UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2014/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 20 tháng 5 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 86/2011/QĐ-UBND NGÀY 25/7/2011 CỦA UBND TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 12/TTr-STP ngày 10/4/2014 về việc ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 86/2011/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 86/2011/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh như sau:
“2. Dự thảo Nghị quyết của HĐND do UBND cùng cấp trình, dự thảo Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh, UBND cấp huyện chỉ xem xét, thông qua khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan tư pháp cùng cấp.
Dự thảo văn bản QPPL cấp tỉnh có quy định về thủ tục hành chính trước khi yêu cầu thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến tham gia góp ý của Sở Tư pháp về thủ tục hành chính.
Dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã phải được công chức Tư pháp - Hộ tịch cùng cấp tham gia soạn thảo hoặc tham gia đóng góp ý kiến bằng văn bản”.
a) Sửa đổi khoản 1:
“1. Phân công cơ quan soạn thảo văn bản QPPL.
Căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ quan trọng của văn bản, UBND tỉnh, UBND cấp huyện có thể trực tiếp soạn thảo hoặc phân công cơ quan chuyên môn cùng cấp chủ trì soạn thảo.
Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập Ban soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan tư pháp; đại diện các cơ quan chuyên môn hoặc Ban có liên quan của HĐND (đối với dự thảo nghị quyết do UBND trình HĐND)”.
b) Bổ sung vào cuối khoản 2, đoạn:
“Đối với Dự thảo văn bản cấp tỉnh có quy định thủ tục hành chính, cơ quan soạn thảo phải lấy ý kiến góp ý về thủ tục hành chính của Sở Tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính thông qua tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến do Bộ Tư pháp ban hành và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để tổng hợp ý kiến gửi cơ quan chủ trì soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Sở Tư pháp”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3:
“3. Thẩm định về mặt pháp lý dự thảo văn bản QPPL
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có trách nhiệm gửi hồ sơ thẩm định văn bản đến cơ quan tư pháp cùng cấp.
a. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm:
+ Công văn đề nghị thẩm định;
+ Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo (đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND) hoặc dự thảo Tờ trình của UBND (đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND do UBND cùng cấp trình);
+ Dự thảo văn bản QPPL đã chỉnh sửa;
+ Tổng hợp các ý kiến tham gia đóng góp, các vấn đề cần thảo luận về nội dung của Dự thảo;
+ Danh mục các văn bản pháp luật làm căn cứ ban hành và các văn bản khác có liên quan;
+ Bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và văn bản góp ý của Sở Tư pháp về thủ tục hành chính (đối với dự thảo văn bản QPPL của cấp tỉnh có quy định thủ tục hành chính).
b. Thời gian thẩm định:
- Chậm nhất 15 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ về cơ quan tư pháp cùng cấp tiến hành thẩm định.
Trường hợp cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ đề nghị thẩm định không đảm bảo theo đúng quy định, cơ quan tư pháp trả lại hồ sơ cho cơ quan soạn thảo để hoàn thiện.
- Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Tư pháp có trách nhiệm thẩm định bằng văn bản gửi về cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản để chỉnh sửa, lập hồ sơ trình UBND.
c. Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản;
+ Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật;
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản;
+ Tính khả thi của dự thảo văn bản (nếu cần thiết).
+ Nội dung thẩm định về thủ tục hành chính (nếu có) đối với dự thảo văn bản QPPL của cấp tỉnh có quy định thủ tục hành chính (việc thẩm định quy định về thủ tục hành chính thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 11, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP)”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 4:
“a) Chậm nhất là 05 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản lập hồ sơ gửi đến Văn phòng UBND gồm các tài liệu như sau:
- Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo (đối với dự thảo văn bản QPPL của UBND) hoặc dự thảo Tờ trình của UBND (đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND do UBND cùng cấp trình);
- Dự thảo văn bản QPPL;
- Văn bản thẩm định của cơ quan tư pháp cùng cấp;
- Ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan;
- Danh mục các văn bản làm căn cứ ban hành văn bản QPPL;
- Các tài liệu khác có liên quan”.
“4. Cơ quan tài chính các cấp:
Tham mưu giúp UBND cùng cấp trong việc dự trù kinh phí đảm bảo hoạt động ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh theo quy định của Trung ương và của tỉnh; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
Sở Tài chính giúp UBND tỉnh trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán kinh phí xây dựng văn bản QPPL của các cấp, các ngành theo quy định”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính; các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 86/2011/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2 Quyết định 01/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3 Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần đến ngày 31/12/2017
- 4 Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 5 Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 1 Quyết định 39/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 04/2007/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 39/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 04/2007/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 01/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4 Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc hết hiệu lực một phần đến ngày 31/12/2017
- 5 Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018