VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/VKSTC–V4 | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2004 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ các Điều 26, 27, 28, 29 và khoản 2 Điều 33 Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân năm 2002.
- Căn cứ Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật hiện hành về công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế tạm thời về công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Điều 2: Quy chế tạm thời về công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được thực hiện thống nhất trong toàn ngành Kiểm soát, có hiệu lực kể từ ngày ký. Quy chế tạm thời này thay cho Quy chế số 43/QĐ ngày 20/7/1998.
Điều 3: Các Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân các địa phương và Viện trưởng Viện kiểm soát quân sự các cấp có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ.
(Ban hành kèm theo quyết định số 168 /VKSTC – V4 ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao).
Viện kiểm soát nhân dân kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Khi thực hiện chức năng kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm soát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân năm 2002.
Đối tượng công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm soát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam cùng cấp và cấp dưới, nhằm bảo đảm từ khi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù vào nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam đến khi được trả tự do phải theo đúng quy định của pháp luật.
1. Kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong việc:
a/ Tiếp nhận hoặc cho người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù ra khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam phải có lệnh, quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền.
b/ Chấp hành thời hạn tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù phải đúng quy định của pháp luật.
c/ Đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của giám thị trại tạm giam, trại giam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đặc xá của cơ quan thi hành hình phạt tù, việc xét quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án nhân dân bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
2. Kiểm soát việc tổ chức quản lý trong tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù: Việc phân loại, tổ chức giam giữ của cơ quan và người có trách nhiệm trong việc quản lý đối với người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành hình phạt tù, chống trốn, phá trại, thông cung, liên lạc, phạm tội mới, vi phạm kỷ luật nơi giam giữ...
3. Kiểm soát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù: ăn, ở, mặc, lao động, học tập, sinh hoạt văn hoá thể thao, nghỉ ngơi, chữa bệnh, thăm gặp người thân và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm soát việc bảo đảm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
Điều 4: Kiểm soát việc tạm giữ
Kiểm soát việc tạm giữ nhằm bảo đảm:
1. Mọi trường hợp tạm giữ phải đúng là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nó hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đó có quyết định tạm giữ của cơ quan và người có thẩm quyền. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm soát cùng cấp phê chuẩn.
2. Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đó bị tạm giữ. Khi nhận được quyết định trả tự do, cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ phải chấp hành ngay.
3. Kiểm soát việc quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giữ được giữ ở buồng riêng, không để trốn khỏi nhà tạm giữ. Kiểm soát việc quyết định kỷ luật của trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Nghiêm cấm nhục hình người bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào...
5. Thực hiện đầy đủ chế độ ăn, ở, mặc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Kiểm soát việc tạm giam
1. Kiểm soát nhằm bảo đảm bị can, bị cáo khi đưa vào và ra khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam phải có lệnh hoặc quyết định hợp pháp của cơ quan và người có thẩm quyền. Trong thời gian tạm giam phải có lệnh, quyết định còn hiệu lực theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nắm chắc tiến độ tạm giam theo từng giai đoạn của tố tụng hình sự. Khi người bị tạm giam đó được Toà án xét xử và bản án phạt tù giam đó có hiệu lực pháp luật thì Toà án đó xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án phạt tù, quyết định thi hành bản án và bản sao bản án để đưa người bị kết án tù đến trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam.
2. Kiểm soát nhằm bảo đảm việc quản lý người bị tạm giam theo loại theo quy định của pháp luật. Không giam chung những người trong cùng vụ án, chống thông cung liên lạc, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam, vi phạm trật tự kỷ luật, phạm tội mới... Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý giam giữ để yêu cầu giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ có biện pháp chấn chỉnh và tổ chức phòng ngừa vi phạm, tội phạm có thể xảy ra.
3. Kiểm soát việc quyết định kỷ luật của trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam đối với người bị tạm giam theo quy định của pháp luật..
4. Kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, của người bị tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng, chống truy bức, nhục hình người bị tạm giam.
5. Thực hiện đúng các chế độ đối với người bị tạm giam về ăn, ở, mặc, chữa bệnh, nhận quà, gặp thân nhân, luật sư và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6: Kiểm soát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
1. Kiểm soát nhằm bảo đảm khi nhận người bị kết án tù vào chấp hành hình phạt tù phải có quyết định thi hành án phạt tù đó có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành bản án của Toà án đó xét xử sơ thẩm hoặc Toà án được uỷ thác, bản sao bản án, danh chỉ bản, quyết định của cơ quan quản lý trại giam và các tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác thì giám thị phải cấp giấy chứng nhận đó chấp hành xong hình phạt tù và trả tự do ngay cho họ.
2. Kiểm soát việc quản lý giam giữ bảo đảm việc phân loại giam giữ theo đúng quy định của pháp luật. Duy trì nghiêm trật tự kỷ luật, ngăn chặn kịp thời những hành vi phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam, phạm tội mới...
3. Kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của phạm nhân và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Các chế độ ăn, ở, mặc, lao động, học tập, sinh hoạt văn hoá thể thao, nghỉ ngơi, chữa bệnh, thăm gặp người thân và các chế độ khác theo quy định của pháp luật phải được thực hiện.
4. Kiểm soát nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quyền lợi của người chấp hành hình phạt tù như quyền được hưởng sự khoan hồng nếu đó chấp hành hình phạt tù giam được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ. Kiểm soát chặt chẽ việc giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục công dân, lao động, dạy nghề đối với phạm nhân. Kiểm soát chặt chẽ việc xếp loại cải tạo theo quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù. Kiểm soát việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam và đề nghị đặc xá của cơ quan thi hành hình phạt tù. Những trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam nhưng không được cơ quan thi hành hình phạt tù đề nghị cho họ thì kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phải yêu cầu cơ quan thi hành hình phạt tù đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ.
Kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án nhân dân. Tham mưu cho Viện trưởng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm những quyết định của Toà án nhân dân về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam trái pháp luật. Tham gia việc xét xử của Toà án nhân dân tại các phiên toà phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trái pháp luật.
Tham mưu cho Viện trưởng tham gia xét đặc xá khi có quyết định của Chủ tịch nước.
5. Kiểm soát việc đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của giám thị trại tạm giam và trại giam nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù. Khi phát hiện thấy người chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù nhưng không được giám thị trại tạm giam, trại giam đề nghị thì kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kháng nghị yêu cầu giám thị đề nghị Toà án tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho họ. Kiểm soát việc lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ, xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù giam của Toà án nhân dân. Trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 điểm a, b Điều 61 BLHS 1999. Tham mưu để Viện trưởng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trái pháp luật.
6. Kiểm soát việc xử lý kỷ luật phạm nhân nhằm đảm bảo tính nghiêm minh đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm soát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.
1. Thường kỳ trực tiếp kiểm soát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.
a/ Đối với nhà tạm giữ: Hàng ngày kiểm soát viên phải kiểm soát việc bắt tạm giữ, tạm giam. Một tháng một lần kiểm soát trực tiếp có kết luận bằng văn bản.
b/ Đối với trại tạm giam: Hàng tuần kiểm soát trực tiếp về thủ tục trong việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của BLTTHS, một tháng một lần kiểm soát trực tiếp từng mặt có kết luận bằng văn bản, sáu tháng một lần kiểm soát toàn diện có kết luận bằng văn bản.
c/ Đối với trại giam ba tháng một lần kiểm soát từng mặt, sáu tháng kiểm soát trực tiếp toàn diện có kết luận bằng văn bản.
2. Bất thường trực tiếp kiểm soát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.
Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam xét thấy cần phải kiểm soát ngay thì phải tiến hành kiểm soát ngay bất kỳ thời gian nào, không kể là ngày hay là đêm. Sau khi kiểm soát phải có kết luận bằng văn bản xác định nguyên nhân và hậu quả nếu có do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thì yêu cầu trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam, trại giam nơi đó trực tiếp kiểm soát có biện pháp chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật.
3. Kiểm soát thường kỳ và bất thường trực tiếp tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam thuộc cấp mình và cấp dưới phải do Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc kiểm soát viên tiến hành.
Hồ sơ người bị tạm giữ, tạm giam và hồ sơ người chấp hành án phạt tù là hồ sơ cá nhân của người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù do trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam, trại giam trực tiếp xây dựng và quản lý để theo dõi việc chấp hành thủ tục, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có các loại sổ về tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù giam của cơ quan, đơn vị quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam theo dõi quản lý việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù..
Kiểm tra việc lưu giữ tài liệu, ghi chép sổ theo dõi và đối chiếu với người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành hình phạt tù.
Điều 9: Gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù.
Khi tiến hành kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, kiểm soát viên chỉ gặp và hỏi những việc về tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù để bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đúng quy định của pháp luật; chế độ được chấp hành nghiêm chỉnh, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền khác của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
Điều 10: Kết thúc cuộc kiểm soát, Viện kiểm soát phải có kết luận bằng văn bản, bản kết luận được công bố trước trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam, trại giam ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm soát.
Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam, trại giam hoặc cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc kiểm soát viên trực tiếp kiểm soát ký kết luận, kháng nghị yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ, quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật, kiến nghị những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật và phòng ngừa tội phạm có thể xảy ra, yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.
Sau khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiểm soát viên làm công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có trách nhiệm nghiên cứu, phân loại những khiếu nại, tố cáo, trực tiếp giải quyết những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đó được quy định tại Quy chế số 57 ngày 9/5/2003 của Viện kiểm soát nhân dân tối cao, kháng nghị, yêu cầu xử lý những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù, chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của họ và theo dõi kết quả giải quyết của cơ quan, đơn vị đó.
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đó có vi phạm xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam hoặc trại giam nhưng chưa có điều kiện kiểm soát và kết luận thì yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới trực tiếp quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm soát nhân dân. Văn bản yêu cầu kiểm tra phải nói rõ nội dung cần kiểm tra, nội dung yêu cầu cần tập trung có chọn lọc, tránh yêu cầu tràn lan.
1. Thông báo tình hình chấp hành pháp luật và số liệu tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân năm 2002 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Trả lời quyết định biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Xác định rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm và biện pháp loại trừ vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý vào giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Viện kiểm soát nhân dân kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Những quyết định của trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam, trại giam về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù trái pháp luật.
2. Những quyết định của Toà án trong việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trái pháp luật.
3. Những việc làm của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tam giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù trái pháp luật.
Công tác kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù áp dụng kiến nghị khi phát hiện những việc mà xác định là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc những việc mang tính phòng ngừa vỡ nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ có vi phạm pháp luật xảy ra.
TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SOÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Điều 16: Phát hiện và xử lý oan sai.
Trong quá trình kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm soát nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu oan, sai trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành hình phạt tù. Gặp hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành hình phạt tù, tiếp nhận việc khiếu nại và lấy lời khai, nghiên cứu hồ sơ giam giữ, thu thập tài liệu có liên quan lập thành hồ sơ và báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng cùng cấp.
Điều 17: Quyết định trả tự do.
Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam và người đang chấp hành hình phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Trong tạm giữ: Trường hợp Viện kiểm soát nhân dân không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp mà vẫn tạm giữ; người bị tạm giữ không có lệnh của cơ quan và người có thẩm quyền; người đó được Viện kiểm soát huỷ bỏ lệnh tạm giữ nhưng vẫn bị giữ, người bị tạm giữ đó có quyết định trả tự do; người mà Viện kiểm soát nhân dân không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, người đó hết thời hạn tạm giữ mà không có lệnh hợp pháp nào khác nhưng vẫn bị giữ.
2. Trong tạm giam: Người bị tạm giam nhưng không có lệnh đối với họ, lệnh không có phê chuẩn của Viện kiểm soát (đối với những trường hợp luật quy định phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm soát) người đó được Viện kiểm soát nhân dân quyết định không gia hạn tạm giam; người đó có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người đó có quyết định trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án; người đó được Toà án xét xử và quyết định trả tự do: không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt, hình phạt không phải là tự giam, thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đó bị tạm giam. Trường hợp bị cáo bị Toà án cấp sơ thẩm tuyên phạt tù với mức án ngắn hơn hoặc bằng thời gian đó bị tạm giam xảy ra trong thời gian chờ kháng cáo kháng nghị mà Hội đồng xét xử không ra quyết định tạm giam để bảo đảm thi hành án thì việc trả tự do cho bị cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân và Điều 255 BLTTHS 2003.
3. Trong chấp hành án phạt tù: Người đó chấp hành xong thời hạn phạt tù giam ghi trong bản án nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác; người đó có quyết định giảm hết thời hạn chấp hành hình phạt tù giam; người đó có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước; người đó có quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị bắt thi hành bản án đó hết thời hiệu theo Điều 55 BLHS.
Điều 18: Khởi tố vụ án hình sự.
1. Khi thực hiện công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp thì thu thập tài liệu, chứng cứ báo cáo Viện kiểm soát nhân dân tối cao xem xét, kiểm tra, xác minh và quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2. Khi tiến hành kiểm soát việc tuân theo pháp luật ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam phát hiện có dấu hiệu tội phạm không thuộc đối tượng quy định ở điểm 1 điều này thì yêu cầu cơ quan điều tra, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ TÌNH HÌNH, THÔNG TIN BÁO CÁO
Điều 19: Yêu cầu về công tác quản lý tình hình.
Kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phải thường xuyên quản lý được đầy đủ, kịp thời từng trường hợp đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù theo dõi về diễn biến trong việc tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù theo Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời quản lý được tình hình chấp hành pháp luật ở nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam cùng cấp và cấp dưới.
Điều 20: Nguồn thu nhận thông tin về tình hình chấp hành pháp luật.
1. Qua kiểm soát tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
2. Qua hồ sơ, tài liệu, sổ theo dõi về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù của cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.
3. Qua báo cáo của người có trách nhiệm trong quản lý, canh gác, dẫn giải của nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam.
4. Qua kiến nghị của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội.
5. Qua khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành hình phạt tù.
6. Qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phải có hệ thống hồ sơ, sổ ghi chép, tài liệu theo dõi tình hình chấp hành pháp luật ở nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam cấp mình.
1. Sổ theo dõi tình hình chấp hành pháp luật bao gồm các loại chính sau đây theo mẫu của Viện kiểm soát nhân dân tối cao:
a/ Sổ kiểm soát việc tạm giữ, sổ kiểm soát việc tạm giam, sổ kiểm soát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
b/ Sổ theo dõi chuyên đề người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trốn, chết, phạm tội mới, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam và sổ theo dõi kết quả áp dụng các biện pháp pháp luật để loại trừ vi phạm...
2. Hồ sơ tài liệu theo dõi tình hình chấp hành pháp luật bao gồm: Các tài liệu được thu thập trong quá trình kiểm soát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam; hồ sơ về người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù trốn, chết, phạm tội mới, hồ sơ giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam, tạm đình chỉ do Viện kiểm soát nhân dân tối cao hướng dẫn xây dựng. Hồ sơ kháng nghị các quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trái pháp luật. Hồ sơ có dấu hiệu phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, hồ sơ giam giữ trái pháp luật, trả tự do trái pháp luật.
Hồ sơ kiểm soát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Viện kiểm soát nhân dân tối cao hướng dẫn xây dựng; các văn bản, quyết định và các tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Các tài liệu vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và các biện pháp pháp luật mà kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đó áp dụng.
Sau khi thu thập số liệu và tình hình chấp hành pháp luật thì tiến hành ghi nhận đầy đủ vào sổ theo dõi hoặc hồ sơ. Kiểm soát viên có trách nhiệm tập hợp, phân tích những vi phạm, xác định nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm, báo cáo Viện trưởng và đề xuất áp dụng các biện pháp pháp luật nhằm loại trừ vi phạm.
Điều 23: Theo dõi kết quả việc chỉ đạo và xử lý tình hình.
Sau khi đó chỉ đạo Viện kiểm soát cấp dưới thực hiện hoặc trực tiếp cấp mình đó áp dụng biện pháp pháp luật để loại trừ vi phạm, kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có trách nhiệm theo dõi kết quả việc thực hiện của cấp dưới và kết quả sau khi đó áp dụng các biện pháp pháp luật để tổng hợp và báo cáo Viện trưởng cấp mình và cấp trên trực tiếp.
1. Viện kiểm soát nhân dân quận, huyện có trách nhiệm báo cáo tổng hợp bằng văn bản về hoạt động kiểm soát; số liệu và việc chấp hành pháp luật về tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt phạt tù ở nhà tạm giữ đến Viện trưởng và đơn vị nghiệp vụ cấp trên theo quy định của Quy chế.
2. Viện kiểm soát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tổng hợp bằng văn bản về hoạt động công tác kiểm soát, số liệu tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, phân trại giam cấp mình và cấp dưới lên Viện kiểm soát nhân dân tối cao theo quy định của Quy chế.
Điều 25: Báo cáo đột xuất (báo cáo nhanh).
Viện kiểm soát nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo tình hình đột xuất xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam: chết, trốn, phá trại, phạm tội mới, tai nạn, dịch bệnh hoặc các sự biến đột xuất nghiêm trọng khác đến Viện kiểm soát nhân dân cấp trên trực tiếp và Viện kiểm soát nhân dân tối cao để có sự chỉ đạo kịp thời. Trong báo cáo phải nêu rõ diễn biến của sự việc và ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng cấp mình đó áp dụng, dự kiến tình hình có thể sẽ phát sinh.
Viện kiểm soát nhân dân cấp dưới xin ý kiến chỉ đạo của Viện kiểm soát nhân dân cấp trên bằng văn bản về những vướng mắc thuộc phạm vi công tác kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù sau khi đó có ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng cấp mình hoặc Nghị quyết của Uỷ ban kiểm soát (nếu có) nhưng còn vướng mắc. Trong thỉnh thị phải thể hiện rõ quan điểm của cấp mình về vấn đề cần thỉnh thị.
Căn cứ vào phạm vi công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù của cấp mình và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.
1. Công tác kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Viện trưởng, sự chỉ đạo của đơn vị nghiệp vụ cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao. Khi không thống nhất ở điểm nào về chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên thì báo cáo rõ lý do bằng văn bản với Viện trưởng trực tiếp và Viện trưởng cấp trên, ý kiến của Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân tối cao là ý kiến cuối cùng.
2. Vụ kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù có nhiệm vụ tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm soát nhân dân địa phương về nghiệp vụ kiểm soát tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Tổng hợp vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù để Viện trưởng kháng nghị. Kiểm soát trực tiếp các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an trực tiếp quản lý.
3. Giúp Viện trưởng tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác kiểm soát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù trong toàn quốc.
Viện kiểm soát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm soát trại tạm giam, trại giam thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Công an đóng tại địa phương trong các công tác sau:
1. Kiểm soát việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam của giám thị trại tạm giam, trại giam; kiểm soát việc xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giam của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật. Khi nhận được hồ sơ do Bộ Công an chuyển đến, kiểm soát viên trực tiếp đến trại tạm giam, trại giam do Bộ Công an quản lý đóng tại địa phương yêu cầu giám thị cung cấp hồ sơ phạm nhân do giám thị đề nghị trong đợt đó để kiểm tra, xem xét những vấn đề có liên quan đến việc xét giảm, làm văn bản đề xuất ý kiến và chuyển hồ sơ đến Toà án nhân dân.
2. Kiểm soát hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của giám thị trại giam, trại tạm giam của Bộ Công an đóng tại địa phương gửi đến trong các trường hợp quy định tại điểm a,b khoản 1 điều 61 Bộ luật Hình sự: Khi nhận được hồ sơ, kiểm soát viên có trách nhiệm đến trại thẩm định các trường hợp giám thị đề nghị, làm văn bản đề nghị Toà án xét quyết định cho tạm đình chỉ, sau khi có quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù của Toà án thì chuyển cho kiểm soát thi hành án một bản và Viện kiểm soát nhân dân tối cao (Vụ 4) một bản. Báo cáo các trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trái pháp luật.
3. Phối hợp với kiểm soát điều tra kiểm soát việc khám nghiệm khi có người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù trốn, chết, tai nạn lao động, phạm tội mới hoặc có sự biến nghiêm trọng khác xảy ra, xác định rõ nguyên nhân, điều kiến dẫn đến sự việc.
4. Báo cáo kết quả kịp thời, đầy đủ sau mỗi lần kiểm soát theo quy định tại khoản 1, 2& 3 điều này lên Viện kiểm soát nhân dân tối cao.
Điều 30: Quan hệ với các đơn vị trong ngành Kiểm soát.
Đây là mối quan hệ nội bộ trong ngành Kiểm soát theo nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị do Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao giao nhằm phối hợp chặt chẽ, thông tin cho nhau thường xuyên, đầy đủ kịp thời những vi phạm, tội phạm và những biện pháp pháp luật đó áp dụng có liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù để phòng ngừa và loại trừ vi phạm.
1. Kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phải thông báo kịp thời, đầy đủ cho cơ quan điều tra, kiểm soát điều tra, kiểm soát thi hành án, kiểm soát xét xử hình sự, kiểm soát xét khiếu tố, thống kê tội phạm, những vi phạm, tội phạm xảy ra tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, những quyết định, phê chuẩn của Viện kiểm soát hết thời hạn thi hành, quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, những dấu hiệu của việc oan, sai, những phát hiện trong việc thông cung, bức cung, những đơn khiếu nại, tố cáo về việc bắt, giam, giữ, oan, sai hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của người bị giam giữ và chấp hành án phạt tù.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát điều tra, xét xử, thi hành án, xét khiếu tố, điều tra, thống kê tội phạm phát hiện thấy có những vi phạm trong công tác tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phải thông báo ngay cho kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù: những thông tin về việc không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp. Từ chối phê chuẩn tạm giam, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, huỷ bỏ tạm giữ, tạm giam, quyết định đình chỉ trả tự do, những đơn thư khiếu nại có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án, các quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để kiểm soát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đảm bảo các lệnh, quyết định của Viện kiểm soát được thi hành đúng pháp luật.
Thường xuyên trao đổi, cung cấp cho nhau những thông tin, những hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù. Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn chỉ đạo cấp dưới về nghiệp vụ nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời những vi phạm và khắc phục những vi phạm, tội phạm xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm, đảm bảo cho pháp luật về tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1. Thường xuyên thông báo cho nhau những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về thủ tục, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
2. Theo định kỳ từng thời gian, cơ quan quản lý, giám thị trại giam, trại tạm giam và trưởng nhà tạm giữ có trách nhiệm thông báo với Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp.
- Tình hình tăng, giảm về số lượng những người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù, việc chấp hành pháp luật ở nhà tạm giữ cấp quận, huyện và tương đương mỗi tuần 1 lần; trại tạm giam mỗi tháng 1 lần và trại giam 3 tháng 1 lần.
- Khi xảy ra những vụ việc đột xuất ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam như: trốn, chết, có dịch bệnh phát sinh, phá nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam v.v... những khó khăn, trở ngại đặc biệt trong việc thực hiện các chế độ tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù; thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù đó hết v.v... thì giám thị trại tạm giam, trại giam và trưởng nhà tạm giữ phải thông báo ngay tới Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp. Viện kiểm soát nhận được thông báo phải cử kiểm soát viên đến xem xét và bàn bạc với cơ quan Công an để có biện pháp giải quyết kịp thời.
2. Trong quá trình thực hiện có gỡ vướng mắc thì báo cáo về Viện kiểm soát nhân dân tối cao.
- 1 Quyết định 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Quyết định 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1 Quyết định 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Sắc luật 02/SL năm 1976 quy định việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật do Hội đồng Chánh phủ ban hành