Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1617/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 26 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ: 102/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số: 102/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 1738/TT-LĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số: 102/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, giai đoạn 2019 - 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ: 102/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1617/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số: 102/NQ-CP đã đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể

- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 tăng 15% so với số thực hiện năm 2018; đến năm 2020, tăng 20% so với số thực hiện năm 2019.

- Tốc độ gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của năm sau so với năm trước tăng bình quân 25%.

(Có các Phụ biểu chi tiết kèm theo)

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên minh Hợp tác xã trong việc chia sẻ dữ liệu quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động, xác định rõ lao động của doanh nghiệp thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động tham gia đầy đủ theo quy định.

2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội về đóng bảo hiểm xã hội, tập trung kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Tăng cường đối thoại doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Thống kê, rà soát số lao động làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, yêu cầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và vận động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

4. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện quy trình, thủ tục tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tham gia và thụ hưởng chế độ, đặc biệt liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khuyến khích thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, đặc biệt tập trung thực hiện tuyên truyền đối với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự hỗ trợ một phần tiền đóng của nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

6. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực nhất là hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý bảo hiểm xã hội.

7. Tổ chức đánh giá, thực hiện việc sơ kết, tổng kết, đánh giá định kỳ trong quá trình triển khai phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo chỉ tiêu chi tiết theo từng năm và theo lộ trình cụ thể của từng giai đoạn, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh đưa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh để yêu cầu tham gia đảm bảo đầy đủ.

- Phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp; tập trung tuyên truyền, vận động, đối thoại về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những đơn vị, doanh nghiệp cố tình không đóng, đóng không hết số lao động phải tham gia, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài.

- Hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2019 - 2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện; có giải pháp khuyến khích các địa phương vận động, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng năm và giai đoạn.

- Chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh để đôn đốc, yêu cầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đầy đủ cho người lao động. Kết nối thông tin, dữ liệu với các Sở, Ban, Ngành liên quan quản lý, theo dõi đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp thành lập mới, người lao động đang làm việc thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn, tiến tới thực hiện giao dịch điện tử đối với tất cả các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

- Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, trong đó tập trung thanh tra các đơn vị, doanh nghiệp đang cố tình không đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng kế hoạch, giải pháp mở rộng mạng lưới đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện; có giải pháp khuyến khích các địa phương vận động, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Thực hiện đúng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của người tham gia; quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổ chức thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả Ủy ban nhân dân theo quy định (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp).

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chia sẻ thông tin, dữ liệu về đăng ký, thành lập các doanh nghiệp mới để Bảo hiểm xã hội tỉnh nắm bắt, theo dõi, khai thác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng, đề xuất phương án rà soát, xử lý đối với các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

- Tổng hợp chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh.

4. Sở Tài chính

Đảm bảo nguồn kinh phí phần ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các đối tượng chính sách tham gia theo quy định.

5. Cục Thuế tỉnh

- Phối hợp cùng với Bảo hiểm xã hội tỉnh kết nối thông tin dữ liệu, trao đổi thông tin liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động; số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, rà soát số lao động, quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã quyết toán tài chính, đối chiếu với lao động, quỹ tiền lương kê khai tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

- Hàng năm, căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được duyệt, cung cấp danh sách các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập; sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế thông báo tình hình trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của đơn vị. Phối hợp, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

6. Cục Thống kê tỉnh

Cung cấp, chia sẻ số liệu thống kê về dân số, lực lượng lao động của tỉnh… để phục vụ cho việc đánh giá tỷ lệ, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.

8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý chặt chẽ số lao động tham gia bảo hiểm xã hội thuộc Liên minh Hợp tác xã quản lý. Tuyên truyền, vận động tham gia đầy đủ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định, đảm bảo quyền lợi của tổ viên, xã viên và người lao động trong các tổ chức thành viên.

9. Liên đoàn Lao động tỉnh

Chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, vận động người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Giám sát việc thực thi pháp luật tại các đơn vị, doanh nghiệp và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm. Thực hiện khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động và được người lao động ủy quyền. Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, phát động phong trào và vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tăng cường giám sát, kiểm tra việc tham gia bảo hiểm xã hội và đề xuất các cơ chế, chính sách, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã đặt ra.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương theo dõi, quản lý số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tăng cường vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về thực hiện chỉ tiêu phát triển bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số: 102/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hằng tháng, tổng hợp kết quả triển khai trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số: 102/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1617/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Tên đơn vị

 

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch năm 2020

Tốc độ phát triển (2020) so với KH 2019

Số đã thực hiện 8/2018

Ước thực hiện năm 2018

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

Ước thực hiện 2019

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

Tốc độ phát triển (2019 so với ước TH 2018)

Ước thực hiện 2020

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

1

TP.Bắc Kạn

4.466

4.484

20.845

21,511

4.551

20.845

21,83316

15%

4.642

20.845

22,269822

20%

2

Chợ Đồn

3.607

3.621

29.849

12,132

3.676

29.849

12,31448

3.749

29.849

12,561

3

Chợ Mới

2.071

2.081

21.171

9,831

2.113

21.171

9,978628

2.155

21.171

10,178201

4

Bạch Thông

1.660

1.668

18.804

8,872

1.693

18.804

9,005129

1.727

18.804

9,1852318

5

Na Rì

2.222

2.233

22.382

9,977

2.267

22.382

10,12692

2.312

22.382

10,329456

6

Ba Bể

2.147

2.158

28.397

7,598

2.190

28.397

7,712438

2.234

28.397

7,867

7

Ngân Sơn

1.458

1.465

16.981

8,629

1.487

16.981

8,758432

1.517

16.981

8,934

8

Pác Nặm

1.431

1.438

18.636

7,717

1.460

18.636

7,832836

1.489

18.636

7,9894928

9

BHXH tỉnh

4.161

4.161

-

-

4.161

-

-

4.161

-

-

 

Toàn tỉnh

23.223

23.310

177.065

13,165

23.597

177.065

13,327

 

23.986

177.065

13,547

 

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1617/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Tên đơn vị

 

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch năm 2020

Tốc độ phát triển (2020) so với KH 2019

Số đã thực hiện 8/2018

Ước thực hiện năm 2018

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

Ước thực hiện 2019

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

Tốc độ phát triển (2019 so với ước TH 2018)

Ước thực hiện 2020

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

1

TP.Bắc Kạn

3.659

3.696

20.845

17,73

3.751

20.845

17,99

15%

3.826

20.845

18,35

20%

2

Huyện Chợ Đồn

2.718

2.745

29.849

9,20

2.786

29.849

9,33

2.842

29.849

9,52

3

Huyện Chợ Mới

1.338

1.351

21.171

6,38

1.372

21.171

6,48

1.399

21.171

6,61

4

Huyện Bạch Thông

965

975

18.804

5,18

989

18.804

5,26

1.009

18.804

5,37

5

Huyện Na Rì

1.278

1.291

22.382

5,77

1.310

22.382

5,85

1.336

22.382

5,97

6

Huyện Ba Bể

1.394

1.408

28.397

4,96

1.429

28.397

5,03

1.458

28.397

5,13

7

Huyện Ngân Sơn

915

924

16.981

5,44

938

16.981

5,52

957

16.981

5,63

8

Huyện Pác Nặm

887

896

18.636

4,81

909

18.636

4,88

927

18.636

4,98

9

BHXH tỉnh

2.841

2.841

20.845

13,63

2.884

20.845

13,83

2.941

20.845

14,11

 

Toàn tỉnh

15.995

16.127

197.910

8,15

16.368

197.910

8,27

 

16.696

197.910

8,44

 

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1617/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Tên đơn vị

 

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch năm 2020

Tốc độ phát triển (2020) so với KH 2019

Số đã thực hiện 8/2018

Ước thực hiện năm 2018

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

Ước thực hiện 2019

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

Tốc độ phát triển (2019 so với ước TH 2018)

Ước thực hiện 2020

Lực lượng lao động

% so với lực lượng

1

TP.Bắc Kạn

273

380

20.845

2

456

20.845

2

20%

547

20.845

3

20%

2

Huyện Chợ Đồn

132

175

29.849

1

219

29.849

1

25%

273

29.849

1

25%

3

Huyện Chợ Mới

98

140

21.171

1

175

21.171

1

25%

219

21.171

1

25%

4

Huyện Na Rì

113

145

22.382

1

181

22.382

1

25%

227

22.382

1

25%

5

Huyện Bạch Thông

48

80

18.804

0

108

18.804

1

30%

146

18.804

1

30%

6

Huyện Ba Bể

46

75

28.397

0

101

28.397

0

30%

137

28.397

0

30%

7

Huyện Ngân Sơn

32

55

16.981

0

74

16.981

0

30%

100

16.981

1

30%

8

Huyện Pác Nặm

24

40

18.636

0

54

18.636

0

30%

73

18.636

0

30%

9

BHXH tỉnh

-

-

-

-

-

-

-

 

-

-

-

 

 

Toàn tỉnh

766

1.090

177.065

5

1.369

177.065

6

 

1.722

177.065

8