ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/2005/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 28 tháng 12 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 01/10/2004;
Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/04/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Theo đề nghị của ông Chánh Thanh tra tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước”.
Điều 2. Bản Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế bản Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 76/1998/QĐ-UB ngày 26/6/1998 của UBND tỉnh.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 162/2005/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Bình Phước).
Điều 1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Điều 2. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND tỉnh.
Điều 3. Thanh tra tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1/ Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của UBND các huyện, thị xã, của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gọi chung là Sở, ngành).
2/ Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều UBND huyện, thị xã, nhiều Sở, ngành.
3/ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
4/ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5/ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
6/ Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thị xã và Thanh tra Sở, ngành.
7/ Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
8/ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh.
9/ Tham gia với UBND cấp huyện, Sở, ngành và cơ quan, tổ chức hữu quan hướng dẫn chế độ chính sách, tổ chức, biên chế đối với Thanh tra huyện, thị xã và Thanh tra Sở, ngành.
10/ Hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra huyện, thị xã và Thanh tra Sở, ngành theo quy định của pháp luật.
Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên của Thanh tra huyện, thị xã và Thanh tra Sở, ngành.
11/ Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Thanh tra tỉnh.
12/ Trưng tập cán bộ, công chức thuộc cơ quan thanh tra cấp dưới; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.
13/ Quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
14 /Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
15/ Tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của UBND tỉnh.
16/ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và yêu cầu đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
17/ Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Chủ tịch UBND tỉnh giao.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
1) Lãnh đạo Thanh tra tỉnh:
Thanh tra tỉnh do Chánh Thanh tra điều hành và có từ 01 đến 02 Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra. Các chức vụ này do UBND tỉnh bổ nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo các quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh được quy định tại Điều 8, Mục 1, Chương II, Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra.
2/ Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh:
* Văn phòng.
* Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Thanh tra kinh tế.
- Phòng Thanh tra Nội chính - Văn xã.
- Phòng Thanh tra xét khiếu tố.
- Phòng Xử lý sau thanh tra.
3/ Văn phòng có 01 Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn Phòng; mỗi phòng chuyên môn, nghiệp vụ có 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng. Chức vụ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng do UBND tỉnh bổ nhiệm; chức vụ Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng, do Chánh Thanh tra tỉnh bổ nhiệm.
4/ Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phòng do Chánh Thanh tra tỉnh quy định.
5/ Biên chế của Thanh tra tỉnh thuộc biên chế quản lý Nhà nước được UBND tỉnh giao hàng năm.
1/ Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy định trong bản Quy chế này và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Chính phủ, về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh và trước pháp luật. Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh, đồng thời cùng Chánh Thanh tra tỉnh liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách.
2/ Các phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về mọi công việc của phòng trước Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Phó Chánh Thanh tra phụ trách mảng công tác được Chánh Thanh tra giao. Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng phân công phụ trách một số mặt công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
3/ Thanh tra tỉnh đảm bảo chế độ họp giao ban (lãnh đạo, các Trưởng, Phó phòng) hàng tuần để đánh giá kết quả công tác và đề ra chương trình công tác cho tuần kế tiếp. Khi cần thiết tổ chức họp bất thường để triển khai các nhiệm vụ đột xuất của UBND tỉnh, của Thanh tra Chính phủ.
Điều 6. Thanh tra tỉnh có mối quan hệ công tác với các ngành, các cấp như sau:
1/. Đối với Thanh tra Chính phủ:
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn của ngành tại địa phương với Thanh tra Chính phủ theo định kỳ và yêu cầu đột xuất.
2/. Đối với UBND tỉnh:
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh. Chánh Thanh tra tỉnh phải thường xuyên báo cáo công tác với Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định và yêu cầu đột xuất. Trước khi thực hiện chủ trương chính sách của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình công tác, kế hoạch chung của tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh phải xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
3/. Đối với các Sở, ngành:
Thanh tra tỉnh có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các Sở, ngành báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực mà Thanh tra tỉnh quản lý bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh.
4/. Đối với UBND các huyện, thị xã:
Thanh tra tỉnh tăng cường mối quan hệ với UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản lý, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa nhất trí, các bên xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
5/. Đối với Thanh tra các Sở, ngành và Thanh tra các huyện, thị xã
Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra hành chính cho Thanh tra Sở, ngành, huyện, thị xã, được quyền yêu cầu Thanh tra Sở, ngành, huyện, thị xã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất; kiểm tra về chuyên môn và các mặt công tác thuộc chức năng quản lý của Thanh tra tỉnh.
Chánh Thanh tra huyện, thị xã do Chủ tịch UBND huyện, thị xã bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Chánh Thanh tra tỉnh.
Chánh Thanh tra Sở, ngành do Giám đốc Sở, ngành bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Chánh Thanh tra tỉnh.
Điều 7. Bản Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy chế này do Chánh Thanh tra tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định.
Bản Quy chế này thay thế bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 76/1998/QĐ-UB ngày 26/6/1998 của UBND tỉnh./.
- 1 Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 2 Quyết định 29/2009QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 3 Quyết định 76a/1998/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 76a/1998/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 1 Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 02/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra quận 1
- 4 Nghị định 53/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi
- 5 Nghị định 41/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh tra
- 6 Luật Thanh tra 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 02/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra quận 1
- 2 Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 3 Quyết định 29/2009QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước
- 6 Quyết định 76a/1998/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước