Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THANH TRA CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1590/2008/QĐ-TTCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ THANH TRA KHỐI VĂN HOÁ, XÃ HỘI (VỤ III)

TỔNG THANH TRA

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ- CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ III và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Vụ Thanh tra khối văn hoá, xã hội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quy định tại Quyết định số 1075/QĐ- TTNN ngày 08 tháng 9 năm 2003 của Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của các Vụ, Văn phòng và các tổ chức sự nghiệp thuộc Thanh tra Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ III, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo TTCP;
- Lưu VT, Vụ III, TCCB.

TỔNG THANH TRA




Trần Văn Truyền

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ THANH TRA KHỐI VĂN HOÁ, XÃ HỘI (VỤ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1590 /2008/QĐ-TTCP ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Tổng Thanh tra)

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Thanh tra khối văn hoá, xã hội (gọi tắt là Vụ III) là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngoại giao, Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Dân tộc; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ trách.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ;

b) Giúp Tổng Thanh tra thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành khối văn hoá, xã hội thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chiến lược, chương trình, kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành thanh tra;

c) Giúp Tổng Thanh tra hướng dẫn các bộ, ngành thuộc khối văn hoá, xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra; chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức thanh tra bộ, ngành được phân công;

d) Giúp Tổng Thanh tra trong việc yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong khối văn hoá, xã hội tiến hành thanh tra những vụ việc thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành; giải quyết những vấn đề chưa thống nhất giữa Chánh Thanh tra bộ, ngành với thủ trưởng cùng cấp về công tác thanh tra;

đ) Giúp Tổng Thanh tra giải quyết khi có sự chồng chéo, trùng lắp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định;

e) Tham mưu cho Tổng Thanh tra kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do Bộ ban hành trái với văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng Thanh tra về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

f) Phối hợp với Thanh tra bộ, ngành trong khối văn hoá, xã hội theo dõi tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề xuất kịp thời với Tổng Thanh tra các giải pháp giải quyết khi có dấu hiệu phát sinh phức tạp;

g) Phối hợp với Vụ Pháp chế tham gia ý kiến về các dự án pháp luật do Thanh tra Chính phủ hoặc các bộ, ngành khác chủ trì;

h) Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật.

2- Trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; trực tiếp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, đơn vị khác khi được giao;

b) Giúp Tổng Thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Tổng Thanh tra hoặc Thủ tướng Chính phủ giao ở các lĩnh vực, bộ, ngành được phân công; phối hợp với Cục I để tiếp công dân đến Thanh tra Chính phủ khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc giao Vụ III xem xét;

c) Giúp Tổng Thanh tra tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động của các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Vụ chủ trì hoặc do cán bộ, công chức của Vụ làm trưởng đoàn; tổng hợp kết quả và xây dựng báo cáo tổng kết các cuộc thanh tra diện rộng được phân công;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận và kiến nghị xử lý, quyết định giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo qua hoạt động của các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Vụ chủ trì và các vụ việc do Tổng Thanh tra giao.

3. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tổng Thanh tra.

4. Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra giao.

Điều 3. Nguyên tắc làm việc

1. Vụ III làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật; đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của cán bộ, công chức và hiệu quả trong hoạt động của Vụ.

2. Cán bộ, công chức của Vụ khi tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phải tuân theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra” do Tổng Thanh tra ban hành.

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY, TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 4. Cơ cấu tổ chức, biên chế

1. Cơ cấu tổ chức của Vụ III gồm:

a) Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó vụ trưởng.

b) Các đơn vị trực thuộc Vụ:

+ Phòng Theo dõi khối Lao động- Thương binh- Xã hội, Khoa học- Công nghệ, Giáo dục- Đào tạo (gọi tắt là Phòng I).

+ Phòng Theo dõi khối Văn hoá - Thể thao- Du lịch, Y tế, Ngoại giao và Dân tộc (gọi tắt là Phòng II).

+ Phòng Tổng hợp.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Vụ trưởng quy định.

3. Biên chế của Vụ III do Tổng Thanh tra quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ III.

Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Vụ trưởng

1. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Vụ theo quy định tại Điều 2 của Quy định này và những công việc do lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra về kết quả thực hiện công việc được giao.

2. Phân công nhiệm vụ, phối hợp hoạt động và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó vụ trưởng, các phòng trực thuộc và cán bộ, công chức trong Vụ.

3. Chỉ đạo việc xây dựng đề cương, kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được giao; trực tiếp làm Trưởng đoàn thanh tra đối với các cuộc thanh tra có quy mô lớn, có nội dung phức tạp khi được Tổng Thanh tra giao; đề xuất việc bố trí cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được phân công thực hiện, sau khi trao đổi với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

4. Giúp Tổng thanh tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà Vụ được phân công thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ thanh tra được phê duyệt; tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Đoàn thanh tra do Vụ chủ trì hoặc do cán bộ thuộc Vụ làm trưởng đoàn trước khi trình Tổng Thanh tra.

5. Phối hợp với Vụ trưởng, Cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Thanh tra Chính phủ để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ và thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ.

6. Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra; duy trì kỷ luật công tác, quản lý, đánh giá và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của Vụ; xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Vụ.

7. Thực hiện nhiệm vụ được Tổng Thanh tra uỷ quyền giải quyết; ký thừa lệnh khi được uỷ quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Thanh tra theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ.

8. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ. Báo cáo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết, những vấn đề về cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch công tác cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và của Chính phủ.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.

Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Vụ trưởng

1. Giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành công việc của Vụ; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Vụ trưởng. Khi cần thiết một Phó vụ trưởng được Vụ trưởng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Vụ.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Vụ trưởng phân công và uỷ quyền. Thực hiện chế độ báo cáo đối với Vụ trưởng về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

3. Giúp Vụ trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà Vụ được phân công thực hiện, khi được Vụ trưởng giao. Trực tiếp làm Trưởng Đoàn thanh tra khi được Tổng Thanh tra giao.

4. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Vụ trưởng, trước lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.

5. Ký thay Vụ trưởng các văn bản được Vụ trưởng uỷ quyền.

Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng

1. Trưởng phòng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo Vụ và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Vụ trực tiếp giao. Khi cần thiết được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.

Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuộc Vụ

1. Chấp hành kỷ luật lao động, các quy định của Thanh tra Chính phủ và của Vụ.

2. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công đảm nhiệm; giải quyết công việc được giao theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định. Kịp thời báo cáo với người phụ trách trực tiếp khi có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Chấp hành kỷ luật phát ngôn, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Thanh tra, Nội quy làm việc, Quy chế văn hoá công sở của cơ quan Thanh tra Chính phủ và các quy định khác về cán bộ, công chức; thực hiện chế độ báo cáo, chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định chung của Thanh tra Chính phủ. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng, trước Vụ trưởng và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.

4. Cán bộ, công chức thuộc Vụ được giao nhiệm vụ làm Trưởng Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các thành viên trong Đoàn mà mình được phân công làm Trưởng Đoàn; báo cáo Vụ trưởng về tiến độ, kết quả thanh tra, kiểm tra; thông báo thường xuyên với Trưởng phòng về tình hình quản lý cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra.

Chương III

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA VỤ

Điều 9. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ

Vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra, các Phó Tổng thanh tra; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác theo quy định; khi cần thiết có kiến nghị với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Điều 10. Quan hệ với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ

1. Quan hệ giữa Vụ III với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ là quan hệ phối hợp, trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2. Việc phối hợp với các vụ, cục, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra ban hành.

Điều 11. Quan hệ với Thanh tra bộ, ngành

1. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và nắm tình hình thực hiện chương trình công tác của Thanh tra bộ, ngành được phân công phụ trách; định kỳ hàng quý, phải chủ động làm việc với Thanh tra các bộ, ngành để nắm chắc tình hình hoạt động nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng.

2. Phản ánh kịp thời với Tổng Thanh tra hoặc Phó Tổng thanh tra phụ trách các yêu cầu, kiến nghị của Thanh tra Bộ, ngành để lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét, giải quyết.

Điều 12. Quan hệ công tác giữa lãnh đạo Vụ với cấp uỷ và lãnh đạo các đoàn thể

1. Lãnh đạo Vụ tạo điều kiện để tổ chức Đảng và các đoàn thể hoạt động theo đúng Điều lệ, tôn chỉ, mục đích; phối hợp với cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các đoàn thể tạo điều kiện để đảng viên, cán bộ, công chức trong Vụ học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, làm việc đạt hiệu quả, chất lượng cao; bảo đảm thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, xây dựng nền nếp văn hoá công sở, kỷ luật hành chính.

2. Lãnh đạo Vụ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về hoạt động công tác của Vụ và các quyền lợi của cán bộ, công chức cho cấp uỷ Đảng, lãnh đạo các đoàn thể; tham khảo ý kiến của cấp uỷ, lãnh đạo các đoàn thể trước khi quyết định những vấn đề về biện pháp phối hợp lãnh đạo giáo dục chính trị tư tưởng, bảo vệ nội bộ, tăng cường mối đoàn kết, chăm lo đời sống của cán bộ, công chức trong Vụ; về công tác tổ chức cán bộ trong Vụ.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

1. Vụ trưởng, các Phó vụ trưởng, các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và toàn thể cán bộ, công chức Vụ III có trách nhiệm thực hiện Quy định này.

2. Những nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ mà chưa được thể hiện trong Quy định này thì được thực hiện theo Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ, Quy chế Đoàn thanh tra và các văn bản pháp luật hiện hành về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

3. Căn cứ vào quy định hiện hành và Quy định này, Vụ trưởng Vụ III có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của đơn vị mình.

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Vụ trưởng Vụ III và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này; tổng hợp các ý kiến góp ý, nghiên cứu đề xuất kịp thời việc bổ sung, sửa đổi Quy định, phù hợp với yêu cầu công tác của Vụ III và của Thanh tra Chính phủ./.

 

Vietnamese

English

Chương I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Thanh tra khối văn hoá, xã hội (gọi tắt là Vụ III) là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngoại giao, Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Dân tộc; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ trách.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ;

b) Giúp Tổng Thanh tra thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành khối văn hoá, xã hội thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chiến lược, chương trình, kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành thanh tra;

c) Giúp Tổng Thanh tra hướng dẫn các bộ, ngành thuộc khối văn hoá, xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra; chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức thanh tra bộ, ngành được phân công;

d) Giúp Tổng Thanh tra trong việc yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong khối văn hoá, xã hội tiến hành thanh tra những vụ việc thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành; giải quyết những vấn đề chưa thống nhất giữa Chánh Thanh tra bộ, ngành với thủ trưởng cùng cấp về công tác thanh tra;

đ) Giúp Tổng Thanh tra giải quyết khi có sự chồng chéo, trùng lắp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định;

e) Tham mưu cho Tổng Thanh tra kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do Bộ ban hành trái với văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng Thanh tra về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

f) Phối hợp với Thanh tra bộ, ngành trong khối văn hoá, xã hội theo dõi tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề xuất kịp thời với Tổng Thanh tra các giải pháp giải quyết khi có dấu hiệu phát sinh phức tạp;

g) Phối hợp với Vụ Pháp chế tham gia ý kiến về các dự án pháp luật do Thanh tra Chính phủ hoặc các bộ, ngành khác chủ trì;

h) Tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật.

2- Trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; trực tiếp thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, đơn vị khác khi được giao;

b) Giúp Tổng Thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Tổng Thanh tra hoặc Thủ tướng Chính phủ giao ở các lĩnh vực, bộ, ngành được phân công; phối hợp với Cục I để tiếp công dân đến Thanh tra Chính phủ khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc giao Vụ III xem xét;

c) Giúp Tổng Thanh tra tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động của các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Vụ chủ trì hoặc do cán bộ, công chức của Vụ làm trưởng đoàn; tổng hợp kết quả và xây dựng báo cáo tổng kết các cuộc thanh tra diện rộng được phân công;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận và kiến nghị xử lý, quyết định giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo qua hoạt động của các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Vụ chủ trì và các vụ việc do Tổng Thanh tra giao.

3. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tổng Thanh tra.

4. Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra giao.

Điều 3. Nguyên tắc làm việc

1. Vụ III làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật; đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của cán bộ, công chức và hiệu quả trong hoạt động của Vụ.

2. Cán bộ, công chức của Vụ khi tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phải tuân theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra” do Tổng Thanh tra ban hành.

 

Chapter I

FUNCTION, TASK, POWER, WORKING PRINCIPLE.

Article 1. Position and Function:

Department for Inspection of Culure, Society Sector (Department III) is the unit under Government Inspectorate. It has the advisory function which helps Chief Inspector to implement the State managing function on inspection work, resolving complaints and denoucements of Ministries, sectors: Education and Training, Science and Technology, Labour,Invalids and Social Affairs, Health, Foreign Affairs, Culture, Sport and Tourism, Committee for Ethnics Minorities which have the responsibility to implement the task of inspection, resolving complaints, denoucements in the sphere of assuming

Article 2: Task and Power:

1. Implement the State managing function.

a. Presiding over or taking part in seting up other long-term, 5-year, annual strategy, program, plan on inspection, resolving complaints, denoucements and anticorruption;

b. Helping the Chief Inspector to implement the guiding, examing Ministries, sectors of the Culture and Society sector about implementing legal and normative documents on inspection, resolving complaints and denoucements of inspectorate sector.

c. Helping Chief Inspector to guide Ministries, sectors of Culture and Society sector to set up and organize the implementation of inspection program and plan; steering, guiding the assigned inspectorate organizations of Ministries, sectors the professional work and skills of inspection, resolving complaints and denoucements.

d. Helping the Chief Inspector to require Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Government agencies of Culture and Society sector to carry out inspecting and verifying cases in the sphere of managing responsibility of Ministries, sectors; solving inspection work problems disagreed between Chief Inspectors of Ministries, sectors and Heads at the same level.

e. Helping Chief Inspector to deal with the overlapping of time and content of inspection of inspectorate staffs appointed by Ministers, Heads of Ministry-level gencies, Government agencies.

f. Consulting Chief Inspector about petitioning Minister for stopping the implementation or annulling regulations promulgated by Ministry which are contrary to legal and normative documents of the State and Chief Inspector on inspection work, resolving complaints and denoucements.

g. Cooperating with Inspector of Ministry, sectors of Culture and Society Sector to monitor the situation of inspection, resolving complaints and denoucements and promptly making proposal of solutions to Chief Inspector when there are signs of complexed problem.

h. Cooperating with Legal Department to contribute ideas to Law projects presided over by Government Inspectorate or other Ministries and Sectors.

i. Summerising the experiences of practical activities; taking part in researching the theory and profession of inspecting and resolving complaints, denoucements, preventing and fighting against corruption; making the proposal of mending, supplementing regime, policy and law.

2. Directly inspecting, resolving complaints and denoucements.

a. Organising carrying out of inspection plan; directly inspecting the implementation of policy, law, task, power and managing responsibilities of Ministries, Ministry-level agencies, Government agencies and other agencies and unit when assigned.

b. Helping Chief Inspector to resolve letters of complaints, denoucements in the jurisdiction assigned by Chief Inspector or Prime Minister in appointed fields, Ministries, Sectors; cooperating with Bureau I to receive citizens coming to Government Inspectorate to make complaints and denoucements about cases assigned to Department III to consider.

c. Helping Chief Inspector to organise, monitor and examine activities of Inspectorate staffs, resolving complaints and denoucements presided over by Department or headed by officials and civil servants of the Department; summerising results and making summerising reports of assigned large-scale inspections.

d. Monitoring, examining, speeding up the implementation of conclusions and petitions for and decisions on resolving cases of complaints and denoucements through activities of inspectorate staffs, resolving those cases presided over by Department and other cases assigned by Chief Inspector.

3. Implementing the task of administrative reforming , international cooperating, science researching in accordance with the assignment of Chief Inspector.

4. Managing officials, civil servants and assinged assets in accordance with regulations of Law and the arrangement of Chief Inspector.

5. Implementing other tasks assinged by Chief Inspector.

Article 3: Principles of working

1. Department III will work under the regime of head official, guaranteeing the principle of central democratic , public and transparent in accordance with the regulations of Law; giving prominence to personal responsibilities and disciplines, promote the abilities, strong points, proactiveness and creativeness in the work of officials and civil servants and effectiveness of activities of the Department.

2. When taking part in Inspectorate staffs, resolving complaints and denoucements the officials and civil servants of Department have to obey the “Organisation and Work Principle ” of Inspectorate staff promulgated by the Chief inspector.