ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 1985 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VỀ ĐỒ CHƠI TRẺ EM – YÊU CẦU VỀ AN TOÀN SỬ DỤNG KÝ HIỆU 53-TCV – 85
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
Căn cứ Nghị định số 141-HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa;
Căn cứ Thông tư số 488/KHKT-TT ngày 05-6-1966 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn Đồ chơi trẻ em – yêu cầu về an toàn sử dụng, ký hiệu 53 TCV 57 – 85.
Điều 2. – Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể và cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.
Điều 3. – Các cơ quan quản lý phải đôn đốc theo dõi kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối.
Điều 4. – Tiêu chuẩn trên có hiệu lực kể từ ngày 01-8-1985 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn thành phố.
Điều 5. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố, Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng thành phố, Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em thành phố. Thủ trưởng các Sở Ban Ngành, Liên hiệp xã hội thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ sở có liên quan đến sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em trong thành phố có trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --------------- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM
YÊU CẦU VỀ AN TOÀN SỬ DỤNG
53-TCV 57 – 85 |
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG
Nhóm T
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN | ĐỒ CHƠI TRẺ EM
YÊU CẦU VỀ | 53 TCV 57 – 85
KHUYẾN KHÍCH |
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đồ chơi trẻ em sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, từ các nguyên vật liệu như bông, vải, nhựa, cao su, kim loại, gỗ,…
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho quả bóng bàn (ping pong), các dụng cụ thể thao và súng hơi.
1. YÊU CẦU CHUNG
1.1. Các đồ chơi trẻ em phải mang nội dung và giải trí vừa giáo dục, phải mang được tính khoa học và thực tế, giúp trẻ em phát triển óc nhận xét và trí thông minh, đồng thời làm quen dần với các sinh hoạt xã hội và thế giới bên ngoài.
1.2. Đồ chơi phải có bề mặt được xử lý tốt góc cạnh mài tròn, màu sắc tươi đẹp, trong sáng và mỹ thuật, có cấu trúc chắc chắn, không quá mong manh, dễ gẫy bể, hư hỏng.
1.3. Các đồ chơi tuyệt đối phải bảo đảm an toàn trong sử dụng và thích hợp cho từng nhóm tuổi gồm có:
Nhóm S cho lứa tuổi dưới 36 tháng.
Nhóm N cho lứa tuổi từ 3 đến 6 tuổi.
Nhóm L cho lứa tuổi trên 6 tuổi.
2. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN SỬ DỤNG.
2.1. Các đồ chơi thuộc nhóm L, phải theo đúng các yêu cầu sau:
2.1.1. Được làm từ các nguyên vật liệu như gỗ, bông, vải, cao su (loại tốt), kim loại (trừ chì), nhựa (trừ loại celluloid hoặc các loại có tính bắt cháy tương đương) v.v….
2.1.2. Các cơ phận phải được bao che kín, đối với đồ chơi chuyển động được.
2.1.3. Có điện thế sử dụng dưới 24 volta đối với đồ chơi điện.
2.2. Các đồ chơi thuộc nhóm N phải theo đúng các yêu cầu sau:
2.2.1. Không được chế tạo bằng thiếc lá có góc cạnh, nhọn bén, thủy tinh và các kim loại không xử lý bề mặt.
2.2.2. Không được có đinh nhọn hoặc cốt sắt bén (có đầu không được mài mòn) để lắp ráp.
2.3. Các đồ chơi thuộc nhóm S phải theo đúng các yêu cầu sau:
2.3.1. Các yêu cầu như nêu trong phần 2.2.
2.3.2. Không được làm bằng các loại PVC, nhựa tái sinh, gỗ đã bị mối mọt, dễ sơ, dễ gãy và các loại phế liệu tận dụng khác.
2.3.3. Dễ gột rửa.
2.3.4. Không được có các bộ phận rời có góc cạnh sắc nhọn và kích thước quá nhỏ mà trẻ em có thể nhét vào tai, mũi hoặc nuốt được.
2.3.5. Có hình dáng không gây sợ hãi, không quá cách điệu với thực tế và màu sắc phải là màu căn bản (màu chính), không độc, không phai và không thôi.
2.3.6. Không được chứa các chất có khả năng gây kích ứng da, hoặc dễ bị ly trích bởi nước bọt và mồ hôi khi tiếp xúc với da, miêng, ở nồng độ có khả năng làm tổn hại đến sức khỏe như:
- Chì (Pb) và hợp chất không được quá 5000ppm.
- Arsen (As) và hợp chất không được quá 250ppm.
- Các muối dễ hòa tan của Antimôn (Sb), Barium (Ba), Cadmin (Cd), Crôm (Cr), Thủy ngân (Hg) không được quá 250ppm.
(Các nồng độ trên được tính trên màng sơn hay vẹc-ni khô hoặc trên khối nhựa, cao su…).
2.3.7. Các dây kéo nếu có phải có nút thòng lọng.
3. GHI NHÃN – BAO GÓI
3.1. Các đồ chơi trẻ em phải mang nhãn hiệu hoặc dấu hiệu của nhà sản xuất, có ghi rõ nhóm hoặc lứa tuổi thích hợp.
3.2. Đối với các đồ chơi phức tạp, cần có bản hướng dẫn rõ ràng và sơ đồ mô tả.
3.3. Các túi nylon lớn dùng để bao gói phải được đục lỗ thông hơi.
- 1 Quyết định 6700/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 6700/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh