ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 08 tháng 7 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP , ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV , ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16 /2009/QĐ-UBND, ngày 08 /7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Chi cục Bảo vệ thực vật (sau đây gọi tắt là Chi cục) là cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (sau đây gọi tắt là Sở), giúp Giám đốc Sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ thực vật; thực hiện công việc tác nghiệp thường xuyên, đồng thời đề xuất về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Chi cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
1. Trình Giám đốc Sở quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, công trình quan trọng thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Chi cục Bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở.
2. Giúp Giám đốc Sở dự thảo các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý của Chi cục để trình Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền.
3. Tham mưu Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về công tác bảo vệ thực vật:
a) Điều tra, dự tính, dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại chính trên các loại cây trồng chủ yếu, thông báo kịp thời tình hình, diễn biến phát triển của sinh vật gây hại.
b) Đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống và khắc phục hậu quả sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
c) Thường xuyên cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin về bảo vệ thực vật phục vụ công tác chỉ đạo.
5. Thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
6. Tổ chức khảo sát thực nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ chuyên ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên kỹ thuật cấp xã, những người làm công tác bảo vệ thực vật trong các đơn vị kinh tế và nông dân có hoạt động trồng trọt; kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các đơn vị trực thuộc đặt trên địa bàn huyện, thành phố với UBND các huyện, thành phố; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn xã, phường, thị trấn với UBND các xã, phường, thị trấn.
8. Thực hiện hợp đồng và hướng dẫn, quản lý nhân viên kỹ thuật cấp cơ sở theo quy định.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định pháp luật.
10. Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật địa phương bao gồm: kiểm dịch thực vật nội địa; kiểm dịch thực vật nhập vào, xuất ra khỏi địa phương và các đầu mối giao thông khác có trao đổi hàng hóa là thực vật, sản phẩm thực vật trên phạm vi giữa hai tỉnh theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật; thực hiện một số khâu của công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu quốc gia theo ủy nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật Trung ương.
11. Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định pháp luật.
12. Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp có liên quan đến bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở.
13. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về thuốc bảo vệ thực vật; hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ, hoạt động sự nghiệp và dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn theo quy định. Giúp Giám đốc Sở quản lý quỹ dự trữ thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương.
14. Thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép làm dịch vụ bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng sản phẩm thực vật theo ủy quyền của Giám đốc Sở; thu lệ phí, phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định pháp luật.
15. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi quản lý theo quy định pháp luật.
16. Quản lý tài chính, tài sản, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định pháp luật và phân cấp hiện hành; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ thực vật cho cán bộ, công chức, viên chức bảo vệ thực vật.
17. Thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác của Chi cục.
18. Thực hiện chế độ công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Giám đốc Sở, Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan có thẩm quyền.
19. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Chi cục Bảo vệ thực vật có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng được bổ nhiệm theo phân cấp hiện hành.
2. Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Chi cục.
1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Tổ chức hành chính.
b) Phòng Kế hoạch - Tài vụ.
c) Phòng Kỹ thuật.
d) Thanh tra.
2. Trạm Kiểm dịch thực vật.
3. Các Trạm Bảo vệ thực vật đặt tại huyện, thành phố:
a) Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Sóc Trăng.
b) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành.
c) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cù Lao Dung.
d) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Kế Sách.
e) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Long Phú.
g) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú.
h) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Mỹ Xuyên.
i) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Ngã Năm.
k) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạnh Trị.
l) Trạm Bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Châu.
3. Chi cục Bảo vệ thực vật được hợp đồng nhân viên chuyên môn, kỹ thuật và cộng tác viên hoạt động trên địa bàn cấp xã.
Biên chế của Chi cục Bảo vệ thực vật nằm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ hàng năm.
1. Chi cục Bảo vệ thực vật làm việc theo chế độ Thủ trưởng.
2. Căn cứ quy định pháp luật và nhiệm vụ được Giám đốc Sở phân công, Chi cục trưởng ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế.
1. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục và những công việc được Giám đốc Sở phân công hoặc ủy quyền, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong đơn vị thuộc quyền quản lý của Chi cục.
2. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm báo cáo với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông qua Sở để báo cáo với Cục Bảo vệ thực vật về tổ chức và hoạt động của Chi cục; xin ý kiến Giám đốc Sở về những vấn đề vượt quá thẩm quyền, phối hợp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở để giải quyết những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vấn đề hoặc khó khăn, vướng mắc, Chi cục trưởng thông qua Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
- 2 Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2016
- 3 Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng năm 2016
- 1 Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 36/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Bảo vệ thực vật Ninh Bình
- 4 Thông tư liên tịch 61/2008/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn
- 3 Quyết định 36/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Bảo vệ thực vật Ninh Bình