ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2019/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 03 tháng 6 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Tờ trình số 162/TTr-VPĐP ngày 16 tháng 5 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 6 năm 2019.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chánh Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾT NỐI CUNG CẦU NÔNG SẢN, THỰC PHẨM AN TOÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2019/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các đơn vị trực thuộc có liên quan.
2. Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (sau đây gọi tắt là Văn phòng điều phối tỉnh).
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện).
4. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).
5. Cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng sản phẩm nông sản, thực phẩm.
6. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn là phần mềm hỗ trợ kết nối mua bán, trao đổi giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm đã được các cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là phần mềm).
2. Từ “nông sản” sử dụng trong Quy chế này được hiểu là sản phẩm thực phẩm nông nghiệp.
3. Người sử dụng là người có quyền truy cập vào phần mềm để cập nhật, phê duyệt, quản lý, khai thác thông tin, đăng tải mua bán, thanh toán, vận chuyển sản phẩm nông sản, thực phẩm trong phạm vi được phân quyền.
4. Tài khoản đăng nhập là tài khoản cấp cho người sử dụng dùng để truy cập vào phần mềm, thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trên phần mềm. Tài khoản đăng nhập xác định danh tính, phạm vi thao tác nghiệp vụ của từng người trên phần mềm, gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập và các quyền truy cập phần mềm tương ứng với nhiệm vụ được giao. Tài khoản đăng nhập phần mềm trong Quy chế này có 05 loại, gồm:
a) Tài khoản người quản lý là tài khoản đăng nhập cấp cho lãnh đạo, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng phần mềm được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Quy chế này để thực hiện một hoặc một số quyền cập nhật, phê duyệt, quản lý, khai thác thông tin trong phạm vi được phân quyền trên phần mềm.
b) Tài khoản quản trị phần mềm là tài khoản đăng nhập cấp cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị quản lý phần mềm để thiết lập danh mục và cấu hình phần mềm; quản lý thông tin tài khoản đăng nhập phần mềm; theo dõi, giám sát việc cập nhật, phê duyệt, khai thác thông tin trên phần mềm; xử lý các vấn đề làm ảnh hưởng đến chức năng của phần mềm; đăng ký các chức năng mới được nâng cấp; bảo trì ứng dụng phần mềm.
c) Tài khoản cơ sở sản xuất kinh doanh là tài khoản đăng nhập do chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tự đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận để cập nhật, khai thác thông tin, đăng tải mua bán, thanh toán, vận chuyển sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
d) Tài khoản thành viên là tài khoản đăng nhập do chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tự đăng ký và phê duyệt cho các nhân viên, người lao động đang làm việc tại cơ sở để cập nhật, khai thác thông tin, đăng tải mua bán, thanh toán, vận chuyển sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
e) Tài khoản người tiêu dùng là tài khoản đăng nhập do người sử dụng tự đăng ký để khai thác thông tin, đăng tải nhu cầu mua, thanh toán, vận chuyển sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
Điều 4. Địa chỉ truy cập phần mềm
Địa chỉ truy cập phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa: https://nongsanantoanthanhhoa.vn.
Điều 5. Đảm bảo an toàn thông tin
Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng phần mềm có trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin cho phần mềm theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản pháp luật có liên quan.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHẦN MỀM
Điều 6. Đơn vị quản lý phần mềm
Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh là đơn vị quản lý phần mềm.
Điều 7. Nội dung thông tin được quản lý trên phần mềm
Nội dung thông tin được thể hiện bằng chữ viết, lời nói, hình ảnh với dung lượng phù hợp, đảm bảo giới thiệu đầy đủ, chi tiết thông tin đăng tải trên phần mềm, bao gồm:
1. Thông tin chi tiết về cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Thông tin chi tiết về sản phẩm nông sản, thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Thông tin chứng nhận, xác nhận về an toàn thực phẩm của sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Thông tin về vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.
5. Thông tin về địa chỉ kinh doanh gồm: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng.
6. Thông tin kết nối cung cầu gồm: Nhu cầu mua, nhu cầu bán, sản lượng mua bán, đối tác cung cấp, phân phối sản phẩm nông sản, thực phẩm; thông tin về thống kê số lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm được mua, bán trên phần mềm.
7. Thông tin về phương thức thanh toán và vận chuyển sản phẩm nông sản, thực phẩm.
8. Tin tức, văn bản liên quan về an toàn thực phẩm.
Điều 8. Cấp tài khoản người quản lý
1. Điều kiện được cấp tài khoản người quản lý
Lãnh đạo, công chức được cấp tài khoản người quản lý khi đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Quy chế này.
2. Quy trình cấp tài khoản người quản lý
a) Bước 1: Các cơ quan, đơn vị tham gia quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký cấp tài khoản cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình theo Mẫu số 01 kèm theo Quy chế này gửi về Văn phòng điều phối tỉnh; có thể gửi văn bản qua đường bưu điện hoặc gửi thư điện tử qua địa chỉ email: vpdpattp@thanhhoa.gov.vn.
b) Bước 2: Văn phòng điều phối tỉnh xem xét, cấp tài khoản người quản lý và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị đăng ký cấp tài khoản theo Mẫu số 02 kèm theo Quy chế này; đồng thời, thông báo bằng thư điện tử đến từng người sử dụng được cấp tài khoản.
Điều 9. Xác nhận tài khoản cơ sở sản xuất kinh doanh
1. Điều kiện được xác nhận tài khoản cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP, HACCP, ISO..., bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn theo quy định.
b) Kê khai số điện thoại hoặc địa chỉ email và mã số của một trong những giấy tờ: Mã số doanh nghiệp, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân trên phần mềm.
2. Quy trình xác nhận tài khoản cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Bước 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký tài khoản đăng nhập trên phần mềm, đảm bảo yêu cầu về bảo mật, an toàn.
b) Bước 2: Chậm nhất sau 01 ngày làm việc, cán bộ, công chức được phân công trong các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng phần mềm xác nhận đăng ký tài khoản của các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm.
Điều 10. Đăng ký, phê duyệt tài khoản thành viên, tài khoản người tiêu dùng
1. Tài khoản thành viên
Cơ sở sản xuất kinh doanh tự đăng ký và phê duyệt các tài khoản thành viên cho nhân viên, người lao động đang làm việc tại cơ sở để cập nhật, khai thác thông tin và đăng tải mua bán, thanh toán, vận chuyển sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
2. Tài khoản người tiêu dùng
Người tiêu dùng tự đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc địa chỉ email trên phần mềm. Phần mềm tự động cung cấp mã đăng nhập tài khoản để người tiêu dùng kích hoạt và sử dụng.
Điều 11. Thu hồi, gỡ bỏ, xác nhận lại tài khoản đăng nhập
1. Các trường hợp thu hồi tài khoản đăng nhập
a) Người quản lý, quản trị phần mềm không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị tham gia quản lý, sử dụng phần mềm.
b) Người quản lý, quản trị phần mềm thay đổi vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị mà tại vị trí công tác mới không được quyền quản lý, sử dụng phần mềm.
c) Khi phát hiện nguy cơ mất an toàn từ phía người sử dụng.
d) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm đăng tải thông tin sai lệch hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm bị người tiêu dùng phản ánh hoặc bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm.
2. Quy trình thu hồi, gỡ bỏ tài khoản đăng nhập
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp được quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này, các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng phần mềm kịp thời gửi văn bản đề nghị Văn phòng điều phối tỉnh thu hồi tài khoản đăng nhập của cán bộ, công chức đơn vị mình theo Mẫu số 03 kèm theo Quy chế này; đồng thời gửi thư điện tử qua địa chỉ email: vpdpattp@thanhhoa.gov.vn. Căn cứ văn bản đề nghị thu hồi tài khoản đăng nhập của các cơ quan, đơn vị, Văn phòng điều phối tỉnh xem xét, quyết định thu hồi tài khoản đăng nhập và thông báo cho các cơ quan, đơn vị đề nghị thu hồi theo Mẫu số 02 kèm theo Quy chế này; đồng thời, thông báo bằng thư điện tử đến người sử dụng bị thu hồi tài khoản.
b) Khi xảy ra trường hợp được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, Văn phòng điều phối tỉnh chủ động thu hồi tài khoản của người sử dụng và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài khoản bị thu hồi.
c) Khi xảy ra trường hợp được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã gỡ bỏ tài khoản của cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý.
3. Xác nhận lại tài khoản đăng nhập
a) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm đã bị thu hồi tài khoản đăng nhập do đăng tải thông tin sai lệch hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm chỉ được xác nhận lại tài khoản đăng nhập sau khi khắc phục xong các hành vi vi phạm và báo cáo kết quả khắc phục với cơ quan quản lý chuyên ngành theo phân công, phân cấp.
b) Quy trình xác nhận lại thực hiện theo Khoản 2, Điều 9 Quy chế này.
Điều 12. Quy trình cập nhật, đăng tải, phê duyệt thông tin trên phần mềm
1. Quy trình cập nhật, phê duyệt thông tin của người quản lý
a) Bước 1: Cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1, 3, 4 Điều 2 Quy chế này, căn cứ quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm có trách nhiệm rà soát các thông tin do cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng tải hoặc cập nhật, bổ sung thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
b) Bước 2: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị kiểm tra, phê duyệt thông tin do cán bộ, công chức bổ sung, cập nhật.
2. Quy trình đăng tải, phê duyệt thông tin của cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Bước 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh đăng tải thông tin được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 7 Quy chế này và gửi phê duyệt.
b) Bước 2: Cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị được quy định tại Khoản 1, 3, 4 Điều 2 Quy chế này, căn cứ quy định phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm để phê duyệt thông tin do các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng tải chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi cơ sở đăng tải thông tin.
3. Quy trình đăng tải, phê duyệt thông tin của người tiêu dùng
a) Bước 1: Người tiêu dùng đăng tải thông tin mua sản phẩm, đánh giá, bình luận về cơ sở sản xuất kinh doanh, về sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
b) Bước 2: Cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị được quy định tại Khoản 1, 3, 4 Điều 2 Quy chế này xem xét, phê duyệt đánh giá, bình luận đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm do người tiêu dùng đăng tải theo phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm mà phần mềm đã định tuyến chậm nhất sau 01 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn, hệ thống sẽ tự động thống kê vào số lượng xử lý đánh giá, bình luận quá hạn của cán bộ, công chức và cơ quan, đơn vị.
1. Phân công lãnh đạo, công chức và chỉ đạo đơn vị trực thuộc sử dụng phần mềm; đăng ký cấp, thu hồi tài khoản người quản lý gửi về Văn phòng điều phối tỉnh.
2. Rà soát, cập nhật, bổ sung, phê duyệt thông tin được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 7 Quy chế này và phê duyệt đánh giá, bình luận của người tiêu dùng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm; chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, người tiêu dùng về việc phê duyệt thông tin, đánh giá, bình luận.
3. Thu hồi, gỡ bỏ hoặc xác nhận lại tài khoản đăng nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đưa thông tin sai lệch hoặc vi phạm các điều kiện an toàn thực phẩm bị người tiêu dùng phản ánh hoặc bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý vi phạm theo phân công, phân cấp quản lý.
4. Khóa, ngăn chặn tài khoản cơ sở sản xuất kinh doanh, tài khoản người tiêu dùng có hành vi cố ý đưa thông tin rác, không phù hợp trên phần mềm.
5. Định kỳ, đột xuất báo cáo số liệu về sản lượng nông sản, thực phẩm an toàn thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; báo cáo tình hình đăng tải, kiểm duyệt thông tin, giao dịch mua bán sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
6. Đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, máy tính kết nối mạng internet cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng phần mềm.
7. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai, sử dụng phần mềm; báo cáo kịp thời và đầy đủ các sự cố kỹ thuật, đề nghị đơn vị quản lý phần mềm hỗ trợ khắc phục sự cố trong quá trình quản lý, sử dụng phần mềm.
8. Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và các văn bản hướng dẫn sử dụng, vận hành phần mềm của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Điều 14. Trách nhiệm của Văn phòng điều phối tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện thu thập, cập nhật, bổ sung, phê duyệt thông tin trên phần mềm; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này của các cơ quan, đơn vị tham gia sử dụng phần mềm.
2. Cấp, thu hồi tài khoản người quản lý; phân quyền, phân nhóm, gắn tài khoản đăng nhập cho người sử dụng; cập nhật các danh mục, các thông tin cấu hình trên phần mềm theo nội dung đã được phê duyệt.
3. Giám sát, theo dõi, kiểm tra các thông tin, bài viết, văn bản, dữ liệu được cập nhật trên phần mềm; hủy thông tin, bài viết vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
4. Cập nhật tin tức hoạt động, văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm; thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về an toàn thực phẩm qua đường dây nóng; cập nhật, bổ sung các tham số danh mục hệ thống, tham số báo cáo thống kê trên phần mềm.
5. Quản lý việc trao đổi và tích hợp thông tin dữ liệu của hệ thống phần mềm này với các hệ thống phần mềm liên quan.
6. Đề xuất, báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, vận hành phần mềm; nâng cấp, bổ sung các chức năng và mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phần mềm.
7. Lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để quản lý, vận hành phần mềm đảm bảo phần mềm hoạt động liên tục, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
8. Định kỳ, đột xuất tổng hợp thông tin, số liệu về an toàn thực phẩm trên phần mềm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm
1. Sử dụng, bảo mật tài khoản được cung cấp theo đúng mục đích, tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Các thông tin đăng tải lên phần mềm phải đảm bảo tính chính xác, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã đăng tải.
3. Tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm về các giao dịch trao đổi mua bán sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
4. Phản hồi kịp thời các bình luận, đánh giá của người tiêu dùng về cơ sở, về các sản phẩm của cơ sở mình.
5. Kịp thời phản ánh các lỗi phát sinh hoặc sự cố kỹ thuật, vướng mắc phát sinh trong quá trình khai thác thông tin trên phần mềm về đơn vị hỗ trợ kỹ thuật phần mềm.
Điều 16. Trách nhiệm của người tiêu dùng
1. Chịu trách nhiệm về việc bảo mật tài khoản và các nội dung do tài khoản của mình đăng tải lên phần mềm; thông tin đăng ký tài khoản sử dụng phải xác thực.
2. Kịp thời phản ánh các vi phạm về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh với đơn vị quản lý thông qua chức năng trên phần mềm hoặc thông qua đường dây nóng.
3. Tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm về các giao dịch mua, bán, thanh toán, vận chuyển với các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
4. Đăng tải các thông tin, đánh giá, bình luận cơ sở, sản phẩm một cách khách quan, trung thực phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (đơn vị quản lý phần mềm) để kịp thời tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
Đăng ký tài khoản người quản lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI QUẢN LÝ
Phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
Ngày đăng ký:
Số TT | Họ và tên | Chức vụ | Đơn vị | Điện thoại | | Loại tài khoản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đối với cột Loại tài khoản, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia phần mềm để xác định loại tài khoản đăng ký: Tài khoản quản lý (dành cho lãnh đạo đơn vị); Tài khoản nghiệp vụ (dành cho cán bộ, công chức).
| LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ |
Thông báo cấp/thu hồi tài khoản người quản lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
VĂN PHÒNG UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Thanh Hóa, ngày tháng năm |
THÔNG BÁO CẤP/THU HỒI TÀI KHOẢN NGƯỜI QUẢN LÝ
Phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
Kính gửi: ………………………………………………….
Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh thông báo tình trạng sử dụng tài khoản người quản lý phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm của cơ quan, đơn vị như sau:
Số TT | Họ và tên | Chức vụ | Đơn vị | Điện thoại | | Loại tài khoản | Tình trạng (Cấp /thu hồi) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đối với cột Loại tài khoản, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia phần mềm để xác định loại tài khoản đăng ký: Tài khoản quản lý/Tài khoản nghiệp vụ.
| LÃNH ĐẠO |
Đề nghị thu hồi tài khoản người quản lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỀ NGHỊ THU HỒI TÀI KHOẢN NGƯỜI QUẢN LÝ
Phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
Ngày đề nghị:
Số TT | Họ và tên | Chức vụ | Đơn vị | Điện thoại | | Loại tài khoản | Lý do thu hồi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Đối với cột Loại tài khoản, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia phần mềm để xác định loại tài khoản đăng ký: Tài khoản quản lý/Tài khoản nghiệp vụ.
| LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ |
- 1 Quyết định 23/2019/QĐ-UBND quy định về cơ quan thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và việc phân công, phân cấp cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2 Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2019 về tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5 Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 9 Luật Giao dịch điện tử 2005
- 1 Quyết định 23/2019/QĐ-UBND quy định về cơ quan thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và việc phân công, phân cấp cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2 Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2019 về tăng cường kiểm soát thực phẩm cung ứng từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành