BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1668/QĐ-BQP | Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2015-2021
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc, phòng;
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết thi hành pháp luật về Phòng không nhân dân giai đoạn 2015-2021;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tại Công văn số 1235/TM-VP ngày 04 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết thi hành pháp luật về Phòng không nhân dân giai đoạn 2015-2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2015-2021
(Kèm theo Quyết định số: 1668/QĐ-BQP ngày 05 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Mục đích
- Tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình và kết quả thực hiện pháp luật về Phòng không nhân dân (PKND) trong thời gian qua; làm rõ ưu điểm, hạn chế trong công tác PKND; biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng PKND trong tình hình mới.
- Đánh giá tính thống nhất, phù hợp giữa Nghị định số 74/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về PKND (Nghị định số 74/2015/NĐ-CP) và các văn bản pháp luật về PKND với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; những kết quả đạt được và những hạn chế, làm rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo có liên quan đến nhiệm vụ PKND; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật PKND.
- Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về PKND giai đoạn 2015-2021.
2. Yêu cầu
- Quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng kết toàn diện, hiệu quả, thiết thực; đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với Bộ Quốc phòng và các đơn vị trong Quân đội.
- Nội dung tổng kết phản ánh đúng tình hình thực tế, khách quan, toàn diện, có số liệu chứng minh cụ thể về việc thi hành pháp luật PKND từ năm 2015 đến tháng 5/2021.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng và tổ chức hoạt động công tác PKND trong tình hình mới.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật PKND trên cơ sở kế thừa Nghị định số 74/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; giải quyết những vấn đề bất cập chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong Nghị định; luật hóa những vấn đề đã được kiểm chứng qua thực tiễn triển khai, thực hiện bảo đảm xây dựng lực lượng PKND vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết thi hành pháp luật về PKND giai đoạn năm 2015-2021; phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng trong chỉ đạo, tổ chức tổng kết thi hành pháp luật về PKND theo Kế hoạch này.
- Tổ chức tổng kết đúng kế hoạch, triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí và đảm bảo tuyệt đối an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện Nghị định số 74/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về công tác Phòng không nhân dân, Quyết định số 2480/QĐ-TTg ngày 30/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương và quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân các cấp, Thông tư số 06/2016/TT-BQP ngày 23/01/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2015/NĐ-CP.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các bộ, ban, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện có liên quan đến công tác PKND.
3. Đánh giá sự phù hợp, thống nhất, đồng bộ giữa Nghị định số 74/2015/NĐ-CP với Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; việc hoàn thiện thể chế, chính sách phát luật về xây dựng, huấn luyện, đào tạo, chế độ chính sách đối với PKND, trong đó đánh giá:
- Kết quả về tổ chức, xây dựng lực lượng PKND.
- Kết quả huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, diễn tập về PKND.
- Kết quả hoạt động của các Ban Chỉ đạo PKND.
- Kết quả thực hiện chế độ chính sách đối với PKND.
4. Tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm.
5. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bất cập nguyên nhân và giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung, quy định của Nghị định số 74/2015/NĐ-CP, bao gồm những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và giải pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục; thực hiện quản lý nhà nước; xây dựng kế hoạch, lực lượng, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng; tổ chức hoạt động; chế độ chính sách và công tác đảm bảo cho tổ chức hoạt động PKND, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan từ đó rút ra kinh nghiệm.
6. Đề xuất, kiến nghị
- Những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và công tác phối hợp chỉ đạo của các bộ, ban, ngành Trung ương về nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai nhiệm vụ xây dựng và phát triển lực lượng PKND trong tình hình hiện nay.
- Những biện pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực, tổ chức quản lý, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong xây dựng và phát triển công tác PKND; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác PKND (nếu có).
- Các nội dung kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về PKND đảm bảo thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
- Đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành pháp luật về PKND.
(Đề cương báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về PKND giai đoạn 2015- 2021 ban hành kèm theo Kế hoạch này).
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành phần các cơ quan, tổ chức xây dựng báo cáo tổng kết cấp mình.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành phần các cơ quan, tổ chức xây dựng báo cáo tổng kết cấp mình.
3. Tư lệnh Quân khu quyết định thành phần dự Hội nghị tổng kết; quy định các cơ quan, đơn vị xây dựng báo cáo tổng kết cấp quân khu.
4. Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, quyết định thành phần dự Hội nghị tổng kết trực tuyến toàn quốc (có kế hoạch riêng).
1. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng báo cáo tổng kết bằng văn bản (không tổ chức hội nghị); gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15/7/2021.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo tổng kết bằng văn bản (không tổ chức hội nghị); gửi báo cáo tổng kết về Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Quốc phòng trước ngày 15/8/2021.
3. Cấp quân khu tổ chức hội nghị tổng kết hình thức trực tuyến (thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19), thời gian hoàn thành trước ngày 15/9/2021; gửi báo cáo tổng kết về Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không-Không quân trước ngày 30/9/2021.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức hội nghị Tổng kết trực tuyến toàn quốc, hoàn thành trước ngày 20/10/2021 (có kế hoạch riêng).
(Trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cấp quân khu và Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết bằng văn bản).
1. Thành phần
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành pháp luật về PKND.
2. Đối tượng
- Tập thể: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương; địa phương cấp huyện, cấp tỉnh có thành tích xuất sắc trong thi hành pháp luật về PKND.
- Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ, thuộc lực lượng vũ trang; người lao động thuộc các tập thể tại khoản 1, Mục này.
3. Hình thức
- Các Bộ, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lựa chọn tập thể, cá nhân đề nghị các hình thức khen thưởng, gồm:
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng và hồ sơ, thủ tục khen thưởng
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam hướng dẫn khen thưởng, phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Trung ương để xét chọn, đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành pháp luật về PKND.
1. Các địa phương: Sử dụng ngân sách địa phương.
2. Các đơn vị Quân đội: Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng vào nhiệm vụ tổng kết và khen thưởng thành tích trong thi hành pháp luật về PKND giai đoạn 2015-2021.
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổng kết thi hành pháp luật về PKND giai đoạn 2015-2021.
2. Đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 31/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết thi hành pháp luật về Phòng không nhân dân giai đoạn 2015-2021.
3. Các quân khu tổ chức, thực hiện tổng kết; các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến công tác PKND, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình kiến nghị, đề xuất.
4. Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan liên quan hướng dẫn công tác khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
5. Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị dự, chỉ đạo hội nghị tổng kết thi hành pháp luật về PKND giai đoạn 2015-2021.
Nhận được Kế hoạch này đề nghị UBND tỉnh; các quân khu, cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch tổng kết, báo cáo Bộ Quốc phòng và tổ chức triển khai thực hiện./.
TỔNG KẾT THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2015-2021
(Kèm theo Quyết định số 1668/QĐ-BQP ngày 05 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
(Đánh giá khái quát, ngắn, gọn chưa cần thể hiện số liệu)
(Khái quát tình hình chung và những đặc điểm nổi bật tác động đến kết quả triển khai thi hành pháp luật về phòng không nhân dân).
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THI HÀNH PHÁP LUẬT VÈ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
1. Kết quả đạt được
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Nghị định số 74/2015/NĐ-CP và các văn bản có liên quan.
b) Công tác tham mưu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị định số 74/2015/NĐ-CP; việc phối kết hợp của các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền địa phương trong việc triển khai, thực hiện công tác Phòng không nhân dân (PKND) thuộc chức trách nhiệm vụ được giao.
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến xây dựng và phát triển lực lượng PKND.
d) Nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, đảng viên và nhân dân về công tác PKND, kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật về PKND.
đ) Mối quan hệ, thống nhất giữa Nghị định số 74/2015/NĐ-CP với các luật và văn bản pháp lý khác có liên quan.
2. Hạn chế
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PKND.
b) Thực hiện quản lý Nhà nước về PKND.
c) Xây dựng kế hoạch, lực lượng, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng PKND.
d) Tổ chức hoạt động PKND.
đ) Chế độ chính sách và công tác đảm bảo cho tổ chức hoạt động phòng không nhân dân.
3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan.
b) Nguyên nhân chủ quan.
c) Kinh nghiệm.
4. Đánh giá chung
TÁC ĐỘNG, VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
I. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ PKND
Đánh giá khái quát tác động của các văn bản pháp luật về PKND đến: Quốc phòng, an ninh; văn hóa, xã hội; kinh tế; pháp luật.
II. VƯỚNG MẮC BẤT CẬP (đây là phần trọng tâm)
1. Vướng mắc, bất cập trong Nghị định số 74/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về PKND và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Vướng mắc, bất cập do sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
(Đây là phần trọng điểm cần tập trung nghiên cứu để kiến nghị đề xuất)
1. Đề xuất chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về PKND trong tình hình mới.
3. Đề xuất các nội dung cần quy định trong hệ thống văn bản pháp luật PKND, tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
a) Vị trí, chức năng; nguyên tắc tổ chức hoạt động; nội dung công tác PKND; cơ cấu tổ chức PKND, nhất là đối với các cơ quan, tổ chức, các công trình năng lượng, các doanh nghiệp...
b) Thời gian, chương trình, nội dung huấn luyện lực lượng chuyên môn PKND và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng về PKND.
c) Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy điều hoạt động của lực lượng PKND.
d) Chế độ chính sách đối với lực lượng tham gia công tác PKND.
4. Giải pháp tổ chức thi hành.
5. Đề xuất, kiến nghị khác.
Lưu ý: Báo cáo tổng kết phải kèm theo phụ lục phản ánh số liệu kết quả thi hành pháp luật về PKND, gồm các phụ lục sau:
Phụ lục 1. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về PKND.
Phụ lục 2. Kết quả thành lập, nền nếp hoạt động của Ban Chỉ đạo PKND.
Phụ lục 3. Kết quả công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức PKND.
Phụ lục 4. Kết quả công tác xây dựng kế hoạch PKND.
Phụ lục 5. Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ phòng không.
Phụ lục 6. Tổ chức lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không
Phụ lục 7. Kết quả xây dựng lực lượng chuyên môn PKND.
Phụ lục 8. Kết quả huấn luyện lực lượng chuyên trách PKND.
Phụ lục 9. Kết quả bồi dưỡng lực lượng chuyên môn PKND.
Phụ lục 10. Kết quả công tác luyện tập, diễn tập PKND.
Phụ lục 11. Kết quả kiểm tra PKND.
Phụ lục 12. Hệ thống công trình trú ẩn, phòng tránh, sơ tán PKND.
Phụ lục 13. Hệ thống công sự trận địa, báo động PKND.
Phụ lục 14. Ngân sách bảo đảm cho công tác PKND.
(Số liệu tính từ năm 2015 đến tháng 6/2021, có mẫu phụ lục kèm theo)