
l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình
Khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư công quy định: “Hồ sơ quyết định chương trình, dự án, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công quy định: “Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
b) Sự phù hợp của chương trình với chủ trương đầu tư chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Đầu tư công;
d) Sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay”.
Căn cứ các quy định nêu trên, Hội đồng sẽ thẩm định Báo cáo NCKT Chương trình theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ.
II. THÀNH LẬP TỔ CHUYÊN GIA THẨM ĐỊNH LIÊN NGÀNH
1. Căn cứ pháp lý
Tại Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định:
- Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước: “Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công tác thẩm định” (Điều 3).
- Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức công việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và các hoạt động chung của Hội đồng. Phối hợp với các cơ quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành để thực hiện các công việc thẩm định” (Điều 4).
2. Thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
Thành viên Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là đại diện lãnh đạo cấp Cục/Vụ hoặc cán bộ có kinh nghiệm đối với các lĩnh vực liên quan đến chương trình của cơ quan có thành viên tham gia Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Nhiệm vụ Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành
- Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
- Chuẩn bị các chương trình, nội dung, dự kiến các nội dung kết luận và biểu quyết, mời họp, tài liệu cho các phiên họp của Hội đồng;
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của các thành viên trong Hội đồng, các Tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thẩm định, trình Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) thông qua và ký văn bản yêu cầu khi được ủy quyền;
- Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện các công việc khác được Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
III. THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ, thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình dự kiến là 60 ngày kể từ ngày Hội đồng thẩm định nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hoàn thiện của Chương trình.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực của Hội đồng) sẽ bố trí địa điểm các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành; địa điểm làm việc cho Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành (nếu cần).
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TĐNN VÀ CÁC CƠ QUAN
(Để gửi Quyết định phê duyệt Kế hoạch thẩm định Báo cáo NCKT Chương trình MTQG Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030)
I. Thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3. Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc
4. Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
5. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
6. Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ
7. Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính
8. Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương
9. Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng
10. Ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
11. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
12. Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an
13. Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
14. Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế
15. Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
16. Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
17. Ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
18. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
19. Đại diện Lãnh đạo Bộ Quốc phòng
20. Đại diện Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
21. Đại diện Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
II. Các cơ quan có thành viên tham gia Hội đồng
1. Ủy ban dân tộc
2. Bộ Ngoại giao
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT
4. Bộ Nội vụ
5. Bộ Tài chính
6. Bộ Công Thương
7. Bộ Xây dựng
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
10. Bộ Công an
11. Bộ Giao thông vận tải
12. Bộ Y tế
13. Bộ Tư pháp
14. Bộ Thông tin
15. Bộ Khoa học và Công nghệ
16. Bộ Quốc phòng
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo
18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1 Công văn 87/UBDT-CSDT năm 2021 về trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2 Công văn 136/UBDT-CSDT năm 2021 về giải trình, làm rõ nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3 Công văn 137/UBDT-CSDT năm 2021 về giải trình, làm rõ nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4 Công văn 1173/BKHĐT-TCTT năm 2021 về tổng kết, đánh giá thực hiện quy định về quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Công văn 1563/VPCP-NN năm 2021 về điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình do Văn phòng Chính phủ ban hành