Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1695/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;
Căn cứ Chương trình Hành động số 06-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1599/TTr-SYT ngày 30 tháng 3 năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011 và Tờ trình số 1621/TTr-SYT ngày 31 tháng 3 năm 2011 về chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và Tết Nhâm thìn năm 2012 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thành phố, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng CV, TCTMDV (7b).
- Lưu: VT (TM/L).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt có tính kinh tế, kỹ thuật và xã hội cao, là phương tiện không thể thiếu trong việc chẩn đoán, dự phòng và điều trị nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân.

Chất lượng và giá thuốc được sự quan tâm của cả xã hội. Trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để quản lý giá thuốc và đã đạt được những kết quả bước đầu khá tốt. Các sản phẩm thuốc đa dạng, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu với chất lượng và giá cả phù hợp, được phân phối thông qua hệ thống bán buôn, bán lẻ đang trong quá trình áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt, đã đảm bảo được nhu cầu của người dân thành phố. Thị trường dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua khá ổn định.

Tuy nhiên, do những biến động liên tục của thị trường tiền tệ, tín dụng; cộng với diễn biến phức tạp của giá cả nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất thuốc tại Việt Nam và trên thị trường thế giới, giá thuốc sẽ biến động như các loại hàng hóa thiết yếu khác, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dùng thuốc của người dân thành phố.

Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu của một số mặt hàng thuốc thiết yếu, ổn định đời sống của người dân trên địa bàn thành phố năm 2011; góp phần đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2011 và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011” như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện an sinh xã hội.

- Thuốc trong Chương trình là thuốc sản xuất trong nước tại các nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng. Lượng thuốc trong Chương trình có khả năng cân đối cung cầu cho người dân thành phố, kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động; nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao.

- Giá bán của các nhóm thuốc trong chương trình bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất là 10%.

- Phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, các điểm bán hàng bình ổn tại các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc chuỗi doanh nghiệp và nhà thuốc tư nhân trên địa bàn dân cư.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Các nhóm thuốc thiết yếu trong chương trình bình ổn năm 2011:

Thuốc thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố gồm 10 nhóm thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều (bao gồm các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc nhỏ mắt)[[1]].

Số lượng thuốc tham gia bình ổn thị trường chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân thành phố sử dụng trong năm.

(Đình kèm phụ lục Danh mục thuốc bình ổn giá gồm 10 nhóm thuốc với 40 hoạt chất).

2. Đối tượng tham gia chương trình:

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở tại thành phố hoặc các tỉnh - thành khác trong cả nước, ưu tiên cho những công ty có năng lực trong sản xuất, đáp ứng được số lượng thuốc lớn và đã đạt chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc” GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.

- Các nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn thành phố đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.

3. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình:

3.1. Điều kiện tham gia:

- Có chức năng sản xuất kinh doanh dược phẩm, đạt chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP, “Thực hành tốt Nhà thuốc” - GPP và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thuốc; có thuốc cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, xuyên suốt.

- Có phương án sản xuất - kinh doanh bình ổn thị trường và tình hình tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...) đủ khả năng để tạo nguồn hàng phục vụ bình ổn.

- Có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển đảm bảo đủ khả năng phục vụ cho việc phân phối thuốc theo yêu cầu của Chương trình.

- Có mạng lưới phân phối rộng khắp trên địa bàn thành phố, thực hiện đăng ký danh sách các điểm bán hàng bình ổn và có kế hoạch phát triển hệ thống phân phối phục vụ người dân trên địa bàn thành phố trong năm thực hiện chương trình.

- Cam kết hàng hóa tham gia trong Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng thuốc.

- Cam kết về giá bán các thuốc bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất 10% và được sự chấp thuận của Sở Y tế.

3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ:

a) Quyền lợi:

- Được Ủy ban nhân dân thành phố cho vay không tính lãi vay, không thế chấp tài sản trong thời gian 12 tháng kể từ ngày giải ngân của từng đợt giải ngân.

- Được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm và các điểm bán của đơn vị tham gia trong chương trình.

b) Nghĩa vụ:

- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng phương án đã đăng ký, đảm bảo thuốc tham gia chương trình đạt chất lượng.

- Chấp hành điều động cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Y tế, khi có xảy ra biến động. Trường hợp doanh nghiệp không cung ứng đủ lượng hàng hóa được giao bình ổn, doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ phần vốn đã được giao bình ổn. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo Quyết định thu hồi vốn của Ủy ban nhân dân thành phố, doanh nghiệp phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định thu hồi.

- Chủ động liên kết, hợp tác hoặc tự đầu tư xây dựng mới điểm bán lẻ thuốc để phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn của doanh nghiệp trên địa bàn.

- Treo băng-rôn, bảng hiệu tham gia chương trình bình ổn tại điểm bán; bố trí thuốc bình ổn ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt và phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại thuốc và bán đúng giá bình ổn.

- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của chương trình bình ổn theo kế hoạch này; sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ vay đúng hạn. Trường hợp, không trả vốn vay đúng hạn, đơn vị không được tham gia các chương trình bình ổn trong 2 năm tiếp theo và phải trả lãi vay quá hạn theo quy định.

4. Cơ chế thực hiện chương trình:

- Thời gian thực hiện bình ổn năm 2011: từ 01/4/2011 đến 31/3/2012.

- Mức vốn thực hiện bình ổn năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012: 9 tỷ đồng.

- Thời hạn giải ngân vốn vay chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xét chọn. Sau thời hạn này, trường hợp có đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân hết phần vốn được giao, Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố điều chuyển phần vốn này sang các đơn vị khác.

- Mức giao vốn thực hiện bình ổn không vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp.

- Các đơn vị tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức bán thuốc tham gia bình ổn theo giá đã đăng ký đối với toàn bộ lượng thuốc của đơn vị cung ứng ra thị trường trong suốt thời gian tham gia Chương trình.

- Giá thuốc bình ổn phải niêm yết công khai và thống nhất ở tất cả các điểm tham gia bán thuốc bình ổn giá.

- Giá thuốc bán thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất 10% và được đăng ký với Sở Y tế và Sở Tài chính. Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu, các chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn như sau:

+ Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% so với thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn, các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán. Khi điều chỉnh tăng giá bán bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán bình ổn và được Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.

+ Trường hợp thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên, các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Đơn vị thực hiện bình ổn chủ động điều chỉnh giảm giá bán khi thị trường giảm và gửi thông báo về Sở Y tế, Sở Tài chính.

- Ủy ban nhân dân thành phố khuyến khích, mời gọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có năng lực, kinh nghiệm, có nhu cầu tham gia chương trình bình ổn mà không nhận vốn, chủ động tạo nguồn hàng, xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tham gia bình ổn,… góp phần cùng chính quyền thành phố chăm lo cho đời sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh xét chọn các đơn vị tham gia chương trình, thẩm định giá đăng ký bình ổn, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị bình ổn, chủ động yêu cầu các đơn vị bình ổn đăng ký điều chỉnh lại giá khi thị trường có biến động lớn.

- Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu cần bình ổn giá, xác định tiêu chí lựa chọn và lập danh sách các đơn vị tham gia bình ổn giá thuốc.

- Xác định lượng hàng giao bình ổn và kiểm tra lượng hàng bán ra của các đơn vị theo chỉ tiêu kế hoạch đã giao. Phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp không cung ứng cho thị trường đủ lượng hàng bình ổn đã được giao.

- Tổng hợp, cung cấp danh sách mạng lưới bán lẻ của các đơn vị tham gia bình ổn cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan thông tin truyền thông để công bố rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về Chương trình bình ổn và cung cầu dược phẩm thiết yếu cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Phối hợp các Sở ngành chức năng thanh kiểm tra giá thuốc, đặc biệt giá các thuốc tham gia bình ổn và xử lý vi phạm.

- Theo dõi, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng cho các cá nhân, tập thể tham gia chương trình bình ổn.

- Kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn vướng mắc, tổng hợp báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

- Lập tổ công tác để xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện chương trình.

2. Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Y tế thực hiện mục I, phần III Kế hoạch này.

3. Sở Tài chính:

- Thực hiện thủ tục tạm ứng vốn ngân sách ủy thác cho Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh để cho các đơn vị vay không lãi.

- Phối hợp với Sở Y tế thẩm định giá đăng ký bình ổn, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị bình ổn.

4. Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh:

- Hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ vay, ký kết hợp đồng cho vay, giải ngân vốn vay cho các đơn vị tham gia chương trình. Trong hợp đồng phải có điều khoản quy định rõ phí ủy thác, mức lãi suất nợ quá hạn đối với các trường hợp trả nợ vay không đúng hạn; kế hoạch nhận vốn vay và trả nợ vay, thủ tục để giải ngân theo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng của công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh.

- Kiểm tra tiến độ giải ngân vốn, sử dụng vốn và thu hồi vốn theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng đã ký với các đơn vị.

- Đối với mặt hàng thuốc, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giải ngân căn cứ chứng từ tổng hợp là Bảng kê chứng từ mua hàng. Đơn vị vay vốn bình ổn chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và không sử dụng chứng từ gốc để vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố biện pháp giải quyết đối với các đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc không thực hiện trả nợ vay đúng hạn.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về chương trình bình ổn thị trường đến mọi tầng lớp nhân dân thành phố.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan truyền thông, báo - đài và cơ quan chức năng khác để đưa tin, phát sóng về các nội dung liên quan đến Chương trình.

6. Công an thành phố:

Chủ trì chỉ đạo các phòng chức năng và công an quận, huyện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, điều tra và xử lý đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân.

7. Chi cục Quản lý thị trường:

- Phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, …

- Phối hợp với các sở ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá.

8. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các điểm bán bình ổn của các doanh nghiệp tham gia chương trình để người dân trên địa bàn biết và mua thuốc khi có nhu cầu.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bán hàng bình ổn của các đơn vị.

- Tăng cường công tác quản lý giá, kiểm tra kiểm soát việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết trên địa bàn quận, huyện; chủ động thông tin, báo cáo về Sở Y tế, Sở Tài chính các trường hợp biến động giá trên địa bàn (nếu có).

- Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; thông tin, phối hợp kịp thời với Sở Y tế khi xảy ra biến động thị trường bất thường (nếu có).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát giá, quản lý giá, bình ổn thị trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền, nhất là đối với các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trong Chương trình bình ổn.

- Tổng hợp báo cáo tình hình thị trường, cung cầu, giá cả các hàng hóa thiết yếu trên địa bàn gửi về Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Y tế, Sở Tài chính theo quy định.

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH THÔNG TIN, BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

1. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện bình ổn:

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chi cục quản lý thị trường, … báo cáo tình hình giá cả thị trường theo địa bàn quản lý.

- Các đơn vị tham gia chương trình báo cáo tình hình thực hiện bình ổn, kinh doanh các mặt hàng thuốc trong chương trình.

- Thời gian báo cáo: trước 15 giờ, thứ năm hàng tuần.

- Báo cáo gửi về:

+ Sở Y tế, số 59 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.

+ Sở Tài chính, số 142 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.

2. Báo cáo tổng hợp:

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chi cục quản lý thị trường … và các đơn vị tham gia bình ổn tiến hành đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình giá cả thị trường và chương trình bình ổn gửi Sở Y tế và Sở Tài chính trước ngày 15 hàng tháng.

- Sở Y tế báo cáo tổng hợp Chương trình bình ổn, tình hình kinh doanh các thuốc bình ổn của các đơn vị được giao nhiệm vụ gửi Ủy ban nhân dân thành phố vào các ngày 18 hàng tháng.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2011 VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1695/QĐ-UBND  ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Mặt hàng

ĐVT

Nhu cầu 12 tháng

Giá đăng ký bán lẻ tại Nhà thuốc

Ghi chú

A

B

C

D

E

F

1

THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, KHÁNG VIÊM

 

 

 

 

 

Diclofenac 50mg (Volgesic 50 - Euvipharm)

viên

15,000,000

210

 

 

Meloxicam 7.5mg (Meloxicam 7.5mg - Domesco)

viên

3,000,000

987

 

 

Paracetamol 500mg (Paracetamol 500mg - F.T. Pharma)

viên

40,000,000

216

 

 

Paracetamol 500mg (Dopagan 500mg - Domesco)

viên

231

 

2

THUỐC TRỊ HO

 

 

 

 

 

Acetyl cystein 200mg (N-Acetylcystein 200mg - F.T. Pharma)

viên

12,900,000

648

 

 

Acetyl cystein 200mg (Euxamus - Euvipharm)

viên

420

 

 

Terpin codein (Terdein F - Domesco)

viên

4,500,000

378

 

3

THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG

 

 

 

 

 

Cetirizin 10mg (Citiizin 10mg - Domesco)

viên

1,800,000

231

 

4

THUỐC NHỎ MẮT

 

 

 

 

 

Cloramphenicol 0.4% coll (Clornicol - Euvipharm)

chai

6,300,000

2,300

 

 

Natri clorid 0.9% coll (Efticol 0,9% - F.T Pharma)

chai

10,000,000

2,175

 

 

Ciprofloxacin 0.3% coll (Euprocin 0,3% - Euvipharm)

chai

150,000

5,070

 

5

THUỐC TRỊ ĐAU DẠ DÀY

 

 

 

 

 

Aluminum phosphat 20% gel

gói

2,300,000

 

 

 

Famotidin 40mg (Famotidin 40mg - F.T. Pharma)

viên

96,000

378

 

 

Omeprazol 20mg (Omeprazol 20mg - Domesco)

viên

2,400,000

798

 

 

Omeprazol 20mg (Glomezol - Glomed)

viên

800

 

 

Ranitidin 300mg (Ranitidin 300mg - Domesco)

viên

2,100,000

630

 

 

Ranitidin 300mg (Ranitidin 300mg - Glomed)

viên

590

 

6

THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY

 

 

 

 

 

Loperamid 2mg (Loperamid 2mg - Domesco)

viên

6,300,000

231

 

7

THUỐC TIM MẠCH

 

 

 

 

 

Amlodipin 5mg (Amloefti 5mg - F.T.Pharma)

viên

4,000,000

540

 

 

Amlodipin 5mg (Adipin - Euvipharm)

viên

517

 

 

Atorvasratin 10mg (Glovitor 10 - Glomed)

viên

1,260,000

2,500

 

 

Captopril 25mg (Captopril 25mg - Domesco)

viên

750,000

315

 

 

Clopidogrel 75mg (Lodovax - Glomed)

viên

18,000

7,900

 

 

Enalapril 10mg (Enalapril 10mg - Glomed)

viên

180,000

850

 

 

Fenofibrat 200mg (Fenofibrat 200mg - Domesco)

viên

210,000

1,512

 

 

Losartan 25mg (Losartan 25mg - Domesco)

viên

12,000

2,100

 

 

Nifedipin 10mg (Panlase - Glomed)

viên

1,800,000

450

 

 

Rosuvastatin 10mg (Dorosur 10mg - Domesco)

viên

270,000

6,594

 

 

Simvastatin 10mg (Simvastatin 10mg - Glomed)

viên

120,000

2,250

 

8

THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

 

 

 

 

 

Gliclazid 80mg (Gliclazid 80mg - Domesco)

viên

2,100,000

672

 

 

Metformin 850mg (Glucofine 850mg - Domesco)

viên

600,000

1,050

 

 

Metformin 850mg (Metinim - Domesco)

viên

1,000

 

9

THUỐC KHÁNG SINH - SULFAMID

 

 

 

 

 

Amox 500mg + Clavulanid 125mg (Ofmantin 625mg - Domesco)

viên

1,800,000

6,195

 

 

Amoxycilin 500mg (Amoxycillin 500mg - Domesco)

viên

3,000,000

777

 

 

Cefaclor 250 mg (Cefaclor 250mg - Domesco)

viên

4,000,000

2,667

 

 

Cefadroxil 500mg (Cefadroxil 500mg - Domesco)

viên

2,550,000

1,470

 

 

Cefixim 100mg (Euvixim - Euvipharm)

viên

1,500,000

2,205

 

 

Cefuroxim 500mg (Cefuroxim 500mg - Glomed)

viên

450,000

8,400

 

 

Cephalexin 500mg (Cefalexin 500mg - Domesco)

viên

4,000,000

1,008

 

 

Ciprofloxacin 500mg (Dorociplo 500mg - Domesco)

viên

3,300,000

840

 

 

Clarithromcycin 500mg (Clarithromycin 500mg - Domesco)

viên

600,000

4,998

 

 

Metronidazol 250mg (Metronidazol 250mg - F.T.Pharma)

viên

3,900,000

250

 

 

Spiramycin 3MUI (Doropycin 3MUI - Domesco)

viên

3,000,000

3,570

 

 

Sulfamethoxazol 400mg + Trimethoprim 80mg (Dotrim 480mg - Domesco)

viên

1,350,000

630

 

10

THUỐC KHÁNG VIÊM CORTICOID

 

 

 

 

 

Dexamethason 0.5mg (Dexon 0.5mg - F.T.Pharma)

viên

20,000,000

60

 

 

Prednisolon 5mg (Prednisolon 5mg - Domesco)

viên

24,000,000

252

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 



[[1]] Danh mục thuốc bình ổn được xây dựng căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ V và nhu cầu thuốc thiết yếu của người dân thành phố.