ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1662/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 01 tháng 06 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa tại văn bản số 973/SKHĐT-QH ngày 11/5/2012 về việc báo cáo kết quả thẩm định Đề cương Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
Tên dự án: Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa.
Phạm vi quy hoạch: Là phạm vi rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xác định (tại Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch bảo hộ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2020).
Mục tiêu dự án:
Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2006 - 2011. Lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020, trên cơ sở quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vụ môi trường, huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, góp phần nâng cao mức sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng đệm các khu rừng đặc dụng.
A. Nội dung đề cương quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch.
2. Các căn cứ lập quy hoạch.
Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa.
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên trên địa bàn tỉnh (các đặc trưng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan,...); phục vụ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ quy hoạch.
2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực giai đoạn 2006 - 2011: Chất lượng, quy mô, cơ cấu dân số và lao động; đặc điểm phân bố, đời sống dân cư; văn hóa - xã hội; tập quán sinh hoạt và sản xuất ở các khu rừng đặc dụng... Phân tích khả năng huy động các nguồn lực phục vụ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 tác động đến bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
- Về kinh tế.
- Về xã hội.
- Về môi trường.
- Đánh giá tổng quát những thuận lợi, khó khăn, những lợi thế, hạn chế
4. Đánh giá chung đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực và kinh tế - xã hội tác động đến bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thánh Hóa trong thời kỳ quy hoạch: Thuận lợi, khó khăn, thách thức.
Phần thứ hai: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12/09/2007 về kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006-2015).
1. Vị trí, vai trò của rừng đặc dụng.
2. Mối liên hệ giữa rừng đặc dụng với biến đổi khí hậu.
3. Hiện trạng phát triển rừng đặc dụng.
- Về quy mô:
+ Phân theo loại hình: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu di tích, lịch sử văn hóa;...
+ Phân theo chủ quản lý: Ban quản lý rừng đặc dụng, UBND xã, các tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình.
+ Phân theo đơn vị hành chính về diện tích có rừng và chưa có rừng.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch các khu bảo tồn, các chương trình bảo tồn và phát triển rừng, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, phát triển vùng đệm các khu rừng đặc dụng,...
- Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu rừng đặc dụng: đường nội bộ, đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp du lịch sinh thái, hệ thống thông tin liên lạc, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng,...
- Các chương trình, dự án (661, 147 và các tổ chức phi Chính phủ) đã đầu tư cho rừng đặc dụng: Các hoạt động đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư.
- Các cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
- Tổ chức và quản lý bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng.
- Đánh giá chung về thực trạng bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng: Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện các mục tiêu quy hoạch; những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
- Phân tích xuất phát điểm quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng so với các tỉnh lân cận và toàn quốc; những lợi thế phát triển và khả năng huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch giai đoạn 2012 - 2020.
Phần thứ ba: Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020.
1. Dự báo các yếu tố tác động đến bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020.
a. Yếu tố tác động bên ngoài:
- Tác động từ tình hình kinh tế thế giới, khu vực (toàn cầu hóa, suy thoái kinh tế,...).
- Tác động từ các nhân tố trong nước: các chiến lược phát triển (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, kế hoạch hành động Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena, chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020...), các quy hoạch ngành, sản phẩm cả nước có liên quan.
- Tác động từ các yếu tố trong tỉnh (các quy hoạch phát triển, chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và các chương trình trọng tâm, đề án phát triển của tỉnh).
b. Yếu tố tác động từ bên trong: Điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư, môi trường đầu tư, biến đổi khí hậu, khoa học kỹ thuật,...
c. Một số dự báo, định hướng liên quan đến bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng: dân số, lao động; khoa học công nghệ; nhu cầu sử dụng đất, số lượng khách thăm quan du lịch (trong nước, quốc tế), dự báo về biến đổi khí hậu toàn cầu,....
2. Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng đến năm 2020.
a. Luận chứng các quan điểm phát triển.
b. Luận chứng các mục tiêu phát triển rừng đặc dụng, phân theo giai đoạn: 2012-2015, 2016-2020; các chỉ tiêu chính bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
c. Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến 2020.
d. Luận chứng quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, phân theo giai đoạn: 2012-2015, 2016-2020:
d.1. Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
- Quy mô, diện tích theo loại hình rừng đặc dụng.
- Xác lập danh mục các khu rừng đặc dụng; phân định các loại rừng đặc dụng; quy mô (diện tích, ranh giới, vị trí...) tổng thể và từng khu rừng đặc dụng.
- Định hướng phát triển không gian các phân khu chức năng rừng đặc dụng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ - hành chính.
- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái: các loại hình và số lượt khách du lịch, số cơ sở du lịch, các tuyến du lịch,...
- Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng.
- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng: xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống đường giao thông, đường tuần tra; công trình hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái kết hợp giáo dục môi trường; xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc của Ban quản lý; công trình phục vụ nghiên cứu khoa học; hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở hạ tầng khác trong khu rừng đặc dụng.
d.2. Quy hoạch sử dụng đất bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng: bố trí sử dụng đất cho từng khu rừng đặc dụng, vùng đệm.
d.3. Định hướng tổ chức quản lý khu rừng đặc dụng.
d.4. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư phân theo giai đoạn 2012-2015, 2016-2020.
Phần thứ tư: Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
1. Giải pháp về vốn: nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cho các hạng mục đầu tư, phân theo giai đoạn 2012-2015, 2016-2020.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường;
3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
4. Giải pháp về cơ chế, chính sách;
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
6. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
7. Tổ chức thực hiện quy hoạch:
B. Sản phẩm giao nộp.
1. Báo cáo thuyết minh quy hoạch, báo cáo tóm tắt quy hoạch (kèm theo các loại bản đồ A3 và biểu bảng minh họa).
2. Bản đồ hiện trạng rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa, bản đồ quy hoạch rừng đặc dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tỷ lệ bản đồ 1/100.000, số lượng: mỗi loại 3 bộ.
C. Thời gian hoàn thành: 08 tháng (trình phê duyệt quy hoạch vào quý II năm 2013)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (Chủ đầu tư) căn cứ nội dung Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch được phê duyệt tại
2. Giao Sở Tài chính căn cứ Đề cương, nhiệm vụ được duyệt hướng dẫn Chủ đầu tư lập dự toán kinh phí lập quy hoạch và trình duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 3584/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch Bảo tồn và Phát triển rừng đặc dụng tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 2 Quyết định 5181/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 3 Quyết định 2471/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 4 Quyết định 4364/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020
- 5 Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 7 Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 9 Quyết định 2755/2007/QĐ-UBND phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành
- 10 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 3584/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch Bảo tồn và Phát triển rừng đặc dụng tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 2 Quyết định 5181/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 3 Quyết định 2471/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020