- 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2 Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 3 Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 sửa đổi
- 4 Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 5 Thông tư 166/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 96/2009/NĐ-CP về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam
- 7 Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 8 Thông tư 245/2009/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 52/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 10 Thông tư 88/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 96/2009/NĐ-CP về xử lý tài sản bị chôn giấu, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Thông tư 87/2010/TT-BTC quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc do Bộ Tài chính ban hành
- 12 Thông tư 137/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản do Bộ Tài chính ban hành
- 13 Nghị quyết 150/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi địa phương quản lý do tỉnh Hòa Bình ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1677/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26-11- 2003; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ngày 03-6-2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 01-11-2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03-6-2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30-10-2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04-3-2010 của Chính phủ ban hành về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: số 245/2009/TT-BTC ngày 31-12-2009 Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định 52/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 166/2009/TT-BTC ngày 18-8-2009 hướng dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản xác lập quyền sở hữu của nhà nước; Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15-6-2010 quy định việc quản lý và xử lý tài sản các dự án sử dụng vốn nhà nước khi Dự án kết thúc; Thông tư số 88/2010/TT-BTC ngày 15-6-2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30-10-2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam; Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15-9-2010 Quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị Quyết số 150/2010/NQ-HĐND ngày 21-7-2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hoà Bình khóa XIV, kỳ họp thứ 19, về Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi địa phương quản lý;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 286/TTr-STC ngày 07-9-2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bán đấu giá đối với tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (có quy định chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BÁN ĐẤU GIÁ ĐỐI VỚI TÀI SẢN TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ VÀ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 1677/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh)
Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước gồm: (tài sản, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản chôn dấu, chìm đắm, vật bị đánh rơi, bỏ quên được tìm thấy; tài sản là bất động sản được xác lập là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu; tài sản biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ cho các tổ chức thuộc tỉnh quản lý; các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật) thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, bao gồm nội dung:
a) Chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá;
b) Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm tài sản;
c) Thành phần Hội đồng xác định giá, Hội đồng thẩm định giá, Hội đồng bán đấu giá;
Điều 2. Chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá
Tài sản tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước phải được chuyển giao cho tổ chức có chức năng bán đấu giá theo quy định của Pháp luật hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Trừ một số trường hợp sau đây được phép bán chỉ định, không qua đấu giá:
1. Chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hóa thuộc lĩnh vực Giáo dục, dạy nghề, Y tế, Văn hóa, Thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà, đất đang thuê của tổ chức có chức năng cho thuê nhà, đất phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 14/01/2007 của Chính phủ của tổ chức có chức năng cho thuê nhà, đất đã được UBND tỉnh phê duyệt;
3. Đã thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng trình tự quy định, hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản nhà nước và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm;
4. Giá trị tài sản theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng/ 01(một) đơn vị tài sản;
5. Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (hàng tươi sống dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng thực phẩm đã qua chế biến, thuốc chữa bệnh mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng) thì cơ quan quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước phải tiến hành lập biên bản và phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức bán ngay theo hình thức bán trực tiếp;
6. Tài sản là vật tư hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất nhưng chỉ có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư hàng hóa đó thì thực hiện bán chỉ định cho tổ chức đó.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm
1. Đối với tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, giá khởi điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
2. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, giá khởi điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm quyết định;
3. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì giá khởi điểm để bán đấu giá do Thủ trưởng cơ quan ra quyết định tịch thu sung quỹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quyết định, cụ thể như sau:
a) Đối với tài sản vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá đã được xác định giá trị theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 18/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì giá khởi điểm để bán đấu giá chính là giá trị của tài sản đã được xác định;
b) Đối với tài sản vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá chưa được xác định giá khởi điểm thì giá khởi điểm do Hội đồng định giá quy định tại điểm 5 Điều 4 Quy định;
4. Đối với tài sản nhà nước không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 nêu trên, thẩm quyền quyết định giá được quy định như sau:
a) Đối với tài sản nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán đấu giá theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh thì giá khởi điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở đề nghị của thủ trưởng cơ quan tài chính cùng cấp (Sở Tài chính, Phòng Tài chính-Kế hoạch);
b) Đối với tài sản nhà nước do thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định bán đấu giá theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh thì giá khởi điểm do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó quyết định.
Điều 4. Thành lập Hội đồng xác định giá
1. Sở Tài chính thành lập Hội đồng xác định giá đối với các tài sản quy định tại khoản 3.1 nêu trên trong trường hợp không thuê được tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Sở Tài chính-Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Đại diện Sở Xây dựng;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản;
- Đại diện các cơ quan khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá;
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 (ba) người.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ thì Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá đối với các loại tài sản quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định này. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo cơ quan quyết định thành lập Hội đồng-Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài chính;
- Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
- Các thành viên khác có liên quan;
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người.
3. Lãnh đạo cơ quan Tài chính (Sở Tài chính, Phòng Tài chính-Kế hoạch) thành lập Hội đồng xác định giá đối với tài sản quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 3 Quy định này. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo cơ quan tài chính nhà nước (Sở Tài chính, Phòng Tài chính-Kế hoạch) - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bán đấu giá;
- Đại diện bộ phận về chuyên môn quản lý giá của cơ quan tài chính nhà nước;
- Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định tuỳ theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá;
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 (ba) người.
4. Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập Hội đồng xác định giá đối với tài sản quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Quy định này. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên;
- Đại diện bộ phận được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;
- Đại diện bộ phận Tài chính-Kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đại diện cơ quan chuyên môn về kỹ thuật (nếu cần);
Các thành viên khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá;
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 (ba) người.
5. Cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thành lập Hội đồng xác định giá trị tài sản vi phạm hành chính. Thành phần Hội đồng định giá tài sản được quy định như sau:
a) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cấp tỉnh ra quyết định tịch thu:
- Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài chính - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh - Thành viên;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần) - Thành viên;
Các thành viên khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá;
b) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cấp huyện và cấp xã quyết định tịch thu:
- Đại diện cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần) - Thành viên;
Các thành viên khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá;
Điều 5. Thành lập Hội đồng thẩm định giá
1. Sở Tài chính thành lập Hội đồng thẩm định giá để thẩm định giá tài sản do tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá để bán chỉ định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ.
2. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;
- Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Lãnh đạo Sở Xây dựng;
- Đại diện cơ quan, đơn vị, tổ chức có tài sản;
Đại diện cơ quan khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định tuỳ theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá;
Điều 6. Thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản
Hội đồng bán đấu giá tài sản nhà nước được thành lập trong các trường hợp sau:
1. Căn cứ thực tế xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện, có thể thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện chuyên trách hoặc Hội đồng bán đấu giá cụ thể từng trường hợp để bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước vi phạm hành chính do cơ quan có thẩm quyền thuộc cấp huyện và cấp xã quyết định tịch thu theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- Thành phần Hội đồng gồm:
- Đại diện cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Phòng Tài chính-Kế hoạch-Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Phòng Tư pháp - Thành viên;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần) - Thành viên;
Hội đồng bán đấu giá tài sản có trách nhiệm thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá.
2. Sở Tài chính thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 3 Điều 12 Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản nhà nước bán đấu giá;
- Đại diện Sở Tư pháp;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần);
- Các thành viên khác có liên quan.
3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định bán tài sản theo phân cấp của Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật khác, quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt không thuê được tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Thành phần Hội đồng theo thành phần quy định tại điểm 4 Điều 4 Quy định này.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, xử lý tài sản nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo quy định tại Quyết định này và các văn bản khác theo quy định hiện hành của nhà nước;
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét giải quyết./.
- 1 Quyết định 14/2015/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước và thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 53/2013/QĐ-UBND Quy chế Bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 7278/QĐ-UBND năm 2013 ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội quyết định xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với diện tích nhà dành cho mục đích công cộng và kinh doanh dịch vụ tại khu nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư khác nhưng chủ đầu tư phải bàn giao cho Thành phố Hà Nội quản lý, bố trí sử dụng
- 4 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND quy định xử lý tài sản nhà nước để bán đấu giá đối với tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5 Thông tư 137/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị quyết 150/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi địa phương quản lý do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 7 Thông tư 87/2010/TT-BTC quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 88/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 96/2009/NĐ-CP về xử lý tài sản bị chôn giấu, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 10 Thông tư 245/2009/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 52/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 12 Nghị định 96/2009/NĐ-CP về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam
- 13 Thông tư 166/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 14 Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 15 Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 sửa đổi
- 16 Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 17 Quyết định 09/2007/QĐ-TTg về việc xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc Sở hữu nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 04/2011/QĐ-UBND quy định xử lý tài sản nhà nước để bán đấu giá đối với tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 7278/QĐ-UBND năm 2013 ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội quyết định xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với diện tích nhà dành cho mục đích công cộng và kinh doanh dịch vụ tại khu nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư khác nhưng chủ đầu tư phải bàn giao cho Thành phố Hà Nội quản lý, bố trí sử dụng
- 3 Quyết định 53/2013/QĐ-UBND Quy chế Bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 14/2015/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước và thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang