THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1660/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2020 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015:
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
1. Về tài nguyên nước:
a) Văn bản xin chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến việc đàm phán thành lập, duy trì, phát triển các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan đến Việt Nam; đàm phán bảo vệ quyền lợi quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước sông quốc tế;
b) Tài liệu về mặt cắt, dòng chảy sông suối phục vụ cho việc hoạch định, cắm mốc biên giới trên sông, suối chưa công khai;
c) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên nước trên sông, suối, nguồn nước biên giới liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa công khai.
2. Về môi trường:
a) Văn bản xin chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, hoạt động khắc phục sự cố môi trường trên biển chưa công khai;
b) Phương án, nội dung đàm phán về hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam sau khi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước phê duyệt.
3. Về khí tượng thủy văn:
a) Văn bản xin chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công trình khí tượng thủy văn phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;
b) Tài liệu địa hình (trắc đồ ngang, trắc đồ dọc, bình đồ đoạn sông) và tốc độ dòng chảy thực do tại các trạm thủy văn vùng cửa sông trong phạm vi 30 km tính từ biển vào đối với các sông thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; 50 km tính từ biển vào đối với các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông Cửu Long; 15 km tính từ biển vào đối với các sông khác trên hệ thống sông phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Về đo đạc và bản đồ:
a) Số liệu của mạng lưới tọa độ quốc gia hạng II trở lên hoàn chỉnh phủ kín diện tích một đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Bản đồ kết quả điều tra, khảo sát về đường biên giới quốc gia phục vụ đàm phán hoạch định biên giới quốc gia chưa công khai.
5. Về đất đai:
Nghị quyết, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ và các số liệu, tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, năng lượng quốc gia chưa công khai.
6. Về biển và hải đảo:
a) Văn bản xin chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc đàm phán bảo vệ quyền lợi quốc gia trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo chưa công khai;
b) Số liệu, bản đồ, sơ đồ về trường sóng âm các vùng biển Việt Nam;
c) Bản đồ về địa hình, địa chất, tài nguyên và môi trường các quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm có tỷ lệ lớn hơn 1:10.000 phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, đối ngoại chưa công khai;
d) Tọa độ, trữ lượng và tài nguyên cấp 333 trở lên các mỏ khoáng sản biển sâu chưa công khai;
đ) Bản đồ Quy hoạch không gian biển quốc gia; bản đồ Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa công khai.
Điều 2. Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
1. Về môi trường:
a) Kết quả, phương án xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường; ô nhiễm môi trường xuyên biên giới; ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn đầu, hóa chất độc và sự cố môi trường biển có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội chưa công khai;
b) Tài liệu, mẫu vật thu thập qua điều tra, số liệu tổng hợp tuyệt đối toàn quốc về hậu quả chiến tranh hóa học đối với con người và môi trường Việt Nam chưa công khai.
2. Về khí tượng thủy văn:
a) Kết quả điều tra cơ bản về khí lượng, thủy văn, hải văn sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ mục đích, quốc phòng, an ninh đang xử lý chưa công khai;
b) Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của trạm khí tượng thủy văn, hải văn và tài nguyên nước; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Về đo đạc và bản đồ:
a) Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm số liệu gốc của hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia, hệ trọng lực quốc gia, độ sâu quốc gia;
b) Dữ liệu ảnh hàng không gồm phim, ảnh hàng không kỹ thuật số; dữ liệu đám mây điểm và sản phẩm quét phim, ảnh hàng không kèm theo số liệu xác định tọa độ tâm ảnh cố số lượng tờ liên kết bằng diện tích lớn hơn 800 km2 ở thực địa;
c) Lớp dữ liệu địa hình của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:100.000 có diện tích liên kết lớn hơn 200 km2 trên thực địa ở khu vực ngoài đô thị hoặc 400km2 ở khu vực đô thị; mô hình số độ cao với độ chính xác đến 07 m có diện tích liên kết lớn hơn 200 km2 trên thực địa ở khu vực ngoài đô thị hoặc 400 km2 ở khu vực đô thị.
4. Về biển và hải đảo:
a) Văn bản xin chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo ở vùng biển sâu, tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa công khai;
b) Tọa độ, trữ lượng và tài nguyên cấp 333 trở lên các mỏ khoáng sản kim loại quý hiếm, đá quý ở vùng biển nông chưa công khai;
c) Các số liệu, tài liệu thuộc hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa công khai;
d) Tài liệu về cơ sở khoa học cho việc đặt lên các hải đảo chưa công khai;
đ) Kết quả, phương án khai thác, phương tiện nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sử dụng ngân sách nhà nước liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa công khai.
5. Về địa chất và khoáng sản:
a) Các bản đồ và tài liệu nguyên thủy kèm theo của phương pháp trọng lực có chứa đồng thời các thông tin về giá trị đo trọng lực và vị trí điểm đo trọng lực;
b) Tài liệu nguyên thủy có chứa các thông tin về tọa độ, số lượng, chất lượng các loại khoáng sản thuộc đề án đánh giá tiềm năng khoáng sản chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Kết quả của đề án đánh giá, đề án thăm dò khoáng sản phóng xạ uran, thori chưa công khai.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 1923/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1765/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1451/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực lao động và xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 960/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 8 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 1 Quyết định 960/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1451/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực lao động và xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 1765/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 1923/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành