Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1650/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH NGHỆ AN NGANG TẦM ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH KHU VỰC, GIAI ĐOẠN 2014- 2020"

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1787/QĐ-UBND ngày 05/5/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An tại Tờ trình số 233/TTr-PTTH ngày 04/4/2014 về việc ban hành Đề án "Phát triển Đài phát thanh - Truyền hình Nghệ An ngang tầm Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực giai đoạn 2014 - 2020",

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này "Đề án phát triển Đài Phát thanh- Truyền hình Nghệ An ngang tầm Đài Phát thanh- Truyền hình khu vực, giai đoạn 2014- 2020".

Điều 2.  Giao Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ và hiệu quả.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Thị Lệ Thanh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH NGHỆ AN NGANG TẦM ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH KHU VỰC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất cả nước, địa hình gần 80% là miền núi, dân số hơn 3 triệu người; ở vị trí ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam và Đông Tây; là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng; đầu mối giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong khu vực và nước bạn Lào. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 xác định: “Xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ…”.

Trước yêu cầu phát triển mới của tỉnh, Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Nghệ An cần phải vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong phát triển KT-XH; quảng bá hình ảnh, góp phần thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vì sự giàu mạnh của quê hương, đất nước.

PT-TH hiện tại đang ở thời kỳ thay đổi công nghệ mạnh mẽ. Công nghệ phát sóng vệ tinh đã chuyển hoàn toàn sang số hóa. Công nghệ phát sóng tương tự mặt đất đang chuyển dần sang công nghệ số với lộ trình đến 31/12/2018 sẽ dừng phát sóng tương tự trên phần lớn các tỉnh, thành phố trong nước, trong đó có Nghệ An. Toàn bộ hệ thống truyền hình độ phân giải thấp (SD) đang dần được thay thế bằng hệ thống ghi, xử lý và phát sóng với độ phân giải cao (HD). Sự phát triển của công nghệ đã xóa khoảng cách, giới hạn về địa lý và các quan điểm quản lý cũ. Thay đổi này đã và đang tạo nên áp lực phải nhanh chóng đổi mới để thích ứng và phát triển đối với các đài PT-TH, trong đó có Đài PT-TH Nghệ An.

Từ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và phối hợp nhiều năm qua, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã khẳng định năng lực của Đài PT-TH Nghệ An và ủng hộ định hướng phát triển Đài PT-TH tỉnh Nghệ An ngang tầm Đài PT-TH khu vực.

Đề án “Phát triển Đài PT-TH Nghệ An ngang tầm Đài PT-TH khu vực, giai đoạn 2014-2020” được xây dựng để đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển của Đài PT-TH Nghệ An, góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Nghệ An theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

2. Căn cứ thực hiện

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

- Thông báo kết luận số 56/TB-THVN ngày 02/05/2013 của Đài Truyền hình Việt Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

- Thông báo kết luận số 1020/TB-TNVN ngày 03/05/2013 của Đài Tiếng nói Việt Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

- Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 08/10/2013 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Quyết định số 5260/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An v/v Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 1787/QĐ-UBND ngày 05/5/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 4397/QĐ.UBND-CNTM ngày 02/10/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

- Quyết định số 3781/QĐ-UBND.VX ngày 28/8/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án phát triển sự nghiệp PT-TH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2015, có tính đến 2020.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH NGHỆ AN

I. Chức năng, nhiệm vụ

Đài PT-TH Nghệ An là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh Nghệ An, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An; Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đài được thực hiện theo Quyết định số 61/2012/QĐ-UBND-VX ngày 23/08/2012 của UBND tỉnh Nghệ An.

II. Tổ chức bộ máy, biên chế

Đài PT-TH Nghệ An có cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, 10 phòng chuyên môn và 16 Trạm phát lại PT-TH vùng sâu, vùng xa theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số cán bộ, viên chức lao động tính đến 01/01/2014 là 231 người, trong đó: Biên chế 144 người, lao động hợp đồng tự trang trải: 87 người. Tại Đài PT-TH tỉnh có 195 người (134 biên chế, 61 lao động hợp đồng); Tại 16 trạm phát lại PTTH có 36 người (10 biên chế và 26 lao động hợp đồng); (Chi tiết tại Phụ lục 01).

III. Nội dung chương trình

1. Chương trình Thời sự: Hàng ngày, sản xuất và phát sóng 5 bản tin thời sự truyền hình, 5 bản tin thời sự phát thanh; 2 Bản tin thời sự quốc tế; 1 Bản Tin thời sự Nghệ An bằng tiếng Anh, phản ánh khá toàn diện về các lĩnh vực, vùng miền trong tỉnh và các sự kiện, hoạt động gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh tại các địa phương, đơn vị trong và ngoài nước.

2. Các chương trình chuyên đề, chuyên mục: Duy trì 40 chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới có hiệu quả và là cầu nối của bạn nghe xem PT-TH, như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nghệ An hội nhập và phát triển”; “Miền Tây xứ Nghệ”;...

3. Chương trình PT-TH tiếng dân tộc: Sản xuất và phát sóng các chương trình PT-TH tiếng Thái, tiếng Mông; phản ánh các tin tức chính trị xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo... tới bà con các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

4. Chương trình Văn hóa, giải trí: Được thực hiện khá phong phú, đa dạng; đảm bảo giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa xứ Nghệ, các hoạt động văn nghệ- thể thao, phục vụ nhu cầu người hâm mộ trong và ngoài tỉnh.

5. Trang Thông tin điện tử truyenhinhnghean.vn: Nội dung phong phú, tính cập nhật cao, thu hút được số lượng lớn độc giả ; đến tháng 01/2014 có trên 12 triệu lượt người truy cập, góp phần tích cực giới thiệu quảng bá hình ảnh Nghệ An trong và ngoài nước.

IV. Hợp tác sản xuất, phát sóng chương trình và hoạt động vì cuộc sống cộng đồng

Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện các chương trình thời sự và khoa giáo. Hợp tác thường xuyên chương trình TH tiếng dân tộc qua Kênh VTV5; Phối hợp với VTV sản xuất phim tài liệu “Ký sự nước Lào”; Ký sự Côn Đảo...; Hợp tác với các công ty truyền thông sản xuất, phát sóng nhiều chương trình nhân đạo, giải trí.

Nhiều năm qua, đài đã chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động xã hội giúp đỡ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chỉ tính từ năm 2000- 2013, đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp vận động quyên góp cho các quỹ nhân đạo, quỹ vì người nghèo được hơn 40 tỷ đồng.

Qua các kỳ Liên hoan PT-TH toàn quốc những năm gần đây, PT-TH Nghệ An được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đánh giá cao về chất lượng. Tin tức, phóng sự gửi phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam ngày càng tăng về số lượng, được nâng cao về chất lượng.

V. Thời lượng sản xuất và phát sóng

Hiện nay, chương trình Phát thanh Nghệ An phát sóng 20 giờ/ngày, trong đó tự sản xuất (mới) đạt 5,4 giờ/ngày, phát sóng chương trình tự sản xuất 8giờ/ngày; Chương trình truyền hình NTV phát sóng đạt 24 giờ/ngày, trong đó tự sản xuất (mới) đạt 6 giờ/ngày, phát sóng chương trình tự sản xuất 12 giờ/ngày.

VI. Thực hiện nhiệm vụ phủ sóng PT-TH

- Từ tháng 01/2009, truyền hình Nghệ An; từ tháng 02/2010 phát thanh Nghệ An phát sóng qua vệ tinh Vinasat-1 đã góp phần mở rộng diện phủ sóng trong phạm vi toàn tỉnh và cả nước. Ngoài kênh truyền hình Kỹ thuật số mặt đất của VTC, đến nay đã có VTVcab, HTVC và 40 Công ty truyền hình cáp tiếp phát sóng NTV, góp phần mở rộng diện quảng bá hình ảnh của Nghệ An ra nhiều địa phương trong nước.

- Thực hiện tiếp phát các kênh đài Truyền hình Việt Nam VTV1, VTV2, VTV3, VTV6, bằng các máy phát có công suất lớn và một máy phát số mặt đất VTC công suất nhỏ 0,8KW.

- 16 Trạm phát lại PT-TH vùng sâu, vùng xa mỗi trạm được lắp đặt 1 máy phát thanh và 1 máy phát hình công suất 100-200W, tiếp phát chương trình NTV, VON với thời lượng 12 giờ/ngày;

VII. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật

1. Thiết bị sản xuất chương trình

1.1. Thiết bị tiền kỳ

- Xe truyền hình lưu động 3 camera được trang bị từ năm 2002, mặc dù được sửa chữa hằng năm nhưng đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu SXCT theo chuẩn HD.

- Hiện có 35 camera các loại, trong đó có 10 camera đáp ứng yêu cầu SXCT chuẩn HD được trang bị năm 2012.

1.2. Thiết bị hậu kỳ

- Hệ thống thiết bị SXCT và truyền dẫn tín hiệu Truyền hình được đầu tư lắp đặt từ dự án ODA- Chính phủ Pháp (giai đoạn 1-1998) và Vương quốc Đan Mạch (giai đoạn 2-2004). Hàng năm, từ nguồn đầu tư của tỉnh bổ sung sửa chữa từng thời điểm theo tiêu chuẩn SD, hiện đang cơ bản đáp ứng hoạt động tuyên truyền của tỉnh và cung cấp chương trình cho Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Trong quá trình mở rộng, các thiết bị mới đã được chú trọng chuẩn bị để chuyển sang sản xuất chương trình theo tiêu chuẩn HD.

1.3. Hệ thống lưu trữ tư liệu

- Hệ thống lưu trữ hiện đáp ứng dung lượng lưu trữ 32Tb cùng phần mềm hỗ trợ quản lý và lưu trữ theo chuẩn SD; đã đáp ứng một phần lưu trữ phục vụ nhu cầu số hóa SXCT. Cạnh đó, Đài còn duy trì hệ thống lưu trữ bằng băng từ và ổ cứng rời, đảm bảo an toàn lưu trữ. Tuy nhiên, việc lưu trữ này còn thực hiện bằng thủ công, hạn chế trong công tác khai thác tư liệu.

2. Hệ thống truyền dẫn và phát sóng

- Được trang bị 02 hệ thống server phát sóng theo tiêu chuẩn SD: 01 hệ thống theo dự án ODA năm 2003 và 01 hệ thống được đầu tư mới năm 2011, đảm bảo dự phòng phát sóng ổn định. Hệ thống mới đầu tư có khả năng tương thích cao khi chuyển sang phục vụ phát sóng và SXCT theo tiêu chuẩn HD.

- Máy phát sóng truyền hình 20KW phát sóng truyền hình Nghệ An đã được đầu tư đảm bảo sẵn sàng chuyển sang phát số mặt đất theo lộ trình đã được phê duyệt với 04 kênh số phát đồng thời có công suất 5KW; 01 máy phát sóng truyền hình tương tự 10KW đang được sửa chữa phục vụ dự phòng.

- Máy phát sóng phát thanh 10KW được đầu tư năm 2005; 01 máy phát FM 0,5KW (đã cũ) dùng để dự phòng.

- Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh Vinasat-1 với tiêu chuẩn tín hiệu SD.

3. Cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất và phát sóng chương trình

- Diện tích đất: Được cấp tổng số 10.000 m2 tại 2 khu vực: Trụ sở chính của Đài PT-TH Nghệ An có diện tích 4000 m2; Trạm phát sóng Phát thanh tại đường Đào Tấn- TP Vinh có diện tích 6.000 m2 (Thuộc khu quy hoạch chi tiết xây dựng bảo tồn, tôn tạo Di tích thành cổ Vinh theo Quyết định số 4312/QĐ-UBND.CN ngày 01/10/2008 của UBND tỉnh Nghệ An). Ngoài ra, Đài đã được cấp phép quy hoạch xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động sản xuất chương trình (SXCT) có diện tích đất sử dụng 1,8 ha tại địa xã Nghi Đức- TP Vinh, phù hợp với yêu cầu phát triển trong tương lai.

- Nhà làm việc phục vụ hoạt động điều hành và SXCT: Nhà đặt máy phát hình (kết hợp studio, 2 tầng, đưa vào sử dụng năm 1996 với tổng diện tích 708m2) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, kết cấu sàn không đáp ứng được việc lắp đặt thêm các trang thiết bị phát sóng mới cũng như đảm bảo an toàn vận hành phát sóng; Khối nhà làm việc kết hợp phòng dựng chương trình được đưa vào sử dụng năm 1996, kết cấu 3 tầng, tường gạch chịu lực, tổng diện tích sử dụng 1572m2 hiện đã xuống cấp, kết cấu phòng nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu lắp đặt thêm các thiết bị đáp ứng yêu cầu SXCT kể cả trước mắt và lâu dài.

Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2658/QĐ-UBND ngày 26/06/2013 về việc phê duyệt quy hoạch 1/500 diện tích khuôn viên trụ sở chính và Quyết định số 5337/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Nhà làm việc phục vụ hoạt động điều hành và SXCT PT-TH Nghệ An”.

- Phương tiện phục vụ hoạt động nghiệp vụ: Hiện đài có 6 xe ô tô; trong đó 01 xe truyền hình lưu động sử dụng từ năm 2002, 4 xe phục vụ hoạt động của phóng viên, trong đó có 2 xe đưa vào sử dụng năm 2002, đã hết thời gian khấu hao, không đáp ứng yêu cầu đặc thù tác nghiệp của chuyên ngành PT-TH.

VIII. Tình hình tài chính

1. Nguồn thu

- Thu từ ngân sách cấp chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi thường xuyên hằng năm được NSNN cấp phục vụ hoạt động tiếp phát sóng và SXCT PT-TH; được tính theo định mức biên chế quy định tại Quyết định 103/2010/QĐ-UBND tỉnh và biên chế hiện có của Đài và được cấp bổ sung để phục vụ các nhiệm vụ đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Cơ cấu nguồn kinh phí này trong những năm qua đang có xu hướng giảm dần vì được tính giao theo biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt giảm dần từ 158 xuống 138 biên chế; Đồng thời, việc tính kế hoạch chi theo định mức biên chế là không phù hợp với đặc thù hoạt động SXCT và vận hành máy phát sóng của Đài. So với định mức cấp chi theo Quyết định 59/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì định mức chi của Ngành PT-TH Nghệ An hiện chỉ đạt 43% (tương đương 23.968/55.561 triệu đồng - trong đó cấp cho Đài tỉnh là 15.505 triệu đồng). (Chi tiết tại Phụ lục 03).

- Thu dịch vụ Quảng cáo: Đây là nguồn thu từ hoạt động thông tin sản phẩm cho các doanh nghiệp. Từ năm 2010 đến 2013, doanh thu quảng cáo đạt trung bình 23,3 tỷ đồng/năm, bù đắp rất đáng kể cho chi phí SXCT thực hiện xã hội hóa, bù đắp chi phí cho hoạt động sự nghiệp, chi trả nhuận bút và ổn định thu nhập cho CBVC. Song nguồn thu này không ổn định mà phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực quảng cáo báo chí.

- Hoạt động dịch vụ khác và thu khác: Bao gồm các khoản thu: vận hành máy phát sóng của VTV, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ in sao băng đĩa, Lãi tiền gửi; Nhận hỗ trợ kinh phí có từ các đơn vị để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phúc lợi xã hội; Thu từ thanh lý tài sản. Đây là khoản thu có tỷ trọng thấp, phát sinh không thường xuyên.

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng/năm)

2010

2011

2012

2013

 

Tổng cộng

46.742

37.691

45.954

54.875

1.

NSNN cấp chi thường xuyên

14.761

15.505

19.391

18.482

-

NSNN cấp theo kế hoạch

11.288

11.333

12.625

13.241

-

NSNN cấp theo nhiệm vụ đột xuất

3.473

3.717

6.766

5.241

2.

Hoạt động dịch vụ và thu khác

31.981

22.641

26.563

36.393

-

Hoạt động TT-QC-DV

28.275

19.407

22.623

33.807

-

Hoạt động dịch vụ khác

1.781

1.761

3.345

3.963

-

Hoạt động thu khác

3.706

3.234

3.940

2.586

- Thu từ nguồn NSNN cấp phục vụ đầu tư, mua sắm đổi mới trang thiết bị: Đây là nguồn kinh phí quan trọng, được cấp theo các dự án, chương trình và kế hoạch hằng năm để phục vụ hoạt động đầu tư theo các dự án được duyệt. Bên cạnh đó, từ nguồn thu dịch vụ đơn vị cũng đã góp phần không nhỏ ưu tiên cho hoạt động đầu tư, giảm gánh nặng cho NSNN. Tuy nhiên, những năm qua nguồn kinh phí đầu tư rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đơn vị.

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng/năm)

2010

2011

2012

2013

 

Tổng cộng

11.419

16.243

18.115

19.351

1.

NSNN TW cấp theo CTMT phủ sóng

4.500

8.000

8.893

5.260

2.

NS địa phương

3.100

3.743

4.046

14.091

-

Đầu tư, XDCB

 

 

 

10.000

-

KP mua sắm, SCL

3.100

3.743

4.046

4.091

3.

Nguồn tích lũy của Đơn vị

3.819

4.500

5.176

0

2. Chi phí

- Chi hoạt động sự nghiệp PT-TH: Bao gồm các khoản chi tiền lương; chi phí nhiên liệu, điện năng; công tác phí; Nguyên vật liệu phục vụ hoạt động nghiệp vụ; dịch vụ thuê kênh, đặt hàng sản xuất chương trình; Nhuận bút;... theo quy định hiện hành.

Cùng với việc bất cập về phương pháp tính giao kế hoạch chi đã nói ở trên, do yêu cầu nâng cao chất lượng và thời lượng sản xuất, phát sóng chương trình và việc hiện nay Đài PT-TH Nghệ An đang phải hợp đồng tự trang trải thêm 87 lao động nên việc cân đối nguồn kinh phí để phục vụ hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng chương trình và chi trả chế độ cho CBVC đang là một khó khăn lớn của Đài.

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng/năm)

2010

2011

2012

2013

1.

Chi thường xuyên hoạt động SN

19.598

22.815

31.050

29.787

-

Chi lương, phụ cấp, BH các loại, KPCĐ

8.913

10.326

13.579

13.924

-

Chi hoạt động sự nghiệp

10.685

12.489

17.471

15.863

2.

Nguồn kinh phí

19.598

22.815

31.050

29.787

-

NSNN cấp trong năm

14.761

15.505

19.391

18.482

-

Bù chi từ hoạt động dịch vụ và thu khác

4.837

7.765

11.659

11.305

3.

Cơ cấu nguồn chi hoạt động SN

100

100

100

100

-

NSNN cấp trong năm

75

66

62

62

-

Bù chi từ hoạt động dịch vụ và thu khác

25

34

38

38

- Chi phí hoạt động thu: Chi phí hoạt động thu bao gồm chi phí mua bản quyền chương trình (phim, các chương trình giải trí,...); chi phí dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các chương trình; Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, điện năng; tiền lương; khấu hao;... được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật thuế TNDN và Thông tư 150/2010/TT-BTC về thuế đối với các cơ quan báo chí.

Ngược chiều với sự biến động mang tính thụ động của nguồn thu thì các khoản chi phí cho hoạt động này lại có chiều hướng tăng do yêu cầu nâng cao chất lượng để thu hút nguồn thu.

STT

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng/năm)

2010

2011

2012

2013

1.

Doanh thu

31.981

22.641

26.563

36.393

2.

Chi phí

20.759

27.549

26.879

32.156

2.1.

Chi phí hoạt động thu

15.922

19.784

15.220

20.851

2.2

Bổ sung kinh phí hoạt động sự nghiệp

4.837

7.765

11.659

11.305

3.

Tỷ trọng chi phí/doanh thu

65

121

101

88

3.1

Chi trực tiếp cho hoạt động dịch vụ

50

87

57

57

3.2

Bổ sung kinh phí hoạt động sự nghiệp

15

34

44

31

X. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Nhiều nội dung chương trình PT-TH chưa phong phú, hấp dẫn; chưa có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, mang tính tổng kết, định hướng và phát hiện. Chưa chú trọng yêu cầu mở rộng diện phản ánh để tạo ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh trong khu vực. MC một số chương trình chưa hấp dẫn, chất giọng của một số phát thanh viên thiếu bản sắc xứ Nghệ. Việc SXCT cung cấp cho 2 Đài quốc gia chưa được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ tác nghiệp còn thiếu và xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi công nghệ từ phát sóng tương tự chuẩn SD với độ phân giải thấp sang phát sóng số chất lượng cao theo chuẩn HD với độ phân giải cao. Hệ thống thiết bị SXCT theo dự án ODA được khai thác, sử dụng với cường độ cao, thuộc thế hệ cũ và thực tế đã hết khấu hao, nên chất lượng chương trình không đáp ứng nhu cầu của khán, thính giả; không tương thích về hình ảnh và âm thanh khi gửi phát sóng VTV, VOV và thường xảy ra mất an toàn khi phát sóng.

3. Trụ sở làm việc và SXCT của Đài PT-TH tỉnh được xây dựng đã 30 năm, hiện không đáp ứng điều kiện làm việc cho phóng viên, kỹ thuật viên trong điều kiện thời lượng sản xuất phát sóng chương trình ngày một tăng cao; Nhiều hạng mục công trình xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới yêu cầu sản xuất, phát sóng và bảo quản các trang thiết bị hiện đại. Phương tiện làm việc hiện không đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ ngày càng cao của tỉnh.

4. Nguồn nhân lực hiện có đông về số lượng, nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp; thiếu các vị trí như biên tập viên, phóng viên, đạo diễn giỏi, dẫn chương trình hấp dẫn, kỹ thuật viên trình độ cao. Theo yêu cầu của tỉnh, trong những năm tới Đài PT-TH Nghệ An tiếp tục phải giảm biên chế, dự báo sẽ khó khăn trong thu hút thêm nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển.

5. Phần lớn cư dân sống ở vùng miền núi, kể cả một số huyện như Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương bị hạn chế bởi điều kiện địa hình, núi cao che chắn nên việc thu tín hiệu các chương trình truyền hình Nghệ An còn hạn chế.

6. Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách chỉ đáp ứng được 62% nhu cầu chi. Nguồn thu từ Quảng cáo và thu khác có tăng trưởng hàng năm, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chương trình. Đời sống của cán bộ Phóng viên, kỹ thuật viên và VCLĐ còn thấp. Nguyên nhân chính là do đài chưa tham mưu kịp thời về cơ chế chính sách với các cấp có thẩm quyền.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm chung

- Phát triển Đài PT-TH Nghệ An trên cơ sở kế thừa và đổi mới, nâng cấp toàn diện cả về nội dung chương trình; nhân lực; phương thức hoạt động; cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ.

- Đài PT-TH Nghệ An là cơ quan báo chí của Đảng bộ và chính quyền Nghệ An, do UBND tỉnh Nghệ An quản lý, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và cả nước bằng chất lượng nội dung chương trình; sự tiên phong về chất lượng đội ngũ nhân lực, phương thức hoạt động, quản lý; sự tiên tiến về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ; có hiệu quả cộng tác tích cực với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài TH, Đài PT-TH các tỉnh, thành phố.

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển Đài PT-TH Nghệ An có đủ năng lực sản xuất, phát sóng các chương trình PT-TH ngang tầm đài khu vực; đảm bảo chất lượng cao, phong phú, đa dạng về nội dung; đáp ứng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh đồng thời có ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh trong khu vực và cả nước. Sản xuất, phối hợp sản xuất chương trình và cộng tác có hiệu quả với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài PT-TH trong khu vực, trong nước.

3. Mục tiêu cụ thể

3.1. Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình, phản ánh toàn diện các hoạt động chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh; tiếng nói của các tầng lớp nhân dân; là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền, đoàn thể với nhân dân. Mở rộng không gian và nội dung phản ánh các vấn đề có tính quốc gia và khu vực. Tích cực sản xuất các chương trình cho Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và một số Đài tỉnh, thành phố theo thỏa thuận hợp tác.

3.2. Thực hiện đúng lộ trình số hóa theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Chính phủ; Đảm bảo đến năm 2018 phủ sóng PT-TH Nghệ An tới 100% vùng dân cư của tỉnh Nghệ An, các tỉnh trong khu vực cùng nhiều tỉnh,thành phố trong nước. Góp phần tích cực mở rộng việc phủ sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử truyenhinhnghean.vn đáp ứng yêu cầu giới thiệu, quảng bá tỉnh Nghệ An tới độc giả cả nước và quốc tế.

3.3. Đổi mới phương thức hoạt động và quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên sâu hóa, đặc biệt là cán bộ quản lý và cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chương trình.

3.4. Thực hiện xã hội hóa sản xuất các chương trình PT-TH, tăng cường tạo các nguồn thu chính đáng và đúng pháp luật trong lĩnh vực PT-TH góp phần tăng đầu tư nâng cao chất lượng chương trình; ổn định và nâng cao đời sống cho CBVC.

3.5. Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, phát huy mạnh mẽ vai trò và ảnh hưởng của Đài PT-TH Nghệ An trong công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo.

3.6. Các tiêu chí so sánh chủ yếu giữa đài Nghệ An hiện nay và mục tiêu ngang tầm đài khu vực:

Các tiêu chí so sánh chủ yếu

Đài PT-TH Nghệ An hiện nay

Đài PT-TH tỉnh Ngang tầm đài khu vực

1. Phạm vi địa lý (Không gian) phản ánh tin tức, sự kiện, chuyên đề.

Trong tỉnh Nghệ An

Mở rộng phạm vi phản ánh tới các tỉnh trong khu vực, cả nước và quốc tế.

2. Chất lượng chương trình

Cấp tỉnh

Đáp ứng yêu cầu của hai đài Quốc gia (VTV, VOV)

3.Thời lượng sản xuất chương trình (mới)

P. thanh SX: 5,4 h/ ngày;

T. hình SX: 6 h/ngày;

P.thanh SX: 12 h/ngày.

T. hình SX: 12 h/ngày;

4. Hợp tác sản xuất chương trình cho VTV, VOV và các đài trong khu vực

Không thường xuyên, không có tính kế hoạch, số lượng ít

Sản xuất theo kế hoạch hợp tác hàng năm; phối hợp thường xuyên và nâng cao về số lượng

5. Yêu cầu chuẩn kỹ thuật công nghệ:

Hệ thống ghi, xử lý độ phân giải thấp (SD)

Hệ thống ghi, xử lý độ phân giải cao (HD)

6. Diện phủ sóng

Analog, qua vệ tinh tới 1 số tỉnh theo tiêu chuẩn SD.

Truyền dẫn theo công nghệ số hóa, phạm vi toàn quốc, theo tiêu chuẩn HD

7. Tổ chức bộ máy, trình độ nguồn nhân lực

Đông về số lượng, thiếu chuyên nghiệp, thiếu nhân lực tại các vị trí sản xuất quan trọng

Bộ máy được bố trí theo vị trí việc làm hợp lý, chuyên nghiệp, chuyên sâu

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp về đổi mới nâng cao chất lượng nội dung chương trình

- Nâng cao tính thời sự, tính phát hiện, tính phản biện của báo chí và phát huy các thế mạnh của PT-TH; Chú trọng tính chuyên sâu trong tổng kết, đánh giá các vấn đề của chuyên đề, chuyên mục. Đổi mới và nâng cao tính nghệ thuật, bản sắc văn hóa xứ Nghệ, văn hóa các dân tộc thiểu số Nghệ An và khu vực trong các chương trình văn nghệ, giải trí; Mở thêm một số chương trình, chuyên mục mới đáp ứng nhu cầu và thu hút đông đảo các đối tượng khán, thính giả trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường sản xuất và phối hợp sản xuất các tin tức, phóng sự, chuyên đề, văn nghệ giải trí trên địa bàn tỉnh và khu vực cung cấp cho Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài PT-TH trong khu vực, trong nước. Giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, cơ hội thu hút đầu tư, về bản sắc văn hóa xứ Nghệ, của các dân tộc thiểu số trong tỉnh và khu vực tới khán, thính giả.

- Xây dựng được cơ chế phối hợp cụ thể, chặt chẽ với các Đài PT-TH trong khu vực về sản xuất, cung cấp, trao đổi các chương trình PT-TH, các hoạt động xã hội và hỗ trợ về thiết bị công nghệ SXCT.

1.1. Thời sự chính luận

- Từ năm 2013- 2014, duy trì ổn định 05 Bản tin Thời sự phát thanh; 05 Bản tin Thời sự truyền hình/ngày như hiện nay gồm: Bản tin sáng, Bản tin trưa, Bản tin 15 giờ, Bản tin tối và Bản tin cuối ngày, 01 bản tin Thời sự bằng tiếng Anh; 02 bản tin Thời sự Quốc tế.

- Nâng cao tính cập nhật, tính phát hiện, tính phản biện của tin tức, phóng sự. Đảm bảo tính định hướng và tư tưởng, tính toàn diện giữa các lĩnh vực, vùng miền trong tỉnh. Kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề mới phát sinh, những mô hình, điển hình mới, những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm. Kiên trì theo đuổi các vấn đề, vụ việc, có chính kiến bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái xấu, tiêu cực.

- Sản xuất và phối hợp sản xuất các tin bài, phóng sự phản ánh các sự kiện, vấn đề nổi bật của khu vực để phát sóng trên kênh NTV và cung cấp tin tức, chương trình của tỉnh và khu vực cho VTV, VOV.

- Từ năm 2015, nâng số lượng bản tin Thời sự phát thanh và truyền hình lên 7 bản tin ngày, tăng bản tin bằng tiếng nước ngoài lên 02 bản tin/ ngày.

1.2. Chuyên đề, chuyên mục

Ổn định và chuyên sâu, tổ chức lại các trang, chuyên mục chủ yếu sau đây:

- Trang kinh tế;

- Trang Xây dựng Đảng và Chính quyền, đoàn thể;

- Trang Quốc phòng – An ninh;

- Trang những vấn đề xã hội (LĐTBXH, y tế, nhân đạo, từ thiện…)

- Trang văn hóa và du lịch (Hoặc Tạp chí VHDL hàng tháng)

- Trang người Nghệ (Hoặc tạp chí Người Nghệ hàng tháng)

- Trang Nông nghiệp- nông thôn;

- Trang đô thị và đô thị hóa;

- Trang giáo dục;

- Trang Pháp luật và đời sống;

- Trang KH&CN (Hoặc Tạp chí KH&CN hàng tháng)

- Trang Bắc trung bộ (Hoặc ấn tượng hơn: Khúc Ruột Miền Trung)

- Trang huyện, thị, thành;

1.3. Văn nghệ, giải trí, khoa giáo

- Nâng cao chất lượng các chương trình văn nghệ, giải trí hấp dẫn, phù hợp với bản sắc văn hóa xứ Nghệ, văn hóa các dân tộc thiểu số Nghệ An và văn hóa vùng;

- Chủ trì phối hợp với các Đài PT-TH trong khu vực, sản xuất các chương trình văn hóa văn nghệ, thể thao thường xuyên và các chương trình có quy mô lớn theo chủ trương xã hội hóa.

Cụ thể, tổ chức lại các trang, chương trình:

- Trang văn hóa các dân tộc Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ;

- Dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca các vùng miền…

- Tác giả tác phẩm;

- Câu lạc bộ người cao tuổi;

- Ca nhạc theo yêu cầu khán, thính giả;

- Thể thao, Giải trí và trò chơi...

- Trang thiếu nhi;

1.4. Chương trình Tiếng dân tộc

Duy trì, nâng cao chất lượng các chương trình Tiếng dân tộc Thái, Mông theo loại hình chương trình tổng hợp. Thực hiện tốt việc phối hợp SXCT cho VTV5, VOV5.

1.5. Thời lượng sản xuất các chương trình

STT

Tên chương trình

Số chương trình trong năm

Tổng thời lượng

(Phút)

1.

Truyền hình

8.811

120.856

1.1.

Thời sự

3.285

37.960

1.2.

Chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang

2.198

23.306

1.3.

Văn nghệ, giải trí

2.149

45.137

1.4.

Tiếng dân tộc

84

1.908

1.4.

Các chương trình khác

1.095

12.045

2.

Phát thanh

6.100

117.915

2.1.

Thời sự

2.242

55.530

2.2.

Chuyên đề, chuyên mục

1.129

23.190

2.3.

Văn nghệ, giải trí

868

24.420

2.4.

Tiếng dân tộc

766

11.490

2.5.

Các chương trình khác

1.095

3.285

(Chi tiết Phụ lục: 05)

2. Nhóm giải pháp về đổi mới phương thức quản lý, hoạt động SXCT

Nâng cao năng lực để chủ động sản xuất đủ và đảm bảo chất lượng các chương trình, chuyên mục chủ yếu của Đài, mặt khác mở rộng và tổ chức tốt các hoạt động liên kết với các đối tác trong sản xuất và khai thác các chương trình khác. Cụ thể:

- Với 2 Đài Quốc gia: Thỏa thuận ký hợp đồng sản xuất, cung cấp các chương trình PT-TH . Đảm nhận các nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về tình hình Kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Nghệ An và một phần về các tỉnh trong khu vực trên sóng VTV và VOV.

- Với các Đài PTTH trong Khu vực: Chủ động xây dựng quy chế phối hợp trong sản xuất, phát sóng các chương trình PT-TH, trong ứng dụng và khai thác các trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ và trong tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, văn hóa, thể thao…

- Với các đài TT-TH cấp huyện: Duy trì mối quan hệ với hệ thống đài TT-TH cấp huyện; hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các đài cấp huyện, để đủ năng lực kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề của địa phương cung cấp cho đài tỉnh.

- Với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh: Ổn định các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề của từng ngành có nhu cầu truyền thông trên Đài PT-TH tỉnh, để xây dựng kế hoạch phối hợp, liên kết thực hiện. Trong đó: Khuyến khích các ngành có điều kiện tự xây dựng nội dung, hoặc đảm nhận các khâu chủ yếu trong SXCT, Đài PT-TH chỉ tập trung hoàn thiện hậu kỳ và phát sóng. Với các ngành không có điều kiện, cần phối hợp chặt chẽ trong xây dựng đề cương, kịch bản, tổ chức sản xuất để đảm bảo tính chuyên sâu của từng lĩnh vực.

- Với các doanh nghiệp truyền thông: Liên kết với một số công ty truyền thông trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình, nhất là văn nghệ, giải trí. Coi đây là một giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu và yếu về nhân lực, kinh phí và thiết bị hiện nay của đài.

- Khai thác các chương trình miễn phí, hoặc được cho, tặng, mua bản quyền một số chương trình hoặc tác phẩm có chất lượng và phù hợp.

- Tranh thủ sự tư vấn của các chuyên gia trên các lĩnh vực để xây dựng chiến lược phát triển, định hướng xây dựng nội dung các chương trình, chuyên đề, chuyên mục hoặc từng tác phẩm, sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu thành lập hội đồng tư vấn, (hoặc hội đồng cố vấn) gồm một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, trí thức có năng lực và tâm huyết để tư vấn cho Đài về nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các chương trình của đài.

- Tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội: Tiếp tục bảo trợ và tổ chức một số hoạt động thể thao, nâng dần chất lượng và hiệu quả, duy trì thành các hoạt động truyền thống, như giải bóng đá các trường đại học, cao đẳng; giải quần vợt doanh nhân…

- Tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động và sự kiện về đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, cứu trợ thiên tai, thảm họa trong và ngoài tỉnh…

3. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức bộ máy

3.1. Tổ chức bộ máy

- Xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, phóng viên, kỹ thuật viên, dẫn chương trình ... Tập trung quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên và kỹ thuật viên giỏi. (Phụ lục: 02)

- Trước mắt, ổn định số lượng 145 biên chế giai đoạn 2014 - 2015. Hợp đồng từ ngân sách 26 lao động làm việc tại các trạm phát lại do thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về mở rộng diện phủ sóng vùng sâu, vùng xa, vùng lõm, biên giới. Rà soát, cân đối nguồn thu để hợp đồng lao động tự trang trải tại Đài PT-TH tỉnh. Từ năm 2016 - 2020, khi được giao bổ sung chỉ tiêu biên chế, tổ chức tuyển chọn, thu hút mỗi năm 3 - 5 lao động chất lượng cao về: Dẫn chương trình, Biên tập viên, phóng viên, đạo diễn, kỹ thuật viên giỏi.

- Thực hiện cơ chế thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự nghiệp phát triển PT-TH của tỉnh; Có cơ chế đặc thù ngoài Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh cho Đài được tuyển chọn đội ngũ phát thanh viên, dẫn chương trình, đạo diễn, Họa sĩ, nhạc sĩ, biên kịch...

- Sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại hệ thống các Trạm phát lại PT-TH vùng sâu, vùng xa; từng bước sắp xếp, đào tạo lại nhân lực làm công tác TDPS tại đài tỉnh và các trạm phát lại để có phương án tinh giản số biên chế, lao động hợp đồng hiện có theo lộ trình số hóa của Chính phủ.

3.2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

3.2.1. Đào tạo và bồi dưỡng chung

Về chuyên môn: Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam mở lớp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý. Mỗi năm cử ít nhất 10 - 15 cán bộ phóng viên, kỹ thuật viên tham gia học tập kinh nghiệm quản lý và SXCT tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; mở được ít nhất 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của Đài PT-TH Nghệ An, các Đài PT-TH trong khu vực và các Đài cấp huyện trong tỉnh từ nguồn kinh phí đào tạo bồi dưỡng hàng năm của tỉnh và Trung ương.

Về chính trị: Từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị cử nhân hoặc cao cấp Lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập và lãnh đạo Trưởng, phó phòng trở lên.

3.2.2. Đào tạo chuyên sâu

Phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: Cán bộ quản lý; đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ.

4. Nhóm giải pháp về trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất và phát sóng chương trình

4.1. Thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình

- Tiếp tục duy trì các trang thiết bị hiện có, đảm bảo duy trì phát sóng tương tự chương trình theo chuẩn SD trong thời kỳ quá độ.

- Từng bước thực hiện đầu tư mới các trang thiết bị sản xuất và điều khiển phát sóng theo tiêu chuẩn HD. Lập mới 02 dự án nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi chuẩn tín hiệu phát sóng chương trình truyền hình thuộc Đài PT-TH Nghệ An, gồm:

+ Dự án “Mua sắm, lắp đặt trang thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình Nghệ An theo chuẩn tín hiệu HD”, nhằm đầu tư đồng bộ hệ thống camera, xe truyền hình lưu động, hệ thống lưu trữ và phát sóng theo tiêu chuẩn HD; Trường quay và các Studio, phòng bá âm đáp ứng tiêu chuẩn với tổng mức đầu tư (dự kiến): 93,240 (tỷ đồng) – (Chi tiết tại Phụ lục 10);

+ Dự án “Đầu tư, lắp đặt thiết bị sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh Nghệ An” để thay thế, bổ sung trang thiết bị SXCT phát thanh, hệ thống phát sóng với tổng mức đầu tư (dự kiến): 9,2 (tỷ đồng)

- Từng bước thay thế các trang thiết bị đã cũ, đảm bảo quy trình hoạt động và điều hành thông qua mạng máy tính (LAN/WAN) tốc độ cao, sử dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý và SXCT với tổng mức đầu tư (dự kiến) 2,55 (tỷ đồng) (Chi tiết tại Phụ lục 10).

4.2. Cơ sở vật chất và phương tiện

- Triển khai dự án “Đầu tư cải tạo và xây dựng mới nhà làm việc phục vụ hoạt động điều hành và SXCT PT-TH Nghệ An” giai đoạn 2013- 2015 đã được phê duyệt tại Quyết định số 5337/QĐ.UBND-ĐTXD ngày 11/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư 119 tỷ đồng. Hoàn thành công trình nhà làm việc phục vụ hoạt động điều hành và sản xuất chương trình trước ngày 02/9/2015; xác định là công trình chào mừng Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII.

- Triển khai quy hoạch và giải phóng mặt bằng Dự án “Xây dựng Trung tâm SXCT và phát sóng gắn với trường quay ngoài trời của Đài PT-TH tỉnh Nghệ An” tại địa điểm xã Nghi Đức - TP Vinh, nhằm đảm bảo yêu cầu mở rộng SXCT trong giai đoạn 2018 - 2025 với tổng mức đầu tư (dự kiến) là 10,1 (tỷ đồng) (Chi tiết tại Phụ lục 09).

- Từng bước thay thế các phương tiện đã hết thời gian khấu hao sử dụng (02 xe ô tô các loại) để đảm bảo đáp ứng yêu cầu SXCT lưu động, tại các vùng núi cao, biên giới; 01 xe ô tô 4 chỗ ngồi phục vụ ghi hình các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Nghệ An với tổng kinh phí (dự kiến) 2,1 tỷ đồng. (Chi tiết tại Phụ lục 10)

4.3. Về truyền dẫn, tiếp phát sóng

- Tiếp tục duy trì phủ sóng PT-TH Nghệ An qua vệ tinh Vinasat-1; trên hệ thống VTVcab và cáp Truyền hình Tp Hồ Chí Minh, đồng thời mở rộng thêm hình thức phủ sóng qua IpTV (truyền hình qua mạng), MobiTV (truyền hình qua di động),…

- Lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, chuyển đổi các máy phát tương tự khu vực vùng núi, biên giới thành máy phát số và triển khai kế hoạch trợ giá thiết bị thu số mặt đất, tivi, radio cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng sâu, biên giới trên địa bàn tỉnh thu được sóng truyền hình số mặt đất; hỗ trợ thiết bị thu truyền hình số vệ tinh tại các khu vực không thể phủ sóng truyền hình số mặt đất theo chủ trương chung (Chi tiết Phụ lục 04).

- Từng bước chuyển dần từ phát sóng tương tự sang phát sóng số, tiến tới chuyển sang phát sóng số hoàn toàn vào cuối năm 2018 theo đề án số hóa của Chính phủ.

5. Nhóm giải pháp về công tác tài chính

Tích cực xã hội hóa, khai thác tốt các nguồn tài chính, đặc biệt là hoạt động kinh tế báo chí để từng bước đầu tư nâng cao chất lượng chương trình, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị, ổn định và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức lao động.

5.1. Nguồn thu

5.1.1. Nguồn thu từ ngân sách cấp chi thường xuyên

Cấp kinh phí thuê kênh vệ tinh ổn định đến năm 2020; Kinh phí thuê kênh truyền hình cáp VTV, truyền hình cáp Tp Hồ Chí Minh theo thực tế hợp đồng hằng năm và kinh phí kênh truyền dẫn cáp quang Vinh- Tp Hồ Chí Minh (theo đơn giá của đơn vị viễn thông liên tỉnh). Kinh phí chi thường xuyên hoạt động sự nghiệp được thực hiện:

Giai đoạn 2014 - 2015:

Đây là thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015. Để đảm bảo khả năng tài chính giúp Đài chi trả và nâng cao chất lượng chương trình theo mặt bằng chung cả nước, ngoài định mức phân bổ ngân sách, cơ chế chính sách phải thực hiện và trên cơ sở khả năng ngân sách địa phương cân đối hỗ trợ kinh phí:

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ kinh phí SXCT theo đơn giá của Bộ Thông tin và Truyền thông; Số lượng và thời lượng chương trình chưa xã hội hóa với mức giao kế hoạch chi NSNN hằng năm (dự kiến) là 34,5 (tỷ đồng/năm). (Dự kiến Quý II/2014 sẽ có đơn giá mới) - (Chi tiết tại Phụ lục 07)

- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ kinh phí tiếp phát sóng dựa trên đơn giá và thời lượng phát sóng các chương trình chưa xã hội hóa (dự kiến) là 4,3 (tỷ đồng/năm) (Chi tiết tại Phụ lục 07).

- Hỗ trợ chế độ nhuận bút cho trang thông tin điện tử truyenhinhnghean.vn theo Quy định hiện hành của nhà nước (dự kiến) là 1,45 (tỷ đồng/năm) (Chi tiết phụ lục 08).

Giai đoạn từ 2016 - 2020:

Thực hiện tính cấp ngân sách nhà nước chi sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh - truyền hình Nghệ An theo kế hoạch xã hội hóa sản xuất và phát sóng chương trình hằng năm:

- Chi phí sản xuất chương trình: áp dụng đơn giá sản xuất mới chương trình PT-TH do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành; số lượng, thời lượng các chương trình chưa được xã hội hóa theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi phí tiếp phát sóng: áp dụng đơn giá tiếp phát sóng hiện hành của Đài Truyền hình Việt Nam và/hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông, thời lượng phát sóng các chương trình chưa được xã hội hóa theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Riêng đối với 16 trạm phát lại vùng núi cao, biên giới và hải đảo không tính trừ thời lượng chương trình xã hội hóa.

- Hỗ trợ chế độ nhuận bút cho trang TT điện tử truyenhinhnghean.vn theo quy định hiện hành của nhà nước (dự kiến) là 1,45 (tỷ đồng/năm) (Chi tiết phụ lục 07).

b) Thu hoạt động Quảng cáo và dịch vụ khác

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, cơ chế thu hút quảng cáo phù hợp với môi trường cạnh tranh ngày càng lớn trong quảng cáo báo chí. Có chính sách giá cả quảng cáo hợp lý cho các Doanh nghiệp trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực và các Doanh nghiệp đầu tư vào Nghệ An. Mở rộng quan hệ với các Doanh nghiệp, đơn vị làm công tác quảng cáo ngoài tỉnh gắn liền với việc mở rộng diện phủ sóng - phạm vi thu hút khán, thính giả của PT-TH Nghệ An.

- Đa dạng hóa hình thức liên kết với một số công ty truyền thông trong và ngoài tỉnh để tổ chức sản xuất và khai thác các chương trình, nhất là văn nghệ, thể thao, giải trí theo nguyên tắc thị trường.

- Nguồn thu hoạt động quảng cáo và dịch vụ khác thực hiện theo nguyên tắc phải đảm bảo tự trang trải chi phí của hoạt động thu và chi trả một phần các khoản chi nâng cao chất lượng chương trình, đầu tư trang thiết bị, cải thiện đời sống CBVC và có nộp NSNN theo quy định.

c) Hoạt động dịch vụ khác và thu khác

Thu từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cho các hoạt động xã hội, nhân đạo và thu từ các cơ quan đơn vị phối hợp sản xuất chương trình theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và hướng tới có lợi nhuận.

d) Thu từ nguồn đầu tư, mua sắm đổi mới trang thiết bị

Thực hiện theo các Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách địa phương, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư, các nguồn vốn ODA. Đài PT-TH Nghệ An có trách nhiệm đóng góp nguồn vốn đầu tư từ nguồn Quỹ tích lũy hợp pháp của đơn vị.

Duy trì ổn định mức đầu tư 47 tỷ đồng/năm trong giai đoạn từ 2014 - 2018, trong đó 10% nguồn kinh phí do Đài tự đảm nhận từ hoạt động quảng cáo, dịch vụ.

5.2. Chi phí

- Chi hoạt động sự nghiệp PT-TH: Bao gồm các khoản chi tiền lương; chi phí nhiên liệu, điện năng; công tác phí; Nguyên vật liệu phục vụ hoạt động nghiệp vụ; dịch vụ thuê kênh, đặt hàng SXCT; Nhuận bút;... theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Chi phí hoạt động thu: Chi phí hoạt động thu bao gồm chi phí mua bản quyền chương trình (phim, các chương trình giải trí,...); chi phí dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các chương trình; Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, điện năng; tiền lương; khấu hao;... được thực hiện theo quy định hiện hành.

6. Phân kỳ đầu tư

6.1. Từ 2014 - 2015

- Tập trung thực hiện đầu tư trang thiết bị đồng bộ hiện đại, lắp đặt cho Hệ thống các phòng SXCT, các studio, trường quay lớn, tổng khống chế và hệ thống TDPS, hạ tầng mạng công nghệ thông tin của tòa nhà làm việc và SXCT Đài PT-TH Nghệ An, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chương trình và tín hiệu phát sóng ở giai đoạn tiếp theo.

- Duy trì hệ thống truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự. Tiếp tục áp dụng cả công nghệ truyền dẫn, phát sóng truyền hình analog và số mặt đất.

- Phối hợp đơn vị được phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng chuẩn bị cơ sở hạ tầng thực hiện lộ trình số hóa của Chính phủ, hoàn thành trước 31/12/2018.

6.2. Từ 2016 - 2018

- Tập trung thực hiện Dự án đầu tư mới xe truyền hình lưu động 07 Camera và hệ thống thiết bị chuẩn HD.

- Thực hiện hoàn thành 02 dự án chuyển đổi chuẩn phát sóng chương trình truyền hình ở tiêu chuẩn độ phân giải cao, đảm bảo phát sóng PT-TH số theo tiêu chuẩn HD.

- Phối hợp triển khai thiết bị truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất; phát sóng song song các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của đài quốc gia và địa phương trên cả máy phát hình số và máy phát tương tự.

Trước ngày 31/12/2018 kết thúc việc phát sóng các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng TDPS truyền hình tương tự để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn truyền hình số mặt đất.

6.3. Từ 2019 - 2020

- Đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để hoàn toàn chấm dứt TDPS tương tự và chuyển hoàn toàn sang truyền dẫn phát sóng số mặt đất trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tập trung đầu tư hạ tầng tại Trung tâm sản xuất chương trình Nghi Đức, đảm bảo việc mở rộng SXCT trong các giai đoạn tiếp theo.

6.4. Kinh phí thực hiện

a) Khái toán kinh phí thực hiện: 247.658,51 triệu đồng

Trong đó:

- Đầu tư xây dựng: 88.079,10 triệu đồng

- Chi phí thiết bị: 120.359,00 triệu đồng

- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng,..: 9.505,50 triệu đồng

- Chi phí tư vấn, QLDA,..: 7.164,00 triệu đồng

- Chi phí dự phòng: 22.514,41 triệu đồng

b) Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn bổ sung hỗ trợ có mục tiêu cấp hàng năm;

- Nguồn ngân sách Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam hỗ trợ từ chương trình phủ sóng Quốc gia và các chương trình khác;

- Nguồn thu từ hoạt động quảng cáo, dịch vụ của Đài PT-TH Nghệ An;

- Các nguồn thu hợp pháp khác;

- Nguồn thực hiện xã hội hoá đầu tư.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Thực hiện theo Quy hoạch phát triển Báo chí Nghệ An đến năm 2020; Đề án phát triển sự nghiệp PT-TH Nghệ An đến năm 2020 và Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa TDPS truyền hình mặt đất đến năm 2020.

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

- Tiếp tục phối hợp, giúp đỡ Đài PT-TH Nghệ An thực hiện các nội dung Thông báo số 56- TB-THVN ngày 02/5/2013 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam và Thông báo số 1020/TB-TNVN ngày 03/5/2013 của Tổng Giám đốc Đài TNVN với lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Tuyên truyền, quán triệt công tác triển khai Đề án đến các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể liên quan. Thông tin tuyên truyền về tính ưu việt và xu thế tất yếu của việc chuyển đổi công nghệ từ analog sang số hóa để người xem từng bước chuyển đổi thiết bị thu xem truyền hình mặt đất từ truyền hình tương tự sang công nghệ truyền hình số.

3.  Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp Sở Khoa học- Công nghệ tham mưu UBND tỉnh về định hướng thiết bị công nghệ PT-TH theo hướng số hóa;

- Chủ trì và phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các hoạt động của các Đài TT-TH cấp huyện đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ chính trị, định hướng của địa phương và nhiệm vụ phối hợp sản xuất, cung cấp chương trình để phát sóng trên đài PT-TH Nghệ An. Thực hiện tốt mục tiêu mở rộng diện phủ sóng PT-TH trên địa bàn tỉnh.

4.  Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Đài PT-TH tỉnh. Trên cơ sở đó tham mưu UBND tỉnh việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển Đài PT-TH Nghệ An ngang tầm Đài khu vực.

- Phối hợp Đài PT-TH tỉnh tham mưu UBND tỉnh sắp xếp lại tổ chức, nhân lực các trạm phát lại theo hướng hiệu quả, thiết thực, phù hợp với lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng của Chính phủ. Tinh giản số biên chế và lao động hợp đồng tại các trạm phát lại; Thực hiện chuyển các trạm phát lại về UBND cấp huyện quản lý theo nội dung Thông tư liên Bộ số 17/TT-BTTTT-BNV của Bộ Thông tin- Truyền thông và Bộ Nội vụ.

5.  Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án theo lộ trình hàng năm, cả giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020.

6.  Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên NSNN các nội dung của Đề án theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn;

- Chủ trì, phối hợp với Đài PT-TH tỉnh và các Sở ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa các cơ chế chính sách đối với báo chí PT-TH, trong đó có cơ chế nhuận bút, hỗ trợ đặt hàng sản xuất các chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị như đối với dịch vụ công; chính sách cho việc hỗ trợ phủ sóng và trợ giá phương tiện nghe, xem cho vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu biên giới.

7.  Sở Xây dựng

-Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các dự án về hạ tầng và các nội dung của đề án thuộc thẩm quyền.

- Hướng dẫn Đài PT-TH tỉnh thực hiện đúng quy trình, thủ tục đầu tư và xây dựng cơ bản các nội dung của đề án theo quy định của Nhà nước.

8.  Sở Khoa học- Công nghệ

Phối hợp với Sở Thông tin- TT, Đài PT-TH tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tiêu chí đầu tư thiết bị công nghệ theo hướng số hóa PT-TH giai đoạn 2014 - 2020.

9.  Sở Tài nguyên Môi trường

Tham mưu UBND tỉnh, hướng dẫn Đài PT-TH tỉnh và UBND các huyện trong việc sử dụng đất của Đài PT-TH tỉnh, các Trạm phát lại.

10. Ban dân tộc

Phối hợp sản xuất các chương trình PT-TH tiếng dân tộc phát sóng tại đài tỉnh và VTV5, VOV5.

Phối hợp với Sở Công thương, Sở TT-TT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, thiết bị nghe nhìn và thiết bị cấp nguồn điện (đối với những vùng dân cư chưa có điện lưới).

11. UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Triển khai thực hiện Đề án này phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tập trung chỉ đạo xây dựng Đài TT-TH cấp huyện đủ năng lực, điều kiện SXCT cho đài tỉnh.

12Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện đề án báo cáo UBND tỉnh để kịp thời tổ chức chỉ đạo thực hiện.