- 1 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 5 Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 1 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 5 Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1640/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3283/QĐ-BCT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép hình H có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;
Căn cứ Quyết định số 3024/QĐ-BCT ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H;
Căn cứ Quyết định số 2301/QĐ-BCT ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình H có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá thêm 05 năm đối với một số sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo các mã HS 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10, 7228.70.90 có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc ER01.AD03). Nội dung chi tiết được nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Các Quyết định miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực được tiếp tục có giá trị thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực của Quyết định miễn trừ đó.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2022.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾT QUẢ RÀ SOÁT CUỐI KỲ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP HÌNH CHỮ H CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1640/QĐ-BCT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá
a) Tên gọi và đặc tính cơ bản
Sản phẩm thép hình chữ H hợp kim hoặc không hợp kim có cấu trúc một thân bụng thẳng ở giữa cùng với hai cánh nằm ngang ở trên và dưới. Thép hình chữ H còn được biết đến như là “Dầm thép H”, “Dầm thép W” hoặc thép dầm cánh rộng.
b) Mã số hàng hóa (Mã HS) và mức thuế nhập khẩu hiện hành
Thép hình chữ H bị áp thuế CBPG được phân loại theo các mã HS sau: 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90,7228.70.10, 7228.70.90.
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
c) Hàng hóa được loại trừ áp dụng biện pháp CBPG
Thép hình chữ H nếu thỏa mãn một trong các trường hợp sau sẽ không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá:
- Chiều cao 704mm trở lên hoặc chiều rộng 303mm trở lên;
- Có kích thước: 100mm x 55mm hoặc 120mm x 64mm.
Việc phân biệt giữa thép hình chữ H và chữ I được căn cứ theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thép hình chữ H và chữ I, cụ thể như sau:
- TCVN 7571-15:2019 - Thép hình cán nóng - Phần 15: Thép chữ I;
- TCVN 7571-16:2017 - Thép hình cán nóng - Phần 16: Thép chữ H.
Kết luận điều tra chính thức của Cơ quan điều tra xác định rằng có tồn tại khả năng: (i) hàng hóa nhập khẩu bị điều tra sẽ tiếp tục bị bán phá giá nếu chấm dứt biện pháp; (ii) ngành sản xuất trong nước tiếp tục bị thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp CBPG.
Cơ quan điều tra đã gửi dự thảo Kết luận điều tra chính thức cho các bên liên quan đóng góp ý kiến theo quy định.
3. Mức thuế và danh sách các công ty bị áp dụng thuế chống bán phá giá
STT | Cột 1 | Cột 2 | Cột 3 |
Tên cá nhân, tổ chức sản xuất, xuất khẩu | Tên công ty thương mại liên quan | Mức thuế chống bán phá giá | |
1 | Hebei Jinxi Section Steel Co., Ltd. | 1. Hebei Jinxi International Trade Co., Ltd. 2. Tianjin New Asia Prosperity Proprietary Limited. 3. China Oriental Singapore Pte Ltd. | 22,09% |
2 | 1. Rizhao Steel Holding Group Co., Ltd. 2. Rizhao Medium Section Mill Co., Ltd. | Baohua Steel International Pte. Limited. | 31,24% |
3 | Tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc |
| 33,51% |
4. Thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá tại Mục 3 nêu trên sẽ được áp dụng từ ngày 06 tháng 9 năm 2022 đến ngày 05 tháng 9 năm 2027 (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ Công Thương căn cứ trên kết quả rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của pháp luật).
5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Để có cơ sở xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG, Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại;
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; và
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Trường hợp 1: Nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế chống bán phá giá là 33,51%.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải Trung Quốc thì không phải nộp thuế chống bán phá giá.
- Trường hợp 3: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản chính) của nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu: (i) người khai hải quan không nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc (ii) nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì nộp mức thuế chống bán phá giá là 33,51%.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 hoặc trùng với tên tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 3 của Thông báo này.
- Trường hợp 2: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 hoặc không trùng với tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 3 thì nộp thuế CPBG là 33,51%.
Sau khi Quyết định có hiệu lực, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan theo dõi hiệu quả của việc thực thi Quyết định trên cơ sở thông tin về tình hình nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế chống bán phá giá do cơ quan hải quan cung cấp căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
- 1 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4 Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 5 Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành