- 1 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2023 về kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 08/2021/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 9 Quyết định 18/2021/QĐ-UBND sửa đổi một số Điều của Quyết định 37/2019/QĐ-UBND về phân công cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 10 Quyết định 69/2021/QĐ-UBND quy định phân cấp cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1646/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ỦY QUYỀN CHO BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN - HUYỆN, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1592/TTr-SNV ngày 07 tháng 4 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nội dung ủy quyền
1. Ủy quyền cho Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau đây:
a) Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, chi nhánh và địa điểm kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
2. Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận - huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện, thành phố Thủ Đức cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Điều 2. Điều kiện ủy quyền
1. Bên ủy quyền: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cho các cơ quan nhận ủy quyền thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền.
b) Chỉ đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân quận - huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện các nội dung đã ủy quyền; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham mưu kế hoạch kiểm tra, thanh tra các nội dung được ủy quyền.
2. Bên nhận ủy quyền:
a) Việc thực hiện các công việc được ủy quyền phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực được ủy quyền và phù hợp với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành; không được ủy quyền lại cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền tại Quyết định này; phổ biến, công khai cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh biết về quy trình và thủ tục hành chính có sự thay đổi này.
b) Cơ quan, đơn vị được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung đã được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền. Đồng thời, được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền.
c) Chuẩn bị các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền.
d) Chấp hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra về các nội dung được ủy quyền.
Điều 3. Thời gian ủy quyền
Việc ủy quyền được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 cho đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2026.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ ủy quyền nêu tại khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Quyết định này theo quy định pháp luật và tổ chức thông tin rộng rãi các nội dung được ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân được biết.
b) Tổ chức sắp xếp, bố trí các nguồn lực để thực hiện các nội dung đã được ủy quyền.
c) Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định pháp luật.
d) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền gửi Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
đ) Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời có văn bản gửi Sở Nội vụ để tổng hợp và phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xin ý kiến chỉ đạo.
2. Ủy ban nhân dân các quận - huyện, thành phố Thủ Đức:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện các nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ ủy quyền nêu tại khoản 2 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Quyết định này theo quy định pháp luật và tổ chức thông tin rộng rãi các nội dung được ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân được biết.
b) Tổ chức sắp xếp, bố trí các nguồn lực để thực hiện các nội dung đã được ủy quyền.
c) Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định của pháp luật.
d) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ủy quyền gửi Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
đ) Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc kịp thời có văn bản báo cáo gửi Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp và phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, giải quyết hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xin ý kiến chỉ đạo.
3. Giám đốc Sở Nội vụ:
Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung ủy quyền tại Quyết định này.
4. Giám đốc Sở Tài chính:
Tổng hợp dự toán kinh phí của cơ quan, đơn vị được ủy quyền trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phân bổ và hướng dẫn việc thanh, quyết toán theo quy định.
Điều 5. Thay đổi về pháp lý liên quan đến nội dung được ủy quyền
1. Trường hợp các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc có xung đột pháp lý về thẩm quyền giải quyết công việc được ủy quyền nêu tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Quyết định này thì thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, thành phố Thủ Đức có trách nhiệm thường xuyên rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (thông qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định điều chỉnh (nếu có) nội dung ủy quyền để đảm bảo phù hợp quy định pháp luật hiện hành.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, thành phố Thủ Đức và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 08/2021/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2 Quyết định 18/2021/QĐ-UBND sửa đổi một số Điều của Quyết định 37/2019/QĐ-UBND về phân công cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 69/2021/QĐ-UBND quy định phân cấp cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi