Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1601/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO CHI TIẾT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khóa XV về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khóa XV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 19 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ/cơ quan Trung ương theo phụ lục đính kèm.

Điều 2. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được giao, Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan trung ương nêu tại Điều 1:

1. Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; quyết định phương thức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đối với từng nhiệm vụ phù hợp với quy định của pháp luật; phân bổ và giao dự toán từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án - tiểu dự án hoặc nội dung thành phần - nội dung.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, tính toán nhu cầu kinh phí bổ sung để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; nhu cầu kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền về phương án thực hiện; gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ, để trình các cấp thẩm quyền triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo quy định tại Nghị quyết số 104/2023/QH15.

3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc:

a) Thực hiện phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.

b) Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, tránh trùng lắp; tổ chức thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nguồn huy động hợp pháp khác; quản lý chi ngân sách nhà nước hiệu quả, chặt chẽ, đúng chính sách, đối tượng, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.

c) Tính toán nguồn cải cách tiền lương từ một phần số thu được để lại và nguồn tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên theo quy định. Kinh phí tạo nguồn cải cách tiền lương gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách.

Điều 3. Các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền từ các nguồn thu được để lại theo quy định thực hiện phân bổ dự toán ngân sách hoặc lập kế hoạch năm 2024 (đối với các trường hợp sử dụng nguồn ngoài cân đối ngân sách nhà nước) theo đúng Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; đồng thời khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan rà soát toàn bộ khung pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, trình cấp có thẩm quyền trước ngày 01 tháng 4 năm 2024 để bãi bỏ từ ngày 01 tháng 7 năm 2024; tính toán lại nhu cầu kinh phí, nguồn thực hiện, đề xuất việc điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2024 (nếu cần), gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 01 tháng 4 năm 2024 để theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét, trình Chính phủ, báo cáo các cấp thẩm quyền để thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan trung ương nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- TTCP; các PTTgCP;
- Bộ KHĐT;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tài chính: Vụ NSNN, KBNN, Vụ HCSN, Vụ ĐT, Vụ TCNH, Cục QLN và TCĐN, Cục TCDN;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân, Trợ lý TTg, các Vụ: PL, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KTTH. 60B.

TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH




Hồ Đức Phớc

 

Bộ Giao thông vận tải

DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Dự toán năm 2024

Tổng số

Vốn trong nước

Vốn nước ngoài

A

CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

 

 

I

Tổng thu phí, lệ phí

17.087.748

17.087.748

 

I.1

Phí

16.860.163

16.860.163

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

Phí bảo đảm hàng hải

2.244.360

2.244.360

 

 

Phí bay qua vùng trời Việt Nam

1.247.170

1.247.170

 

 

Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt

345.680

345.680

 

I.2

Lệ phí

227.585

227.585

 

II

Số phí, lệ phí nộp ngân sách nhà nước

16.157.453

16.157.453

 

II.1

Phí

15.929.868

15.929.868

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

Phí bảo đảm hàng hải

2.229.616

2.229.616

 

 

Phí bay qua vùng trời Việt Nam

1.247.170

1.247.170

 

 

Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt

345.680

345.680

 

II.2

Lệ phí

227.585

227.585

 

III

Số phí để lại chi

930.295

930.295

 

B

TỔNG SỐ CHI

77.698.751

73.321.961

4.376.790

I

Chi đầu tư phát triển (không bao gồm chi các Chương trình mục tiêu quốc gia)

56.666.281

52.299.591

4.366.690

II

Chi thường xuyên (không bao gồm chi các Chương trình mục tiêu quốc gia)

21.032.470

21.022.370

10.100

1

Chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề

371.410

371.410

 

 

Trong đó: Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước

3.080

3.080

 

2

Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

33.940

33.940

 

3

Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

2.430

2.430

 

4

Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

1.510

1.510

 

5

Chi các hoạt động kinh tế

20.241.650

20.231.550 (1)

10.100 (2)

6

Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể

381.530

381.530

 

Ghi chú:

(1) Đã bao gồm: Chi hoạt động kinh tế đường bộ 12.100.000 triệu đồng; chi hoạt động kinh tế đường sắt 3.750.000 triệu đồng; chi hoạt động kinh tế hàng hải 3.000.000 triệu đồng; chi hoạt động kinh tế đường thủy nội địa 1.082.000 triệu đồng; chi hoạt động kinh tế hàng không; chi hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông;...

(2) Vốn viện trợ, thực hiện ghi thu - ghi chi theo tiến độ giải ngân và trong phạm vi dự toán được giao.