Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 164/2005/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ”

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐND ngày 5/8/2005 của Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa XIII – Kỳ họp thứ 4 ( từ ngày 2 đến ngày 6/8/2005 );

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Kế hoạch triển khai thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hôị đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội ”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- TT. Thành uỷ
- TT. HĐND TP báo cáo
- Chủ tịch UBND TP
- Các PCT .UBND TP
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp
- Như điều 3
- CPVP: HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH.HN
- Các tổ CV
- Lưu: VT

TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH



 
Nguyễn Quốc Triệu

 

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CƯ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
( Ban hành kèm theo Quyết định số 164/2005/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân Thành phố ngày 21/10/2005 )

Ngày 03/12/2004, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/4/2005. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là cơ sở pháp lý quan trọng quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các điah phương.

Để luật được thực hiện kịp thời và có hiệu quả, Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên đại bàn thành phố Hà Nội như sau:

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

- Nâng cao hiểu biết cho tất cả cán bộ, công chức trên đại bàn Thành phố thông qua các hình thức tuyên truyền các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Từng bước đưa công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên đại bàn Thành phố đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố;

- Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ , công chức làm công tác văn bản tại các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường;

- Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân Thành phố theo tinh thần Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2004;

II - NỘI DUNG KẾ HOẠCH.

1- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tac soạn thảo, ban hành văn bản theo các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

2- Tổ chức rà soát, kiểm tra, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành và nội dung văn bản quy phạm pháp luật;

3- Xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động của tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước;

4- Triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố.

III – PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM.

1. Sở Tư pháp:

a- Chủ trì phối hợp với Văn phòng HĐND; Văn phòng UBND Thành phố giúp UBND Thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, tập huấn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ và chuyên viên làm công tác văn bản của các Sở, Ngành Thành phố, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện.

- Rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trình Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản cho phù hợp các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

b- Phối hợp với các Sở, Ban , Ngành Thành phố trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố, nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản tại các cơ quan này.

c- Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố; tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và chất lượng soạn thảo văn bản tại các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

d- Phối hợp với các Sở, Ban , Ngành Thành phố, Uỷ ban nhân dân quận, huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố.

2. Sở Nội Vụ:

a- Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thành lập tổ chức pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố và doanh nghiệp nhà nước của Thành phố.

b- Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

c- Bảo đảm biên chế cho hoạt động của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

d- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, tập huấn công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và văn bản của Thành phố.

3. Sở Tài chính :

a- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân Thành phố.

b- Có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc lập dự toán, sử dụng kinh phí cho công tác xây dựng thảo văn bản quy phạm pháp luật theo các quy định của Trung ương và Thành phố.

4. Các Sở, Ban, Ngành Thành phố:

a- Chuẩn bị nhân sự, xây dựng đề án thành lập tổ chức pháp chế trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 24/1/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ và Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP.

b- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác pháp chế cho công chức pháp chế của ngành mình.

5. Uỷ ban nhân dân các quận, huyện:

a- Xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, tập huấn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cho lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức làm công tác văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

b- Rà soát tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận, huyện đã ban hành; báo cáo Thành phố cho phép xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

c- Củng cố đội ngũ cán bộ, công chức Phòng tư pháp và Ban tư pháp có đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

IV - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.

1. Giai đoạn 1 ( quý IV năm 2005 ):

- Xây dựng đề án thành lập tổ chức pháp chế tại cá cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố và doanh nghiệp nhà nước của Thành phố;

- Rà soát, xây dựng mới văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố nhằm thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội dồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố.

2. Giai đoạn 2 ( quý I và II năm 2006 ):

- Biên soạn , in phát hành tài liệu và tổ chức tuyên truyền, tập huấn nội dung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ;

- Tiếp tục nâng cao chất lượng tuyên truyền, tập huấn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; hướng dẫn nghiệp vụ về công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Hoàn thiện hệ thống văn bản của Thành phố có liên quan;

- Đánh giá sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và kế hoạch của Uỷ ban nhân dân về triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và doanh nghiệp nhà nước của Thành phố.

2. Giai đoạn 3 ( từ quý III năm 2006 ):

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản của Thành phố có liên quan;

- Tiếp tục củng cố tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và doanh nghiệp nhà nước của Thành phố;

- Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về công tác soạn thảo, ban hành văn bản./.