THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1659/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam và Nghị định số 34/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021 - 2025 của Đài Truyền hình Việt Nam với các nội dung chính như sau:
1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách dân tộc, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.
2. Nâng tổng thời lượng phát sóng trên 4 kênh VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên và VTV5 Tây Bắc lên 96 giờ/ngày (mỗi kênh 24 giờ/ngày), trong đó tổng thời lượng sản xuất chương trình mới của 4 kênh đến năm 2025 là 13 giờ 30 phút/ngày/4 kênh.
3. Nâng tổng số ngôn ngữ sản xuất, phát sóng lên 27 (tăng 04 ngôn ngữ so với hiện nay) gồm: H’Mông, Thái, Dao, Mường, Sán Chi, Ê Đê, Jơ Rai, Ba Na, Xê Đăng, Jê Triêng, Raglai, K’Ho, STiêng, Chăm, Khmer, Pa Cô - Vân Kiều, Cơ Tu, Cao Lan, Hà Nhi, H'Rê, Chu Ru, Chơ Ro, M’Nông, Tày, Hoa, Ca Dong và tiếng Việt.
4. Đến năm 2025 có khoảng 4.200 lượt người làm truyền hình tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
1. Sử dụng nguồn lực hiện có của Đài Truyền hình Việt Nam và các đài địa phương để tăng thời lượng sản xuất, phát sóng và nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên 4 kênh VTV5, cụ thể:
- Xây dựng, sản xuất các chương trình tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tăng thời lượng sản xuất các chuyên mục: Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, văn hóa văn nghệ, khuyến nông - khuyến ngư, gương người tốt việc tốt... để phát sóng trên các kênh VTV5.
2. Tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ những người làm truyền hình tiếng dân tộc, gồm: Biên tập viên, phóng viên, đạo diễn, quay phim, phát thanh viên, tổ chức sản xuất, biên dịch viên, kỹ thuật viên.
1. Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để hỗ trợ các hoạt động:
- Chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ theo nguyên tắc: Ngân sách Trung ương chi cho việc tổ chức đào tạo (gồm: chi phí phòng học, tài liệu, giảng viên, ăn ở của học viên trong thời gian đào tạo, chi phí khác tổ chức đào tạo); Ngân sách địa phương chi cho chi phí đi lại và ăn nghỉ của học viên theo chế độ quy định trong thời gian được cử tham gia các lớp đào tạo.
- Hỗ trợ 50% dự toán sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc theo kế hoạch hàng năm được Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phê duyệt.
2. Đài Truyền hình Việt Nam bảo đảm kinh phí cho các khoản chi còn lại từ các nguồn thu hợp pháp của Đài.
3. Phương thức thực hiện: Theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.
Hàng năm, Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng dự toán kinh phí cho nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Đài Truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm:
- Phê duyệt nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và dự toán kinh phí hàng năm để làm cơ sở triển khai thực hiện, trong đó thuyết minh rõ dự toán đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và từ nguồn thu của Đài.
- Tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, bảo đảm tiến độ, chất lượng; Quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được cấp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Bộ Tài chính
Bố trí kinh phí thường xuyên ngân sách trung ương để hỗ trợ thực hiện tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định tại Quyết định này và quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bố trí ngân sách địa phương để phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm truyền hình dân tộc của tỉnh, thành phố.
4. Các bộ, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ Đài Truyền hình Việt Nam triển khai thực hiện Quyết định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1 Nghị định 34/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 02/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam
- 2 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 3 Nghị định 02/2018/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam
- 4 Luật Báo chí 2016
- 5 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7 Công văn 7849/VPCP-KGVX về Dự án 'Truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2012 - 2015' do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Thông báo 07/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về Dự án Truyền hình tiếng Dân tộc giai đoạn 2011-2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Công văn số 551/UBDT-CSDT ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Uỷ Ban Dân tộc Miền núi về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển các trạm phát thanh, truyền hình xã, cụm dân cư ở các tỉnh miền núi, sông đồng bào dân tộc năm 2003
- 1 Công văn số 551/UBDT-CSDT ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Uỷ Ban Dân tộc Miền núi về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển các trạm phát thanh, truyền hình xã, cụm dân cư ở các tỉnh miền núi, sông đồng bào dân tộc năm 2003
- 2 Thông báo 07/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về Dự án Truyền hình tiếng Dân tộc giai đoạn 2011-2015 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 7849/VPCP-KGVX về Dự án 'Truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2012 - 2015' do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 718/QÐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch sản xuất các Chương trình phục vụ đồng bào
- 5 Công văn 8400/VPCP-KSTT năm 2021 về bảo trì, tối ưu kênh truyền các hệ thống Chính phủ điện tử do Văn phòng Chính phủ quản lý