Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2024/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 24 tháng 5 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Căn cứ Thông tư 18/2022/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 992/TTr- SVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2024.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh và các Sở: Văn hóa và Thể thao, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lâm Hải Giang

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(kèm theo Quyết định 16/2024/QĐ-UBND ngày 24/5/2024 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) đã được xếp hạng và công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích (sau đây gọi tắt là công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích); các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích và công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích; tổ chức lễ hội tại di tích thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp huyện); ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp xã); các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý

1. Mọi hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích phải được thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo lĩnh vực quản lý và theo địa bàn.

3. Các di tích đã xếp hạng, kiểm kê được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đều được quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

4. Bảo đảm giữ gìn giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và các yếu tố gốc cấu thành di tích.

Chương II

PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH

Điều 4. Cấp di tích

1. Di tích quốc gia đặc biệt.

2. Di tích quốc gia.

3. Di tích cấp tỉnh.

4. Công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 5. Phân cấp quản lý di tích

1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước các di tích đã được xếp hạng và công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các di tích trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích quốc gia (trừ một số di tích quốc gia gắn với các hoạt động phát huy giá trị về lịch sử, văn hóa hoặc điều kiện quản lý của địa phương) và một số di tích cấp tỉnh về phong trào Tây Sơn trên địa bàn huyện Tây Sơn.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn. Trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích cấp tỉnh (trừ một số di tích cấp tỉnh về phong trào Tây Sơn trên địa bàn huyện Tây Sơn), một số di tích quốc gia (gắn với các hoạt động phát huy giá trị về lịch sử, văn hóa hoặc điều kiện quản lý của địa phương) và các công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích do Sở Văn hóa và Thể thao, các tổ chức, cá nhân khác trực tiếp quản lý trên địa bàn.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn và các nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Các tổ chức, cá nhân khác thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

 (có Danh mục phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo)

Điều 6. Thành lập ban, tổ quản lý di tích

1. Các di tích được xếp hạng, công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích phải thành lập tổ chức để chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo mô hình quản lý di tích là các bảo tàng, ban, tổ quản lý di tích.

2. Cấp được phân cấp trực tiếp quản lý di tích ban hành quyết định thành lập ban, tổ quản lý di tích hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

3. Cơ cấu, thành phần ban, tổ quản lý di tích cho từng di tích hoặc cho nhiều di tích trên địa bàn tùy thuộc vào tình hình thực tế các di tích và nhân sự tại địa phương.

Điều 7. Nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong quản lý di tích

1. Sở Văn hóa và Thể thao

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về di tích.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Theo dõi, đôn đốc, giám sát và thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

c) Chủ trì lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tổ chức tu sửa cấp thiết, cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích đối với các di tích được giao trực tiếp quản lý.

d) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch; thẩm định dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố đối với di tích cấp tỉnh.

e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về di tích, về nếp sống văn hóa, lễ hội tại các di tích, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích.

g) Tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di tích.

h) Xem xét thỏa thuận đối với dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích nhưng có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích cấp tỉnh.

i) Phối hợp với các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện để đưa các di tích vào quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

k) Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng đề án thu phí, lệ phí tham quan các di tích trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

l) Tổ chức các hoạt động, dịch vụ hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động, dịch vụ tại di tích để khai thác, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.

m) Xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực đội ngũ thuyết minh viên, cải thiện dịch vụ, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại các di tích để thu hút khách tham quan du lịch.

n) Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức hoạt động khảo cổ, nghiên cứu khoa học về di tích; thực hiện việc thống kê, phân loại, quản lý hồ sơ khoa học di tích; kiểm kê, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh; bảo vệ, bảo đảm vệ sinh môi trường, thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan, thăm viếng di tích được giao trực tiếp quản lý.

o) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý di tích do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy định của pháp luật và tình hình cụ thể để giao đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn phù hợp, hiệu quả.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, đề xuất, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai việc khai thác, sử dụng, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển văn hóa, du lịch trên địa bàn.

c) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương.

d) Đề xuất danh mục kiểm kê di tích, lập hồ sơ xếp hạng, hủy bỏ xếp hạng di tích; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc lập hồ sơ xếp hạng di tích trên địa bàn.

e) Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý những hành vi xâm phạm, vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến di tích; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo thẩm quyền.

g) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc địa bàn quản lý của địa phương.

h) Chủ trì lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tổ chức tu sửa cấp thiết và cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích đối với các di tích được giao trực tiếp quản lý.

i) Quản lý, giám sát việc tổ chức lễ hội tại các di tích trên địa bàn theo thẩm quyền.

k) Bảo vệ, bảo đảm vệ sinh môi trường, thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan, thăm viếng đối với các di tích do địa phương trực tiếp quản lý.

l) Chủ động cân đối, bố trí kinh phí hàng năm của địa phương để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích được giao trực tiếp quản lý; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được giao trực tiếp quản lý theo các đề án, dự án được duyệt. Hàng năm, báo cáo kế hoạch quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích cho Sở Văn hóa và Thể thao để theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

m) Thu nhận và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện trên địa bàn, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa. Tiếp nhận những thông tin liên quan đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và báo cáo cơ quan cấp trên.

n) Chỉ đạo công tác kiểm kê, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa phương; ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn theo thẩm quyền.

o) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn tích cực tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích ở địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác quản lý nhà nước đối với các di tích trên địa bàn. Tổ chức quản lý, bảo vệ đất đai, mặt bằng, cảnh quan và không gian các di tích đã được xếp hạng và các công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh trên địa bàn.

b) Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi xâm phạm làm ảnh hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Quản lý, giám sát việc tổ chức lễ hội tại các di tích trên địa bàn và các di tích do địa phương trực tiếp quản lý theo thẩm quyền.

