ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 01 năm 1986 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ CHỨC TRÁCH, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN PHƯỜNG, XÃ ĐỘI VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ TẬP TRUNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983 ;
- Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TƯ ngày 28-3-1985 của Thành ủy và Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 29-6-1985 của UBND Thành phố về việc cải tiến cơ chế quản lý và kiện toàn tổ chức cấp phường; để phát huy đầy đủ vai trò, chức trách nhiệm vụ của cán bộ phường, xã đội, động viên khuyến khích cán bộ, nhân viên phường, xã đội hoàn thành nhiệm vụ công tác quân sự địa phương ;
- Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về phân công nhiệm vụ chức trách, tổ chức biên chế và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên phường, xã đội và dân quân tự vệ tập trung.
Bản quy định này có giá trị thi hành kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ những điều quy định trước đây trái với bản quy định.
Điều 2: Giao cho Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, sau khi bàn bạc thống nhất với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, hướng dẫn cụ thể và quản lý việc thi hành quy định.
Điều 3: Các đ/c Chánh Văn phòng UBND thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các phường xã có trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ NHIỆM VỤ, CHỨC TRÁCH, TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN PHƯỜNG, XÃ ĐỘI VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ TẬP TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/QĐ-UB ngày 13-01-1986 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh)
Sau khi xem xét bản tường trình của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố về công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ năm 1985 và phương hướng xây dựng dân quân tự vệ năm 1986, thấy cần bảo đảm tính cơ động, tính sẵn sàng chiến đấu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời bình và khi có chiến tranh xảy ra.
Để quản lý chặt về số lượng và chất lượng dân quân tự vệ và quân dự bị ở cơ sở, bảo đảm cho công tác huấn luyện quân sự lực lượng vũ trang địa phương đáp ứng được yêu cầu sẳn sàng chiến đấu.
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về vị trí chức trách, tổ chức biên chế và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên phường, xã đội và dân quân tự vệ tập trung quận huyện như sau:
I. VỊ TRÍ CỦA BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ PHƯỜNG, XÃ
- Ban chỉ huy quân sự phường, xã là cơ quan quân sự của Đảng, chánh quyền, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự quản lý chỉ đạo của Ủy ban nhân dân phường, xã, có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác quân sự của Đảng, chánh quyền ở địa phương.
- Phường, xã đội trưởng là thành viên của UBND phường, xã chịu trách nhiệm về công tác quân sự, trực tiếp chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ là công cụ chuyên chính của chánh quyền nhân dân cơ sở, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở địa phương.
- Ban chỉ huy quân sự phường, xã là bộ máy quân sự ở cơ sở nằm trong hệ thống tổ chức của cơ quan quân sự địa phuơng, chịu sự chỉ huy chỉ đạo của Ban chỉ huy quân sự quận, huyện có trách nhiệm chấp hành triệt để các chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan quân sự địa phương cấp trên về mặt quân sự.
II. CHỨC TRÁCH CỦA BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ PHƯỜNG, XÃ:
Căn cứ vào 4 nhiệm vụ cơ bản của công tác quân sự địa phương – 8 nhiệm vụ thường xuyên thực hiện ở cơ sở và 3 chức năng cơ bản của cơ quan quân sự địa phương. Ban chỉ huy quân sự phường, xã có 10 chức trách chung như sau:
1. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục trong nhân dân về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quân sự địa phương của Đảng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
2. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp, mạnh mẽ, vững chắc đúng với vị trí chiến lược của lực lượng vũ trang nhân dân. Thường xuyên củng cố vững về chính trị, tư tưởng, chặt về tổ chức, giỏi về kỹ - chiến thuật, sẳn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ Tổ quốc.
3. Tiến hành công tác đăng ký và quản lý quân dự bị, làm tốt công tác tuyển quân trong thời bình, nhanh chóng động viên trong thời chiến, sẳn sàng bổ sung xây dựng quân thường trực.
4. Xây dựng phương án phòng thủ tác chiến, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ sẳn sàng chiến đấu, tổ chức tuần tra cảnh giác bảo vệ mục tiêu địa phương, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
5. Phối hợp với Công an nhân dân, các đoàn thể và các lực lượng khác giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở cơ sở vững chắc.
6. Chỉ huy, chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt xung kích lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, xây dựng các công trình công cộng ở địa phương, góp phần xây dựng hậu phương, củng cố quốc phòng.
7. Thường xuyên giáo dục chính trị trong lực lượng dân quân tự vệ quán triệt nhiệm vụ chính trị địa phương, nhiệm vụ dân quân tự vệ, nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật sẳn sàng làm tốt nhiệm vụ trên giao, coi trọng công tác Đảng, Đoàn và các hình thức chính trị trong lực lượng dân quân tự vệ.
8. Thường xuyên huấn luyện quân sự nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật – chiến thuật trong lực lượng dân quân tự vệ, huấn luyện quân sự phổ cập trong nhân dân, trong các trường học phổ thông, phát động phong trào rèn luyện thể thao quốc phòng trong thanh niên, nhằm xây dựng từng bước quân sự hóa toàn dân.
9. Thường xuyên giáo dục dân quân tự vệ gương mẫu và động viên nhân dân chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan quân sự địa phuơng cấp trên.
III. CHỨC TRÁCH TỪNG NGƯỜI
Ban chỉ huy quân sự phường, xã cùng chịu trách nhiệm chung về tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác quân sự địa phương ở cơ sở. Phân công từng mặt công tác quân sự chính trị là để có người chuyên trách, song đều có liên quan chịu trách nhiệm chung.
a) Chức trách Phường, Xã đội trưởng:
1. Chịu trách nhiệm làm tham mưu cho cấp ủy, dự thảo kế hoạch và các văn kiện khác về côgn tác quân sự của Đảng ở địa phương.
2. Tổ chức hợp đồng với các ban, ngành, đoàn thể triển khai nghị quyết quân sự của Đảng bộ địa phương thực hiện ra nhân dân.
3. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và tổ chức, trang bị và quản lý quân số trang bị tăng giảm hàng ngày, hàng tháng.
4. Xây dựng phương án bố phòng, tác chiến tại chỗ, bố trí lực lượng dân quan tự vệ tuần tran canh gácn bảo vệ mục tiêu, sẳn sàng chiến đấu.
5. Chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với Công an và các lực lượng khác giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội địa phương.
6. Tổ chức xây dựng mạng lưới quân báo nhân dân, cơ sở mật phục vụ yêu cầu đánh địch, trị an.
b) Chức trách của Phường, Xã Đội phó (1)
Tiến hành đăng ký và quản lý quân dự bị. Làm tốt công tác đăng ký tuyển quân hàng năm.
c) Chức trách của Phường, Xã Đội phó (2)
1. Thường xuyên huấn luyện quân sự nâng cao trình độ kỹ - chiến thuật trong lực lượng dân quân tự vệ.
2. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng trình độ, năng lực tổ chức, chỉ huy quản lý cho cán bộ dân quân tự vệ.
d) Chức trách của Phường, Xã Đội phó (3)
Chỉ huy, chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt xung kích lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, xây dựng các công trình công cộng địa phương, lập kế hoạch hậu cần sơ tán tạm lánh khi có chiến tranh.
e) Chức trách của Chính trị viên Phường, Xã Đội:
1. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong lực lượng dân quân tự vệ, giúp cấp ủy chỉ đạo công tác chính trị đối với công tác quân sự địa phương.
2. Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền giáo dục quần chúng về nghĩa vụ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng, trách nhiệm đối với lực luợng dân quân tự vệ, ý thức xây dựng hậu phương củng cố quốc phòng cơ sở.
3. Bảo đảm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đúng quan điểm giai cấp, đúng tiêu chuẩn chính trị, đứng đường lối xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng.
4. Thường xuyên giáo dục dân quân tự vệ quán triệt nhiệm vụ chính trị địa phương, nhiệm vụ dân quân tự vệ, ý thức tổ chức kỷ luật, sẳn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ.
5. Có kế hoạch công tác chính trị, tư tưởng trong chiến đấu, huấn luyện, sản xuất, công tác của lực lượng dân quân tự vệ và quân dự bị.
6. Nắm vững tình hình chính trị, tư tưởng, sản xuất đời sống của cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ và có biện pháp lãnh đạo cụ thể.
7. Đôn đốc, giúp cấp ủy và chánh quyền thực hiện tốt các chính sách hậu phương đối với bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương.
8. Thường xuyên chăm lo công tác Đảng, công tác Đoàn, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong lực lượng dân quân tự vệ.
9. Thường xuyên giáo dục dân quân tự vệ gương mẫu và động viên nhân dân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, chỉ thị của cơ quan quân sự địa phương cấp trên.
10.Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức tác phong và thông thạo về nhiệm vụ 3 chức trách, nhất là công tác chính trị ở cấp mình.
IV. TỔ CHỨC BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ PHƯỜNG, XÃ
Đáp ứng với yêu cầu xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, bộ máy quân sự cơ sở phải thường xuyên được kiện toàn, củng cố đủ số lượng, có chất lượng, đủ sức đảm đương nhiệm vụ. Do đó, yêu cầu bố trí tổ chức Ban Chỉ huy quân sự phường, xã vừa đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và bảo đảm yêu cầu tổ chức cơ bản phù hợp tình hình đặc điểm của địa phương.
Bố trí Ban chỉ huy quân sự phường, xã:
1. Phường, Xã đội trưởng kiêm Ủy viên quân sự UBND phường, xã.
2. Chính trị viên phường, xã đội do Bí thư phường, xã ủy kiêm nhiệm.
3. Phường, Xã đội phó phụ trách động viên, tuyển quân.
4. Phường, Xã đội phó phụ trách huấn luyện.
5. Phường, Xã đội phó phụ trách hậu cần.
Ngoài số người trong Ban chỉ huy ra, mỗi phường, xã đội cần có 1 đồng chí trợ lý thống kê chuyên trách.
Số cán bộ phường, xã đội và trợ lý thống kê chuyên trách phải ổn định công tác 3 – 4 năm.
V. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN PHƯỜNG, XÃ:
A) Để ổn định và chuyên môn hóa công tác cho số cán bộ chuyên trách, nòng cốt trong công tác quân sự địa phương ở mỗi phường, xã được vận dụng chọn 4 cán bộ phường, xã đội và 1 trợ lý thống kê đủ tiêu chuẩn để công nhận biện chế Nhà nước. Người được công nhận biên chế Nhà nước phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, trình độ, khả năng, sức khỏe. Số cán bộ này đều phải qua trường đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn. Áp dụng đầy đủ các chính sách, chế độ quy định cho cán bộ, công nhân biên chế Nhà nước đối với số cán bộ này.
Mức tiền lương và phụ cấp theo lương như sau:
1. Phường, Xã đội trưởng được hưởng như Phó Chủ tịch.
2. Phuờng, Xã đội phó được hưởng như trưởng các đoàn thể, Mặt trận, thấp hơn phường, xã đội trưởng 1 bậc.
3. Trợ lý thống kê được hưởng như các cán bộ, nhân viên chuyên trách phường, xã.
B) Lực luơng dân quân tự vệ tập trung:
Để bảo đảm cho việc sẳn sàng chiến đấu và duy trì công tác an ninh – quốc phòng, UBND thành phố chuẩn y đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố được phép duy trì lực lượng dân quân tự vệ tập trung cần thiết như như sau:
1. Mỗi quận, huyện được tổ chức 1 trung đội 20 (hai chục) người, riêng Nhà Bè được 40 (bốn chục), Duyên Hải 60 (sáu chục) người do ngân sách cấp huyện, quận đài thọ.
2. Bộ chỉ huy quân sự thành phố được tổ chức mạng quân báo thành phố đài thọ
Dân quân tự vệ tập trung ở quận, huyện và mạng luới quân báo nhân dân ở Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, được hưởng mức lương như nhân viên chuyên trách của Phường, xã và được áp dụng đầy đủ các chính sách, chế độ hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bộ Chỉ huy quân sự thành phố phối hợp với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố ra văn bản hướng dẫn các ngành, các cấp, các cơ quan quân sự địa phương triển khai thực hiện cụ thể bản quy định này, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung cho thích hợp tình hình thực tiễn, giúp UBND thành phố theo dõi triển khai thực hiện và uốn nắn kịp thời những lệch lạc.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- 1 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành