ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1658/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 18 tháng 9 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có công thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu (có Phương án đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Tư pháp dự thảo báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh, kèm phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, báo cáo kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1658/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
1. Thủ tục: Đề nghị giám định vết thương còn sót
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu hóa “Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót” được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 21 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân (gọi tắt là Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH).
Lý do: Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính quy định (gọi tắt là Thông tư số 07/2014/TT-BTP) nếu thủ tục hành chính có quy định đơn, tờ khai thì đơn, tờ khai phải được mẫu hóa. Tuy nhiên, trong thành phần hồ sơ “Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót” trong thủ tục hành chính “Đề nghị giám định vết thương còn sót” chưa được mẫu hóa do đó người nộp hồ sơ không biết rõ cần cung cấp những thông tin gì và hình thức như thế nào. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian cho đối tượng khi chuẩn bị hồ sơ tham gia thực hiện TTHC này, cần quy định mẫu đơn.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 1, Điều 21 của Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân theo hướng mẫu hóa “Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.642.954 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.383.202 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 259.752 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,13%.
2. Thủ tục: Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu hóa “Đơn đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ” được quy định tại Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lý do: Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 07/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp nếu thủ tục hành chính có quy định đơn, tờ khai thì đơn, tờ khai phải được mẫu hóa. Tuy nhiên, trong thành phần hồ sơ “Đơn đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ” trong thủ tục hành chính “Giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ” chưa được mẫu hóa do đó người nộp hồ sơ không biết rõ cần cung cấp những thông tin gì và hình thức như thế nào. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian cho đối tượng khi chuẩn bị hồ sơ tham gia thực hiện TTHC này, cần quy định mẫu đơn.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân theo hướng mẫu hóa “Đơn đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.823.450 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.628.636 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 194.814 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,09%.
3. Thủ tục: Đổi hoặc cấp lại “Bằng Tổ quốc ghi công”
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Về trình tự thực hiện: Quy định bổ sung quy định thời gian thực hiện thủ tục hành chính tại Văn phòng Chính phủ: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận Bằng, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ký Bằng và trả kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trao trả cho người nộp hồ sơ.
Lý do: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 51 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định cụ thể thời hạn giải quyết của từng cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tại thủ tục “Đổi hoặc cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” chưa quy định thời hạn giải quyết tại Văn phòng Chính phủ, từ đó chưa xác định được tổng thời hạn giải quyết của thủ tục hành chính này. Việc không xác định được thời hạn giải quyết thủ tục hành chính sẽ gây khó khăn cho UBND cấp xã trong việc hẹn ngày trả kết quả cho người dân, người dân phải chờ đợi hoặc đi lại nhiều lần mới nhận được kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi
Bổ sung quy định tại Khoản 5, Điều 51 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân theo hướng bổ sung quy định thời gian thực hiện thủ tục hành chính tại Văn phòng Chính phủ như sau: “Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận Bằng, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ký Bằng và trả kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trao trả cho người nộp hồ sơ.”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 35.824.130 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 35.824.130 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%.
4. Thủ tục: Giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác
4.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sửa đổi quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH theo hướng cơ quan trực tiếp thực hiện: “Sở Lao động Thương binh và Xã hội” thành “UBND cấp xã.”
Lý do: Vì theo quy định thì cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC này là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tuy nhiên, tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì cá nhân khi thực hiện TTHC phải nộp “Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng” có xác nhận của UBND cấp xã; như vậy, quy định này làm phát sinh thêm 01 thủ tục hành chính tại cấp xã. Mặt khác, đối với thành phần, nội dung hồ sơ thủ tục “Giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác” theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì Ủy ban nhân dân cấp xã đủ điều kiện và khả năng để thẩm định hồ sơ này để chuyển Sở lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết. Do đó, để giảm bớt thủ tục và chi phí đi lại cho người dân, cần sửa đổi quy định cơ quan tiếp nhận hồ sơ TTHC là UBND cấp xã.
b) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai thủ tục hành chính: Mẫu hóa “Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng” quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 05/2013/TT-BLDTBXH.
Lý do: Thành phần hồ sơ thủ tục “Giải quyết chế độ trợ cấp đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác” có quy định “Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng”, tuy nhiên, đơn này chưa được mẫu hóa do đó người nộp hồ sơ không biết rõ cần cung cấp những thông tin gì và hình thức như thế nào; đồng thời, theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 7 Thông tư 07/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định nếu TTHC có quy định đơn, tờ khai thì đơn, tờ khai phải được mẫu hóa.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân theo hướng mẫu hóa “Đơn đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng”.
- Sửa đổi Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân theo hướng quy định cơ quan tiếp nhận hồ sơ TTHC là UBND cấp xã.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.552.199 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.907.103 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.645.096 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,63%.
- 1 Quyết định 3162/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đối với lĩnh vực người có công
- 2 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực người có công được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông từ Ủy ban nhân dân cấp xã đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và đến các cơ quan cấp tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 1548/QĐ-UBND về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh năm 2017
- 4 Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Quyết định 3378/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực việc làm và người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An tiếp nhận và trả kết quả
- 6 Quyết định 2613/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lao động, Tiền lương - Tiền công và lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 7 Quyết định 2560/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công và Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 8 Quyết định 209/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2017
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 11 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 12 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 1 Quyết định 2613/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lao động, Tiền lương - Tiền công và lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 2560/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công và Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 3378/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực việc làm và người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An tiếp nhận và trả kết quả
- 4 Quyết định 1438/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Quyết định 1548/QĐ-UBND về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh năm 2017
- 6 Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực người có công được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông từ Ủy ban nhân dân cấp xã đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và đến các cơ quan cấp tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 3162/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đối với lĩnh vực người có công