4. Ban, tổ quản lý di tích

a) Xây dựng các biện pháp bảo vệ di tích để thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung phân công của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.

b) Quản lý, bảo vệ, phát huy toàn bộ giá trị vật thể và phi vật thể của di tích; kiểm tra định kỳ và báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp về hiện trạng của di tích.

c) Có trách nhiệm bảo vệ di tích, trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa và thể thao nơi gần nhất.

d) Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra những vi phạm pháp luật tại di tích như: Việc tu bổ, sơn, sửa, tự ý di dời, bổ sung các hiện vật, đồ thờ cúng tại các di tích khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; các hành vi xâm lấn đất đai, xây dựng làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan môi trường di tích và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến di tích.

e) Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn thu hợp pháp tại di tích (bằng tiền và hiện vật), định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.

Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác di tích; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích

1. Thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo các quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc khai thác, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển văn hóa, du lịch (khi được phân cấp).

2. Tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm di tích; lập bảng hướng dẫn, nội quy bảo vệ di tích.

3. Báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đối với các di tích được phân cấp quản lý.

4. Phối hợp với các ngành chức năng tiến hành việc cắm mốc khoanh vùng các di tích theo quy hoạch đã được phê duyệt.

5. Thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội được tổ chức tại di tích; giữ gìn vệ sinh môi trường; bảo đảm an toàn và phòng, chống cháy nổ tại di tích.

6. Không lợi dụng việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi cá nhân, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái với pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc.

7. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu về di tích.

8. Được tổ chức thu phí tham quan di tích khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật.

9. Được tổ chức các hoạt động lễ hội, các dịch vụ nhằm khai thác, phát huy giá trị di tích khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp di tích không được tự ý di dời, tu sửa, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật di tích hoặc tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

11. Thực hiện trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 9. Nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích

1. Nguồn tài chính để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích

a) Ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

b) Nguồn thu phí tham quan và các nguồn hợp pháp khác: Thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

c) Nguồn xã hội hóa được tiếp nhận, quản lý, sử dụng theo nguyên tắc công khai, minh bạch, chi đúng mục đích, đúng quy định và được sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp quản lý. Các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích, thu tiền công đức... được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo phân cấp ngân sách hiện hành: Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí đối với các di tích được giao Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp quản lý; ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối, bố trí kinh phí đối với các di tích được giao trực tiếp quản lý trên địa bàn. Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được giao ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý theo các đề án, dự án được duyệt.

3. Tiền lương cho hợp đồng lao động làm các công việc hỗ trợ, phục vụ, chuyên môn, nghiệp vụ, tiền hỗ trợ thù lao cho người trông coi trực tiếp di tích hàng tháng được chi từ nguồn thu công đức và nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích. Trường hợp di tích không có nguồn thu này hoặc nguồn thu không bảo đảm, ủy ban nhân dân nơi được phân công quản lý di tích có trách nhiệm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách được giao sau khi xin ý kiến của hội đồng nhân dân cùng cấp.

4. Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

Điều 10. Kiểm kê di tích

1. Công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, đáp ứng được các tiêu chí quy định của Luật Di sản văn hóa và quy định của pháp luật có liên quan nhưng chưa được xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh phải được kiểm kê, lập danh mục kiểm kê di tích và đánh giá, tiến tới lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích.

2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện kiểm kê di tích trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, công bố hoặc điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm kê di tích.

Định kỳ hàng năm, tổng hợp số liệu về những biến động các công trình thuộc danh mục kiểm kê để thống nhất kế hoạch xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ 05 năm thực hiện rà soát và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Bình Định.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đề xuất danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn; hàng năm rà soát, đề xuất bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn, gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 11. Xếp hạng di tích

1. Đối tượng lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích

a) Công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích.

b) Ưu tiên lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích đối với các công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích; trường hợp không thuộc danh mục kiểm kê di tích, việc lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Nội dung hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích

Hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành.

3. Thẩm quyền lập, thẩm định hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích và quyết định xếp hạng di tích.

a) Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo đơn vị chuyên môn nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.

b) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì kiểm tra, rà soát các nội dung, thành phần hồ sơ khoa học theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành; đánh giá, thẩm định hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia; trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Điều 12. Tổ chức công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích

1. Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc ủy quyền cơ quan, đơn vị được phân cấp trực tiếp quản lý di tích tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

2. Cơ quan, đơn vị được phân cấp trực tiếp quản lý di tích tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.

Điều 13. Hủy bỏ xếp hạng di tích

1. Trường hợp phải hủy bỏ xếp hạng di tích đối với các di tích đã xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi, cơ quan, đơn vị được phân cấp trực tiếp quản lý di tích phải có văn bản đề nghị gửi Sở Văn hóa và Thể thao.

2. Sở Văn hóa và Thể thao rà soát, tham mưu và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét việc hủy bỏ xếp hạng di tích.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hủy bỏ Quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; xem xét, có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hủy bỏ Quyết định xếp hạng di tích quốc gia; xem xét, có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Điều 14. Quản lý khu vực bảo vệ và không gian di tích

1. Công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích phải được bảo vệ về đất đai, mặt bằng và không gian. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ các công trình này.

2. Các di tích đã được xếp hạng phải được bảo vệ, quản lý về đất đai theo các quy định sau:

a) Đối với đất có di tích do tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, sử dụng đất có di tích.

b) Đối với đất có di tích không thuộc quy định tại điểm a khoản này, ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích.

c) Đối với đất có di tích bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

d) Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích đó.

3. Di tích đã được xếp hạng phải thực hiện cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích, cụ thể:

a) Công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Hình thức, quy cách, cách thực hiện cột mốc phải được thực hiện đúng quy định, bảo đảm an toàn giao thông; không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường di tích; không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.

c) Cơ quan, đơn vị được phân cấp trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm tổ chức cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích; kinh phí do cơ quan, đơn vị được phân cấp trực tiếp quản lý di tích bố trí thực hiện.

4. Cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý di tích có trách nhiệm xây dựng nội quy, bảng trích giới thiệu nội dung di tích đối với các di tích được xếp hạng.

5. Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành.

6. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di tích, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 15. Quản lý hiện vật tại di tích

1. Hiện vật thuộc di tích phải được kiểm kê, ghi đầy đủ, chính xác các thông tin về tên gọi, mã số, nguồn gốc, niên đại, loại hiện vật, chất liệu, kích thước.

2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích không tự ý di dời, tu sửa, làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật là yếu tố gốc cấu thành di tích.

3. Việc tiếp nhận, bổ sung biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự mới vào di tích phải bảo đảm nguyên tắc sau:

a) Biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự được bổ sung phải có giá trị thẩm mỹ, phù hợp với với thuần phong mỹ tục Việt Nam; kích thước, kiểu dáng, màu sắc phù hợp với không gian kiến trúc và nội thất của di tích.

b) Tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý, bảo vệ và sử dụng di tích phải báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp xem xét về đề nghị tiếp nhận, bổ sung biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự mới vào di tích của các tổ chức, cá nhân.

c) Việc tiếp nhận, bổ sung biểu tượng, sản phẩm, linh vật, đồ thờ tự vào di tích chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp.

Điều 16. Quản lý hoạt động lễ hội tại di tích

1. Tổ chức lễ hội tại di tích phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và tổ chức lễ hội.

2. Quá trình tổ chức lễ hội tại di tích phải bảo đảm bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng, không gian và không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên, môi trường - sinh thái của di tích; thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp quản lý di tích.

3. Việc tổ chức lễ hội phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, lịch sử gắn liền với di tích và địa phương nơi có di tích. Không tổ chức hoặc phục hồi lễ hội tại di tích trái với thuần phong mỹ tục; không được lợi dụng lễ hội để truyền bá tư tưởng, văn hóa

phản động, tệ nạn xã hội, tuyên truyền, hành nghề mê tín dị đoan và các hoạt động mang tính chất cờ bạc dưới mọi hình thức.

4. Chương trình hoạt động trong quá trình diễn ra lễ hội đến khi kết thúc lễ hội tại di tích phải thực hiện đúng nội dung, giá trị, mục đích của lễ hội đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Hoạt động tại di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 17. Khai thác và phát huy giá trị di tích

1. Hoạt động dịch vụ tại di tích phải được bố trí ở vị trí thích hợp, bảo đảm nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan môi trường di tích, an ninh và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gắn với di tích.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, tham gia khai thác di tích có trách nhiệm bảo vệ, ngăn ngừa các hành vi xâm hại đến di tích, di vật; bảo đảm an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh tại di tích; giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích.

3. Thực hiện số hóa các di tích đã được xếp hạng.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Điều 18. Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

1. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; điều chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi tắt là quy hoạch tu bổ di tích); điều chỉnh quy hoạch tu bổ di tích được thực hiện theo Luật Di sản văn hóa, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật hiện hành.

b) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tu bổ di tích; điều chỉnh quy hoạch tu bổ di tích.

c) Tổ chức, cá nhân lập quy hoạch tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.

2. Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là dự án tu bổ di tích) thực hiện như sau:

Đối với dự án tu bổ di tích có sử dụng vốn đầu tư công: Thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về đầu tư công và quy định pháp luật khác có liên quan.

Đối với dự án, các hoạt động duy tu bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa di tích sử dụng vốn sự nghiệp, các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích, nguồn xã hội hóa thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương lập dự án của cấp được phân công quản lý di tích có các nội dung: Tên dự án, địa điểm; cấp xếp hạng; sự cần thiết đầu tư (gồm thông tin về hiện trạng di tích, tình trạng bảo quản, hiện trạng xuống cấp và các thông tin khác); mục tiêu đầu tư; quy mô, hạng mục dự kiến đầu tư; khái toán tổng mức đầu tư; thời gian thực hiện dự án; nguồn vốn đầu tư...

3. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật về xây dựng.

b) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích; điều chỉnh dự án tu bổ di tích.

c) Tổ chức, cá nhân lập dự án tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.

4. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích

a) Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích tổ chức lập thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích sau khi dự án tu bổ di tích được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

c) Tổ chức, cá nhân lập thiết kế tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.

5. Thi công tu bổ di tích

a) Việc chuẩn bị và thực hiện thi công tu bổ di tích, tu sửa di tích cấp thiết thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

b) Tổ chức thi công tu bổ di tích và tổ chức tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật về hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

6. Nghiệm thu, bàn giao dự án tu bổ di tích

a) Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích thực hiện nghiệm thu, bàn giao công trình theo quy định của pháp luật, có sự tham gia của đại diện của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương liên quan.

b) Sau khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi 01 (một) bộ hồ sơ hoàn công dự án tu bổ di tích đến Sở Văn hóa và Thể thao để lưu hồ sơ di tích.

Điều 19. Bảo vệ an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại di tích

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có di tích và các tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan có biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các di tích; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi: Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích; các hành vi lợi dụng di tích để trục lợi; trộm cắp, mua bán, trao đổi, vận chuyển, đào bới trái phép hiện vật, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích và các hành vi vi phạm khác.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Văn hóa và Thể thao

Tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế này và triển khai thực hiện các nội dung sau:

a) Tổ chức phổ biến Quy chế này; định kỳ 05 năm sơ kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

b) Phân công cho các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung của Quy chế này; xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được giao quản lý.

c) Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan chức năng hướng dẫn việc thành lập ban, tổ quản lý di tích.

2. Sở Nội vụ

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan và ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đối với tổ chức, cá nhân quản lý, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại các di tích trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

c) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan chức năng hướng dẫn việc thành lập ban, tổ quản lý di tích.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa bảo đảm theo đúng quy định pháp luật hiện hành của nhà nước và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đối với di tích danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài chính

a) Căn cứ các chế độ tài chính hiện hành, bảo đảm kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng và phát huy giá trị di tích.

b) Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về phí, lệ phí, về việc thu nộp, sử dụng phí, lệ phí và nguồn thu hợp pháp khác cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Xây dựng

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan tham gia ý kiến về chủ trương lập nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tham gia thẩm định các đồ án quy hoạch, thiết kế các công trình xây dựng trong khu di tích theo thẩm quyền.

b) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ngành liên quan tham gia ý kiến về các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới di tích, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc ảnh hưởng đến di tích trên địa bàn tỉnh.

c) Phối hợp kiểm tra việc thực hiện các dự án quy hoạch, xây dựng, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.

b) Chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích ở địa phương.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan và ủy ban nhân dân cấp huyện khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thuộc khu di tích; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi, ao, hồ, đầm phù hợp với yêu cầu bảo vệ, bảo tồn di tích theo quy định của pháp luật.

9. Sở Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan và ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quảng bá, tổ chức khai thác các tuyến tham quan phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.

10. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc đề xuất nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án khoa học phục vụ việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

b) Chủ trì xây dựng, hướng dẫn ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện số hóa hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

12. Công an tỉnh

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hoạt động xâm phạm di tích trên địa bàn tỉnh.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các huyện, thị xã, thành phố trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ tại các di tích; thực hiện công tác phòng, chống hoạt động xâm phạm di tích đã được phân cấp cho địa phương.

13. Ủy ban nhân dân cấp huyện

Tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế này và triển khai thực hiện các nội dung sau:

a) Phân công cho các phòng, ban chức năng thực hiện các nội dung của Quy chế này; xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được giao quản lý.

b) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào đặc điểm, tình hình và yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở địa phương để hợp đồng lao động tại di tích, thành lập ban, tổ quản lý di tích, bảo đảm phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mỗi địa phương và thẩm quyền, trách nhiệm của cấp xã.

c) Hàng năm, có kế hoạch phân bổ kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích được giao trực tiếp quản lý.

d) Định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện Quy chế này gửi về Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 30/11.

14. Ủy ban nhân dân cấp xã

Tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế này và triển khai thực hiện các nội dung sau:

a) Phân công cho các ban, ngành, đoàn thể thực hiện các nội dung tại Quy chế này; xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước các di tích trên địa bàn.

b) Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này cho ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 21. Điều khoản thi hành

1. Những nội dung không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung quy chế cho phù hợp./.

 

DANH MỤC

PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 16/2024/QĐ-UBND ngày 24/5/2024 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

Tên di tích

Địa điểm

Cấp di tích

Số quyết định

Ngày ban hành

Loại hình

Ghi chú

A

SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO: 22 di tích (02 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích quốc gia và 02 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

I

DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT: 02

 

 

 

 

 

 

01

Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt

Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn

Quốc gia đặc biệt

2408/QĐ- TTg

31-12-2014

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

02

Tháp Chăm Dương Long

Xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn

Quốc gia đặc biệt

2367/QĐ- TTg

23-12-2015

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

II

DI TÍCH QUỐC GIA: 18

 

 

 

 

 

 

01

Tháp Đôi

Phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn

Quốc gia

92-VHTT/QĐ

10-7-1980

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

02

Tháp Bánh Ít

Xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước

Quốc gia

147-VU/QĐ

24-12-1982

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

03

Tháp Cánh Tiên

Xã Nhơn Hậu, TX. An Nhơn

Quốc gia

147-VU/QĐ

24-12-1982

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

04

Tháp Bình Lâm

Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước

Quốc gia

2015-QĐ/BT

16-12-1993

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

05

Tháp Phú Lốc

Phường Nhơn Thành, TX. An Nhơn

Quốc gia

1568-QĐ/BT

20-4-1995

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

06

Tháp Thủ Thiện

Xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1568-QĐ/BT

20-4-1995

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc Champa

07

Lò gốm cổ Gò Sành

Phường Nhơn Hòa, TX. An Nhơn

Quốc gia

95-1998-QĐ/BVHTT

24-01-1998

Khảo cổ

Khảo cổ Champa

08

Thành Hoàng Đế

Xã Nhơn Hậu, phường Đập Đá, phường Nhơn Thành, TX. An Nhơn

Quốc gia

147-VU/QĐ

24-12-1982

Lịch sử

Di tích Champa và phong trào Tây Sơn

09

Từ đường Bùi Thị Xuân Đền thờ Bùi Thị Xuân

Xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1288-VH/QĐ

16-11-1988

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

10

Từ đường Võ Văn Dũng Đền thờ Võ Văn Dũng

Xã Tây Phú, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1288-VH/QĐ

16-11-1988

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

11

Địa điểm Gò Lăng - Quê mẹ của các thủ lĩnh nghĩa quân Tây Sơn

Xã Bình Thành, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1288-VH/QĐ

16-11-1988

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

12

Gò Đá Đen

Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1288-VH/QĐ

16-11-1988

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

13

Khu Tân phủ Càn Dương

Thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát

Quốc gia

1288-VH/QĐ

16-11-1988

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

14

Phế tích Thành Chánh Mẫn

Xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát

Quốc gia

65 QĐ/BT

16-01-1995

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

15

Căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn (Vườn cam)

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh

Quốc gia

65 QĐ/BT

16-01-1995

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

16

Chùa Thập Tháp

Phường Nhơn Thành, TX. An Nhơn

Quốc gia

34-VH/QĐ

09-01-1990

Kiến trúc nghệ thuật

Kiến trúc cổ

17

Khu căn cứ Núi Bà

Huyện Phù Cát

Quốc gia

152-QĐ/BT

25-01-1994

Lịch sử và thắng cảnh

Khu căn cứ cách mạng

18

Lăng Mai Xuân Thưởng

Xã Bình Tường, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1568-QĐ/BT

20-4-1995

Lịch sử

Lưu niệm danh nhân

III

DI TÍCH CẤP TỈNH: 02

 

 

 

 

 

 

01

Lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn tam kiệt

Xã Bình Thành, huyện Tây Sơn

Cấp tỉnh

685/QĐ- UBND

13-12-2012

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

02

Đài Kính Thiên

Xã Bình Tường, huyện Tây Sơn

Cấp tỉnh

1803/QĐ- UBND

24-5-2017

Lịch sử

Phong trào Tây Sơn

B

UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ: 125 di tích (16 di tích quốc gia và 109 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

I

THÀNH PHỐ QUY NHƠN: 10 di tích (03 di tích quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Khu Bãi Nhạn, núi Tam Tòa

Phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn

Quốc gia

1288-VH-QĐ

16-11-1988

Lịch sử

 

02

Thắng cảnh Gành Ráng

Phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn

Quốc gia

2009/QĐ

15-11-1991

Danh lam thắng cảnh

 

03

Nhà số 9 Đào Duy Từ

Phường Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn

Quốc gia

95-1998-QĐ/BVHTT

24-01-1998

Lịch sử

 

04

Nhà tù Phú Tài

Phường Trần Quang Diệu

Cấp tỉnh

877/QĐ-UB

25-3-2002

Lịch sử

 

05

Chùa Ông Nhiêu (Đền Quan Thánh)

Phường Trần Hưng Đạo

Cấp tỉnh

879/QĐ-UB

25-3-2002

Lịch sử

 

06

Đền thờ, tượng đài danh nhân Trần Hưng Đạo

Phường Thị Nại và phường Hải Cảng

Cấp tỉnh

561/QĐ- UBND

10-9-2007

Lịch sử và kiến trúc

 

07

Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Phường Hải Cảng

Cấp tỉnh

845/QĐ- UBND

24-12-2007

Lịch sử

 

08

Đình Cẩm Thượng

Phường Trần Hưng Đạo

Cấp tỉnh

324/QĐ- UBND

20-7-2010

Lịch sử

 

09

Lũy cổ Phương Mai

Phường Hải Cảng

Cấp tỉnh

325/QĐ- UBND

20-7-2010

Lịch sử

 

10

Lăng ông Nam Hải vạn đầm Hưng Lương

Xã Nhơn Lý

Cấp tỉnh

2011/QĐ- UBND

12-6-2015

Lịch sử

 

II

HUYỆN TUY PHƯỚC: 15 di tích (02 di tích quốc gia, 13 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Nơi diễn ra Vụ thảm sát Nho Lâm (1966)

Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước

Quốc gia

2009/QĐ

15-11-1991

Lịch sử

 

02

Mộ Đào Tấn

Xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước

Quốc gia

95-1998-QĐ/BVHTT

24-01-1998

Lịch sử

 

03

Những điểm ghi lại tội ác của quân Nam Triều Tiên tàn sát nhân dân ngày 22 tháng 12 năm 1965 tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (Vụ thảm sát Tân Giản)

Xã Phước Hòa

Cấp tỉnh

6217/QĐ-UB

25-11-1994

Lịch sử

 

04

Đình làng Vinh Thạnh

Xã Phước Lộc

Cấp tỉnh

425/QĐ-UB

24-02-2000

Lịch sử

 

05

Đình Văn chỉ Tuy Phước

Thị trấn Tuy Phước

Cấp tỉnh

427/QĐ-UB

24-02-2000

Lịch sử

 

06

Lăng mộ ông Lê Công Miễn - Đại văn thần triều Tây Sơn

Xã Phước Hiệp

Cấp tỉnh

782/QĐ-UB

24-3-2000

Lịch sử

 

07

Vụ thảm sát Vinh Quang 1965

Xã Phước Sơn

Cấp tỉnh

41/QĐ- UBND

09-01-2006

Lịch sử

 

08

Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu

Xã Phước Hòa

Cấp tỉnh

326/QĐ- UBND

20-7-2010

Lịch sử

 

09

Chùa Bà

Xã Phước Quang

Cấp tỉnh

329/QĐ- UBND

20-7-2010

Lịch sử

 

10

Nơi thành lập Chi bộ Đề pô Diêu Trì

Thị trấn Diêu Trì

Cấp tỉnh

484/QĐ- UBND

27-8-2012

Lịch sử

 

11

Mộ Lê Đại Cang

Xã Phước Hiệp

Cấp tỉnh

2746/QĐ- UBND

27-9-2013

Lịch sử

 

12

Mộ Phó tướng Lê Tuyên

Xã Phước Nghĩa

Cấp tỉnh

4066/QĐ- UBND

11-11-2015

Lịch sử

 

13

Mộ Nguyễn Diêu

Xã Phước Sơn

Cấp tỉnh

312/QĐ- UBND

01-02-2016

Lịch sử

 

14

Nước Mặn - Nơi phôi thai chữ Quốc ngữ

Xã Phước Quang

Cấp tỉnh

4165/QĐ- UBND

02-11-2017

Lịch sử

 

15

Đình Ngọc Thạnh

Xã Phước An

Cấp tỉnh

1540/QĐ- UBND

16-5-2022

Lịch sử

 

III

THỊ XÃ AN NHƠN: 17 di tích (02 di tích quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Chùa Nhạn Sơn (Chùa Ông Đá)

Xã Nhơn Hậu, TX. An Nhơn

Quốc gia

08/2001/QĐ-BVHTT

13-3-2001

Kiến trúc nghệ thuật

 

02

Thành Cha

Xã Nhơn Lộc, TX. An Nhơn

Quốc gia

62/2003/QĐ-BVHTT

27-11-2003

Kiến trúc

 

03

Phủ thành Quy Nhơn

Phường Nhơn Thành

Cấp tỉnh

2426/QĐ- UB

11-10-1996

Lịch sử

 

04

Nơi thành lập Chi bộ Hồng Lĩnh

Xã Nhơn Mỹ

Cấp tỉnh

1111/QĐ- UB

12-5-1997

Lịch sử

 

05

Vụ thảm sát Kim Tài

Xã Nhơn Phong

Cấp tỉnh

881/QĐ-UB

25-3-2002

Lịch sử

 

06

Mộ tập thể chiến sĩ Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 12 Sư đoàn Sao Vàng

Phường Đập Đá

Cấp tỉnh

8741/QĐ- UB

20-10-2003

Lịch sử

 

07

Cột cờ thành Bình Định

Phường Bình Định

Cấp tỉnh

336/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

08

Miếu Bà

Xã Nhơn Phong

Cấp tỉnh

40/QĐ- UBND

09-01-2006

Lịch sử

 

09

Văn Miếu

Phường Nhơn Thành

Cấp tỉnh

43/QĐ- UBND

09-01-2006

Lịch sử

 

10

Khu căn cứ cách mạng An Trường (1955 - 1975)

Xã Nhơn Tân

Cấp tỉnh

562/QĐ- UBND

10-9-2007

Lịch sử

 

11

Đền thờ Võ Duy Dương

Xã Nhơn Tân

Cấp tỉnh

846/QĐ- UBND

24-12-2007

Lịch sử

 

12

Gò Chàm

Phường Nhơn Hưng

Cấp tỉnh

2185/QĐ- UBND

23-6-2015

Lịch sử

 

13

Bàu Sấu - Kỳ Đồng

Xã Nhơn Mỹ

Cấp tỉnh

1195/QĐ- UBND

05-4-2017

Lịch sử

 

14

Địa điểm nhà thầy Trương Văn Hiến

Xã Nhơn Phúc

Cấp tỉnh

709/QĐ- UBND

07-3-2019

Lịch sử

 

15

Trường thi Bình Định

Phường Nhơn Hòa và xã Nhơn Lộc

Cấp tỉnh

1539/QĐ- UBND

16-5-2022

Lịch sử

 

16

Đền thờ Châu – Trần Nhị thị

Phường Nhơn Hưng

Cấp tỉnh

1680/QĐ- UBND

14-5-2024

Lịch sử

 

17

Mộ Tiến sĩ Hồ Sĩ tạo

Phường Nhơn Hưng

Cấp tỉnh

1681/QĐ- UBND

14-5-2024

Lịch sử

 

IV

HUYỆN TÂY SƠN: 11 di tích (02 di tích quốc gia và 09 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Những địa điểm ghi lại tội ác của quân Nam Triều Tiên tàn sát nhân dân từ ngày 2-2-1966 đến ngày 26-2-1966 tại Bình An (Vụ thảm sát Bình An)

Xã Tây Vinh, Tây Bình, Tây An, huyện Tây Sơn

Quốc gia

1288-VH/QĐ

16-11-1988

Lịch sử

 

02

Địa điểm lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Huyện đường Bình Khê

Xã Tây Giang

Quốc gia

616/QĐ- BVHTTDL

05-3-2018

Lịch sử

 

03

Di tích danh thắng Hầm Hô

Xã Tây Phú

Cấp tỉnh

278/QĐ-UB

17-02-1995

Danh lam thắng cảnh

 

04

Chiến thắng Thuận Ninh

Xã Bình Tân

Cấp tỉnh

4290/QĐ- UB

16-12-1998

Lịch sử

 

05

Khu lò gốm cổ Gò Hời

Xã Tây Vinh

Cấp tỉnh

8738/QĐ- UB

20-10-2003

Khảo cổ

 

06

Mộ Võ Xán

Xã Bình Hòa

Cấp tỉnh

8740/QĐ- UB

20-10-2003

Lịch sử

 

07

Đền thờ Văn Phong

Xã Tây An

Cấp tỉnh

618/QĐ- UBND

09-11-2012

Lịch sử

 

08

Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong Tú Thủy

Thị trấn Phú Phong

Cấp tỉnh

314/QĐ- UBND

01-02-2016

Lịch sử

 

09

Chiến thắng Chốt Lò Rèn

Xã Bình Thành

Cấp tỉnh

1193/QĐ- UBND

05-4-2017

Lịch sử

 

10

Chiến thắng Thuận Hạnh

Xã Bình Thuận

Cấp tỉnh

256/QĐ- UBND

26-01-2018

Lịch sử

 

11

Chiến thắng Đồng Ấu

Xã Tây Vinh

Cấp tỉnh

170/QĐ- UBND

25-01-2022

Lịch sử

 

V

HUYỆN PHÙ CÁT: 06 di tích cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

01

Gò Kho - Đầm Đạm Thủy - Cửa Đề Gi

Xã Cát Minh và Cát Khánh

Cấp tỉnh

2348/QĐ- UB

30-9-1996

Lịch sử

 

02

Khu căn cứ cách mạng Hòn Chè

Xã Cát Sơn

Cấp tỉnh

334/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

03

Vụ thảm sát thôn Hưng Trị

Xã Cát Thắng

Cấp tỉnh

2186/QĐ- UBND

23-6-2015

Lịch sử

 

04

Vụ thảm sát thôn An Nông

Xã Cát Nhơn

Cấp tỉnh

2187/QĐ- UBND

23-6-2015

Lịch sử

 

05

Chiến thắng Hội Sơn

Xã Cát Sơn

Cấp tỉnh

710/QĐ- UBND

07-3-2019

Lịch sử

 

06

Đền thờ Nguyễn Trung Trực

Xã Cát Hải

Cấp tỉnh

1538/QĐ- UBND

16-5-2022

Lịch sử

 

VI

HUYỆN PHÙ MỸ: 13 di tích (01 di tích quốc gia và 12 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông

Xã Mỹ Phong

Quốc gia

2015-QĐ/BT

16-12-1993

Lịch sử

 

02

Những điểm ghi lại tội ác của Mỹ ngụy tàn sát nhân dân từ năm 1954 - 1975 tại thôn Bình Trị, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ (Cầu Bình Trị - Đập Cây Kê)

Xã Mỹ Quang (nay là thị trấn Phù Mỹ)

Cấp tỉnh

6216/QĐ- UB

25-11-1994

Lịch sử

 

03

Vụ thảm sát Thôn 10

Xã Mỹ Thắng

Cấp tỉnh

428/QĐ-UB

24-02-2000

Lịch sử

 

04

Vụ thảm sát Gò Vàng

Xã Mỹ Hòa

Cấp tỉnh

429/QĐ-UB

24-02-2000

Lịch sử

 

05

Chiến thắng Gò Cớ

Xã Mỹ Đức

Cấp tỉnh

339/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

06

Chiến thắng Đồi Miếu

Xã Mỹ Chánh

Cấp tỉnh

414/QĐ- UBND

16-6-2009

Lịch sử

 

07

Nơi yên nghỉ của nhà yêu nước Bùi Điền

Xã Mỹ Hòa

Cấp tỉnh

415/QĐ- UBND

16-6-2009

Lịch sử

 

08

Chiến thắng Cầu Cương

Xã Mỹ Hiệp

Cấp tỉnh

416/QĐ- UBND

16-6-2009

Lịch sử

 

09

Căn cứ Hố Đá Bàn

Xã Mỹ An

Cấp tỉnh

417/QĐ- UBND

16-6-2009

Lịch sử

 

10

Núi Mun

Xã Mỹ Tài

Cấp tỉnh

698/QĐ- UBND

28-12-2011

Lịch sử

 

11

Đình Vạn An

Xã Mỹ Châu

Cấp tỉnh

699/QĐ- UBND

28-12-2011

Lịch sử

 

12

Cửa khẩu Đèo Nguỵ - Dốc Dài

Xã Mỹ Hiệp

Cấp tỉnh

2766/QĐ- UBND

30-9-2013

Lịch sử

 

13

Hòn Đụn

Xã Mỹ Thọ

Cấp tỉnh

2767/QĐ- UBND

30-9-2013

Lịch sử

 

VII

THỊ XÃ HOÀI NHƠN: 25 di tích (03 di tích quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Đền thờ Đào Duy Từ

Phường Hoài Thanh Tây

Quốc gia

2754-QĐ/BT

15-10-1994

Lịch sử

 

02

Địa điểm Chiến thắng Đồi 10

Xã Hoài Châu Bắc

Quốc gia

44/2006/QĐ-BVHTT

31-3-2006

Lịch sử

 

03

Địa điểm lưu niệm cuộc biểu tình năm 1931 tại cây số 7 Tài Lương

Phường Hoài Thanh Tây

Quốc gia

323/QĐ-BVHTTDL

26-01-2011

Lịch sử

 

04

Nơi thành lập Chi bộ Cửu Lợi

Phường Tam Quan Nam

Cấp tỉnh

1881/QĐ- UB

10-8-1996

Lịch sử

 

05

Chiến thắng Chợ Cát

Phường Hoài Hảo

Cấp tỉnh

4291/QĐ- UB

16-12-1998

Lịch sử

 

06

Vụ thảm sát Ngã Ba Đình

Xã Hoài Sơn

Cấp tỉnh

878/QĐ-UB

25-3-2002

Lịch sử

 

07

Vụ thảm sát tại nhà thờ Thác Đá Hạ

Phường Hoài Đức

Cấp tỉnh

8737/QĐ- UB

20-10-2003

Lịch sử

 

08

Mộ Cống quận công Trần Đức Hòa

Xã Hoài Sơn

Cấp tỉnh

333/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

09

Cấm An Sơn - Nơi thành lập Ủy ban khởi nghĩa huyện Hoài Nhơn năm 1945

Xã Hoài Châu

Cấp tỉnh

337/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

10

Bãi biển Lộ Diêu - Nơi cập bến tàu không số chi viện vũ khí vào khu V

Xã Hoài Mỹ

Cấp tỉnh

338/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

11

Trận tập kích trụ sở ngụy quyền xã Hoài Tân năm 1960

Phường Hoài Tân

Cấp tỉnh

363/QĐ-UB

25-5-2005

Lịch sử

 

12

Động Cườm - Di tích văn hoá Sa Huỳnh

Phường Tam Quan Nam

Cấp tỉnh

364/QĐ-UB

25-5-2005

Khảo cổ

 

13

Chiến thắng Đệ Đức

Phường Hoài Tân

Cấp tỉnh

39/QĐ- UBND

09-01-2006

Lịch sử

 

14

Trận tập kích trụ sở nguỵ quyền xã Hoài Sơn năm 1961

Xã Hoài Sơn

Cấp tỉnh

568/QĐ- UBND

08-3-2013

Lịch sử

 

15

Trạm phẫu Huyện đội Hoài Nhơn

Xã Hoài Mỹ

Cấp tỉnh

255/QĐ- UBND

26-01-2018

Lịch sử

 

16

Địa đạo Gò Quánh

Phường Hoài Thanh

Cấp tỉnh

711/QĐ- UBND

07-3-2019

Lịch sử

 

17

Trận ném bom Chợ Đề

Phường Hoài Thanh Tây

Cấp tỉnh

169/QĐ- UBND

15-01-2022

Lịch sử

 

18

Dốc Cát

Phường Hoài Hảo

Cấp tỉnh

171/QĐUBND

15-01-2022

Lịch sử

 

19

Địa điểm ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định

Phường Hoài Thanh

Cấp tỉnh

172/QĐ- UBND

15-01-2022

Lịch sử

 

20

Địa điểm Nhà tù Lầu Ông Tánh

Phường Tam Quan

Cấp tỉnh

173/QĐ- UBND

15-01-2022

Lịch sử

 

21

Lăng Ông Nam Hải Vạn Kim Giao

Xã Hoài Hải

Cấp tỉnh

174/QĐ- UBND

15-01-2022

Lịch sử

 

22

Chiến thắng Đồi Thường

Phường Hoài Hương

Cấp tỉnh

73/QĐ- UBND

09-01-2023

Lịch sử

 

23

Nơi tưởng niệm liệt sĩ Thanh niên xung phong tỉnh Bình Định

Phường Hoài Hảo

Cấp tỉnh

4025/QĐ- UBND

01-11-2023

Lịch sử

 

24

Trạm Bác Ái II

Xã Hoài Phú

Cấp tỉnh

4026/QĐ- UBND

01-11-2023

Lịch sử

 

25

Địa điểm lưu niệm Sở Công an Nam Trung Bộ

Phường Bồng Sơn

Cấp tỉnh

4554/QĐ- UBND

08-12-2023

Lịch sử

 

VIII

HUYỆN HOÀI ÂN: 15 di tích (01 di tích quốc gia và 14 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Đền thờ Tăng Bạt Hổ

Xã Ân Thạnh

Quốc gia

2914/QĐ-BVHTTDL

26-8-2013

Lịch sử

 

02

Chiến thắng Gò Loi

Xã Ân Tường (nay là xã Ân Tường Tây)

Cấp tỉnh

1879/QĐ - UB

10-8-1996

Lịch sử

 

03

Chiến thắng Chi khu quận lỵ Hoài Ân

Xã Ân Phong

Cấp tỉnh

1880/QĐ - UB

10-8-1996

Lịch sử

 

04

Chiến thắng Núi Chéo

Xã Ân Thạnh

Cấp tỉnh

876/QĐ-UB

25-3-2002

Lịch sử

 

05

Rừng Bà Bơi - Nơi thành lập Sư đoàn 3

Xã Bok Tơi

Cấp tỉnh

42/QĐ- UBND

09-01-2006

Lịch sử

 

06

Nơi thành lập Chi bộ Vạn Đức huyện Hoài Ân năm 1931

Xã Ân Tín

Cấp tỉnh

322/QĐ- UBND

06-6-2007

Lịch sử

 

07

Chiến thắng Xuân Sơn

Xã Ân Hữu

Cấp tỉnh

325/QĐ- UBND

06-6-2007

Lịch sử

 

08

Địa đạo Núi Bụt

Xã Ân Phong

Cấp tỉnh

418/QĐ- UBND

16-6-2009

Lịch sử

 

09

Căn cứ Khu ủy khu V

Xã Ân Thạnh

Cấp tỉnh

327/QĐ- UBND

20-7-2010

Lịch sử

 

10

Nơi thành lập Trường Đảng Liên khu V

Xã Ân Tường Đông

Cấp tỉnh

328/QĐ- UBND

20-7-2010

Lịch sử

 

11

Đình làng An Thường

Xã Ân Thạnh

Cấp tỉnh

444/QĐ- UBND

06-9-2011

Kiến trúc nghệ thuật

 

12

Truông Mây - Chàng Lía

Xã Ân Đức

Cấp tỉnh

109/QĐ- UBND

06-3-2012

Lịch sử

 

13

Văn chỉ Hoài Ân

Xã Ân Thạnh

Cấp tỉnh

110/QĐ- UBND

06-3-2012

Lịch sử

 

14

Cầu Bến Muồng

Xã Ân Mỹ

Cấp tỉnh

313/QĐ- UBND

01-02-2016

Lịch sử

 

15

Chiến thắng Đồi 174

Xã Ân Mỹ

Cấp tỉnh

1194/QĐ- UBND

05-4-2017

Lịch sử

 

IX

HUYỆN AN LÃO: 08 di tích (01 di tích quốc gia và 07 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Chiến thắng An Lão

Xã An Tân

Quốc gia

1458/QĐ- BVHTTDL

18-4-2013

Lịch sử

 

02

Địa điểm in bạc tín phiếu Liên khu V

Xã An Hòa

Cấp tỉnh

2737/QĐ- UBND

27-9-2013

Lịch sử

 

03

Vụ thảm sát Đá Bàn

Xã An Hưng

Cấp tỉnh

2738/QĐ- UBND

27-9-2013

Lịch sử

 

04

Gộp đá lớn An Quang

Xã An Quang

Cấp tỉnh

2739/QĐ- UBND

27-9-2013

Lịch sử

 

05

Nơi đặt Đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp

Xã An Tân

Cấp tỉnh

2765/QĐ- UBND

30-9-2013

Lịch sử

 

06

Địa điểm trường Quân chính Quân khu V

Xã An Quang

Cấp tỉnh

3997/QĐ- UBND

25-12-2013

Lịch sử

 

07

Vụ thảm sát Giếng Đồn

Xã An Tân

Cấp tỉnh

3998/QĐ- UBND

25-12-2013

Lịch sử

 

08

Nơi thành lập Chi bộ Chính Nghĩa

Xã An Tân

Cấp tỉnh

1837/QĐ- UBND

01-6-2018

Lịch sử

 

X

HUYỆN VĨNH THẠNH: 04 di tích (01 di tích quốc gia, 03 di tích cấp tỉnh)

 

 

 

 

 

 

01

Địa điểm Gộp Nước Ló

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh

Quốc gia

39/2002/QĐ-BVHTT

30-12-2002

Lịch sử

 

02

Gò Đại Hội - Nơi thành lập Trung đoàn 96 - Chủ lực Liên khu 5

Xã Vĩnh Thịnh

Cấp tỉnh

563/QĐ- UBND Điều chỉnh tên tại QĐ 480/QĐ- UBND ngày 03-9-2008

10-9-2007

Lịch sử

 

03

Thành Tà Kơn

Xã Vĩnh Sơn

Cấp tỉnh

3999/QĐ- UBND

25-12-2013

Lịch sử và danh lam thắng cảnh

 

04

Địa điểm diễn ra các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ tại huyện Vĩnh Thạnh

Xã Vĩnh Kim

Cấp tỉnh

904/QĐ- UBND

19-3-2024

Lịch sử

 

XI

HUYỆN VÂN CANH: 03 di tích cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

01

Đồn lính Khố Xanh - Nơi diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945

Thị trấn Vân Canh

Cấp tỉnh

335/QĐ-UB

20-5-2005

Lịch sử

 

02

Đồi Đá Huê

Xã Canh Thuận

Cấp tỉnh

619/QĐ- UBND

09-11-2012

Lịch sử

 

03

Ga Mục Thịnh

Xã Canh Hòa

Cấp tỉnh

2188/QĐ- UBND

23-6-2015

Lịch sử

 

- Tổng số di tích đã được xếp hạng trên toàn tỉnh: 149 di tích.

- Số di tích phân cấp cho Sở Văn hóa và Thể thao quản lý: 22 di tích (02 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích quốc gia và 02 di tích cấp tỉnh).

- Số di tích phân cấp cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý: 127 di tích (16 di tích quốc gia và 111 di tích cấp tỉnh).