THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1594/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÂN BAN VIỆT NAM TRONG ỦY BAN HỖN HỢP VIỆT NAM - ẤN ĐỘ VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ về Hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ký ngày 09 tháng 12 năm 2016 đã được thông qua tại Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2017;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện Hiệp định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 13444/VPCP-QHQT ngày 18 tháng 12 năm 2017;
Xét đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về năng lượng nguyên tử (sau đây gọi tắt là Phân ban) có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp; thúc đẩy việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác, triển khai thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ về Hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; bảo đảm cho Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về năng lượng nguyên tử hoạt động có hiệu quả.
Điều 2. Phân ban có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ về Hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
2. Chủ trì hoặc phối hợp với phía Ấn Độ tổ chức các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hợp tác đã thỏa thuận tại kỳ họp trước, đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác cho thời kỳ tiếp theo. Định kỳ tổ chức các cuộc họp của Phân ban Việt Nam để đánh giá kết quả hợp tác và bàn các biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện các thỏa thuận tại Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ.
3. Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Phân ban, quản lý hồ sơ, tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thành phần Phân ban gồm có 01 Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, 01 Ủy viên thường trực là Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, 01 Thư ký Phân ban là lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, các Ủy viên Phân ban là đại diện cấp vụ và tương đương của các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Y tế, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Xây dựng, và Bộ phận giúp việc Phân ban gồm các thành viên từ các Bộ trên. Thành phần cụ thể của Bộ phận giúp việc do Chủ tịch Phân ban quyết định.
Thành phần tham dự các hoạt động của Phân ban được mời tùy theo nội dung hợp tác của từng giai đoạn.
Điều 4. Chủ tịch Phân ban ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ trong giao dịch hành chính. Các thành viên thuộc Phân ban hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm.
Điều 5. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì Phân ban. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Phân ban, sử dụng bộ máy hiện có của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Phân ban.
Kinh phí hoạt động của Phân ban do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí cho cán bộ được cử tham dự các kỳ họp do cơ quan cử bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan cử cán bộ.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chủ tịch Phân ban, các Ủy viên và thành viên thuộc Bộ phận giúp việc Phân ban và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1 Nghị định 41/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- 2 Thông tư 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật điều ước quốc tế 2016
- 5 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6 Thông tư 27/2014/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 107/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Thông tư 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định về áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1 Thông tư 17/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện quy định về khai báo của Nghị định thư bổ sung của Hiệp định về áp dụng thanh sát theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Việt Nam và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Thông tư 27/2014/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 107/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Thông tư 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 41/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- 5 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
- 6 Quyết định 108/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành