CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 1695/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 08 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định việc thực hiện, công bố, công khai thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố công khai thủ tục hành chính này tại trụ sở cơ quan và trên Trang Thông tin điện tử của đơn vị. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Thủ tục Cấp và cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấỵ chứng nhận ATTP tại Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của Chi cục Quản lý chất lượng (QLCL) Nông lâm sản và thủy sản;
Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục QLCL Nông lâm sản và thủy sản phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bàng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ. Nếu hồ sơ đầy đủ, chuyển qua bước 3;
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày kiểm tra đủ hồ sơ, Chi cục QLCL nông lâm sản và TS thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị thực hiện.
Trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra phân loại, Chi cục phải thành lập đoàn kiểm tra để đi kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 4: Chi cục QLCL Nông lâm sản và thủy sản cấp giấy chứng nhận cho cơ sở nếu đạt yêu cầu.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục QLCL Nông lâm sản và thủy sản
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu tại Phụ lục 1);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 2);
4. Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
5. Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
6. Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 18 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
- Lệ phí:
1. Lệ phí cấp giấy chứng nhận:
- Đối với thủy sản: 40.000 đ/lần.
- Đối với nông sản: 50.000 đ/lần.
2. Phí kiểm tra cơ sở về điều kiện đảm ATTP nông sản và thủy sản:
- Cơ sở có sản lượng <20 tấn: 200.000 đ/lần.
- Cơ sở có sản lượng 20-100 tấn: 300.000 đ/lần.
- Cơ sở có sản lượng 100-500 tấn: 400.000 đ/lần.
- Cơ sở có sản lượng 500 -1000 tấn: 500.000 đ/lần.
- Cơ sở có sản lượng 1000 tấn trở lên: 700.000đ/lần
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
1. Đơn xin đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
1. Cơ sở phải đạt loại A, B đối với nhóm ngành hàng được kiểm tra.
2. Có hồ sơ quản lý chất lượng: ghi chép, theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP và truy xuất nguồn gốc.
3. Có giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan cấp tỉnh hoặc phòng đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
2. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
3. Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản;
4. Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011;
5. Quyết định số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản;
6. Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
….., ngày .. tháng .. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:...............................................................................
.......................................................................................................................................
2. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:..........................................................................
.......................................................................................................................................
3. Điện thoại………………………………Fax……………………..Email.........................
4. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập:...............................................
5. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:....................................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm: | Đại diện cơ sở |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
….., ngày .. tháng .. năm ….. |
BẢN THUYẾT MINH
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ BẢO ĐẢM KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
I - THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ……………………………………………………………
2. Địa chỉ:………………………………………………………………………………………….
3. Điện thoại: ……………………Fax:……………………Email:………………………………
4. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước □ | DN 100% vốn nước ngoài □ |
DN liên doanh với nước ngoài □ | DN cổ phần □ |
DN tư nhân □ | Khác □ …………. (ghi rõ loại hình) |
5. Năm bắt đầu hoạt động:..............................................................................................
6. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh:...........................................
7. Công suất thiết kế:.......................................................................................................
8. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây):....................................
9. Thị trường tiêu thụ chính:.............................................................................................
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT | Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh | Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh | Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì | |
|
| Tên nguyên liệu/ sản phẩm | Nguồn gốc/xuất xứ | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh…………….m2 , trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : ……………. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ……………. m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ……………. m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ……………. m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác: ……………. m2
Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng □ | Nước giếng khoan □ |
Hệ thống xử lý:Có □ | Không □ |
Phương pháp xử lý:……………………………………………………………..
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất □ Mua ngoài □
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá:………………………………………
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Người sản xuất, kinh doanh :
Tổng số:…………….người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: ………….người.
+ Lao động gián tiếp: ………….người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ………….người; trong đó ………….của cơ sở và ………….đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa chất | Thành phần chính | Nước sản xuất | Mục đích sử dụng | Nồng độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,....)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở □ Các chi tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………….………….…
...................................................................................................................................
- Thuê ngoài □ Tên những PKN gửi phân tích: ………….………….………….
...................................................................................................................................
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
- 1 Quyết định 2517/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- 2 Quyết định 2541/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 3 Quyết định 2326/QĐ-UBND năm 2014 công bố Bộ thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 1434/QĐ-UBND năm 2011 về Quy định việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 2326/QĐ-UBND năm 2014 công bố Bộ thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 2 Quyết định 2541/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 3 Quyết định 2517/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk